url
stringlengths
58
146
url_md5
stringlengths
32
32
title
stringlengths
19
111
title_md5
stringlengths
32
32
category
stringclasses
49 values
sub_category
stringclasses
1 value
description
stringlengths
41
475
description_md5
stringlengths
32
32
content
stringlengths
488
25.5k
content_md5
stringlengths
32
32
date
stringclasses
163 values
date_md5
stringclasses
163 values
time
stringlengths
5
5
time_md5
stringlengths
32
32
date_created
stringclasses
8 values
https://vietnamfinance.vn/bao-yagi-la-loi-canh-tinh-cho-quy-hoach-do-thi-ven-song-hong-d116037.html
802a5cd9f3cff3ace15ebc5620c8093f
'Bão Yagi là lời cảnh tỉnh cho quy hoạch đô thị ven sông Hồng'
b0f11023d7a04079db35b5dc5c892171
Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, bão số 3 (bão Yagi) chính là một lời cảnh tỉnh cho quy hoạch đô thị ven sông Hồng. Ông nói: "Cần phải xây dựng một chiến lược phát triển bền vững và ứng phó với thiên tai thay vì chỉ tập trung khai thác mà không có các biện pháp bảo vệ thích hợp".
59c628efa5a0fea0f424dc48aa19cff6
Sau cơn bão số 3 (Yagi), vấn đề quy hoạch đô thị ven sông Hồng lại được "xới" lại, đòi hỏi sự nghiên cứu và xem xét cẩn trọng hơn. Bởi thực tế cho thấy dù đã có hệ thống thủy điện tương đối tốt ở thượng nguồn, sông Hồng vẫn đối mặt với những rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu, đặc biệt là ngập lụt. Những ảnh hưởng từ cơn bão vừa qua đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về tính bền vững của quy hoạch tại khu vực này. Trao đổi với VietnamFinance, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, cho biết trong các nghiên cứu trước đây, các khu vực ven sông và bãi giữa sông Hồng được đánh giá là những địa điểm quan trọng để phát triển đô thị, tạo ra sự hài hòa giữa tự nhiên và con người. "Tuy nhiên, thực tiễn từ bão số 3 - bão Yagi cho thấy cần có sự điều chỉnh và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hơn để đảm bảo an toàn cho người dân", ông Nghiêm nhấn mạnh. Theo ông Đào Ngọc Nghiêm, Hà Lan là nơi có kinh nghiệm sống chung với mực nước dâng, đã được tham khảo, nhưng tại Hà Nội, việc ứng dụng những giải pháp này vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. "Qua số liệu thu thập từ cơn bão, rõ ràng chúng ta cần thúc đẩy nghiên cứu các giải pháp khoa học mới, như xây dựng hạ tầng chống ngập, phát triển nhà nổi và sử dụng vật liệu bền vững cho các khu dân cư ven sông", ông nói. Nêu việc quy hoạch phân khu sông Hồng hiện chỉ giới hạn ở khoảng 40km qua trung tâm Hà Nội nhưng dân số dự kiến tăng từ 210.000 lên 300.000 người vào năm 2030, ông Nghiêm cho rằng việc này đòi hỏi cần có những quy hoạch chi tiết hơn, nhằm tránh tái diễn những rủi ro đã thấy trong đợt bão vừa qua. Ông Nghiêm nhấn mạnh việc nước sông dâng cao trong chu kỳ biến đổi khí hậu càng khẳng định tính cấp bách của việc nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ mới để phát triển bền vững khu vực ven sông. Cũng theo ông Nghiêm, cơn bão số 3 chính là một lời cảnh tỉnh cho quy hoạch đô thị ven sông Hồng, nhắc nhở rằng cần phải xây dựng một chiến lược phát triển bền vững và ứng phó với thiên tai, thay vì chỉ tập trung khai thác mà không có các biện pháp bảo vệ thích hợp. "Các nghiên cứu trước đây về vấn đề này đã có nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa ứng dụng đầy đủ. Đây chính là thời điểm để tái khởi động và rà soát lại các kế hoạch nhằm bảo đảm an toàn và bền vững cho tương lai", ông Nghiêm cho hay. Theo quy hoạch được nghiên cứu, phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40km, trải dài từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở và chạy qua địa phận của 13 quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín và Thanh Trì. Phân khu quy hoạch có diện tích khoảng 11.000ha, trong đó, sông Hồng chiếm 3.600ha (33%), đất bãi sông trên 5.400ha (50%), phần diện tích còn lại là khu vực đã xây dựng gồm các khu làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như xã Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt; các khu phố ngoài đê như Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá... Ngoài ra, còn có đất các công trình hạ tầng xã hội (công cộng, trường học), các công trình hạ tầng kỹ thuật, đất an ninh quốc phòng, công nghiệp (kho bãi, bến cảng).
691bf63f23a70295593f4d5a60a1c57a
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
12:24
b0f22bab601880e0a15306fc30920a69
20240916
https://vietnamfinance.vn/chuyen-gia-huy-nguyen-can-mot-cuon-sach-luu-nhung-bai-hoc-tu-yagi-d116057.html
27917c106a3b86afdbee7cc92866220b
Chuyên gia Huy Nguyễn: Cần một cuốn sách lưu những bài học từ Yagi
52bfd0242415228d9dea884b1995071a
Chuyên gia thời tiết Huy Nguyễn nói nhìn lại cuộc chiến hai tuần với bão Yagi, cần viết một cuốn sách để rút ra những bài học cho tương lai.
0a4d89c7390e81dc0ea46f5b79b13495
Là chuyên gia hàng đầu về dự báo thời tiết độc lập, tiến sỹ Nguyễn Ngọc Huy, thường được cộng đồng biết đến với tên gọi Huy Nguyễn, là một trong những người có lượng theo dõi lớn trên mạng xã hội Facebook, khoảng hơn 650 ngàn người. Nhờ uy tín được tạo dựng sau nhiều năm dự báo, phân tích thời tiết, khí hậu, các post của ông đều nhận được tương tác rất lớn từ cộng đồng. Chính vì vậy, từ khi Yagi mới chỉ là một vùng áp thấp ngoài khơi Philippin, rất nhiều người đã dành sự quan tâm, theo dõi đặc biệt đối với “bản tin Huy Nguyễn”. Ông kể: “Nửa đêm rạng sáng ngày 7/9, vào khoảng 2 giờ tôi bắt đầu cập nhật các dữ liệu, phân tích và so sánh các mô hình dự báo để viết bản tin cập nhật trên facebook, dự kiến sẽ đăng nhanh lúc 3h sáng. Nhưng rồi tôi ngồi đờ người ra, tay run và mất tới 45 phút viết được bản tin chỉ khoảng 100 chữ. Lúc đó tâm bão số 3 vẫn còn ở giữa vịnh Bắc Bộ và được dự báo gió mạnh từ sáng sớm ngày 7/9”. Từ thời điểm đó, ông đã hình dung ra một kịch bản xấu, về một sự tàn phá hạ tầng với sức gió bão mạnh cuối CAT3 tiệm cận bão CAT4. Vì đã theo dõi hầu hết các cơn bão lớn từ CAT2 đến CAT5 ở tất cả mọi nơi trên thế giới, qua đó tìm hiểu các yếu tố tác động đến đường đi và sức mạnh của các siêu bão và cả mức độ thiệt hại, nên ông bắt đầu thấy sợ Yagi. Trước đó, hầu hết các bão mạnh CAT4 và CAT5 đều phá hủy hạ tầng tan nát. Từ bến cảng, nhà máy, mái tôn, mái ngói, cửa kính nhà thấp tầng hay cao tầng đều bị bão đánh tơi tả. Hạ tầng mạnh như nước Mỹ cũng bị bão đánh cho toang hoang. Do đó, khi Yagi vào Việt Nam, Hải Phòng và Quảng Ninh là nơi tâm bão đi qua và cũng là nơi tâm bão ở lại lâu nhất. Với một cơn bão mạnh cấp cuồng phong mà tâm bão ở lại tới 5-6 tiếng mới rời đi thì khó tránh khỏi hạ tầng bị tàn phá. Ghi nhận của cơ quan chức năng cho thấy thời điểm bão vào, khu vực Bãi Cháy – Hạ Long gió giật tới cấp 17 và việc các công trình tại đây bị hư hại, cao ốc vỡ kính, tàu thuyền bị lật là bình thường. Sau bão, những hình ảnh về thiệt hại được công bố một cách từ từ bởi những người ở Quảng Ninh và Hải Phòng bị mất điện, mất sóng viễn thông không thể chia sẻ ngay. Những con số thống kê thiệt hại về người bước đầu được công bố. “Nếu so sánh thiệt hại về người đối với các bão CaT4 và Cat5 ở các quốc gia khác thì chúng ta đã làm được một điều thần kỳ. Thương vong do bão gây ra ở mức thấp hơn nhiều so với sức mạnh của nó”, ông nói. Chuyên gia Huy Nguyễn cũng nhận định, lệnh sơ tán triệt để là một trong những thành công trong việc bảo vệ con người ở vùng tâm bão. Và cũng may mắn, hạ tầng của Quảng Ninh và Hải Phòng đủ mạnh để chuẩn bị đón bão tốt nhất. “Mái tôn bay thì lợp lại, cột điện gãy thì dựng lại, cây đổ thì trồng lại, kính bay thì lắp lại... nhưng người không còn thì không làm gì được nữa… Hôm nay tôi mới có thời gian xem lại con số thiệt hại về người và các hình ảnh ở một khu vực của Lào Cai. Cả con số và hình ảnh đều mô tả sự tàn khốc của đợt thiên tai này”, ông cho biết. Khi livestream dự báo bão số 3, ông Huy Nguyễn đã luôn đề cập đến việc bão số 3 sẽ mang theo hoàn lưu của nó như một quả bom nước. Khi đó, ông cũng chỉ cảnh báo “sơ sơ” là nó sẽ gây mưa lớn khoảng 500mm trong vòng 48 giờ ở khu vực Hà Nội và miền núi, trung du phía Bắc. Bản tin cuối về cơn bão của ông vào khoảng 23 giờ đêm ngày 7/9 khi bão sắp suy yếu thành vùng áp thấp. Khi đó đĩa mây khá mỏng, chủ yếu là gió khan nên ông nghĩ có khi nào mình đã dự báo quá lượng mưa hay không? Nhưng vì khá mệt nên ông đi ngủ và sáng hôm sau dậy thấy đĩa mây khá dày và mây đối lưu phát triển mạnh. Thực tế là trong vòng 2 ngày 8 và 9/9, tổng lượng mưa ở vùng núi và trung du phía Bắc lên đến 350mm - 400mm, nhiều trạm đo ở hầu hết các tỉnh thành cao hơn 500mm đến 600mm. Đối với miền Trung lượng mưa như vậy trong 48 giờ là chưa lụt. Nhưng với địa hình đồi núi dốc phía Bắc thì đó sẽ là thảm hoạ. Ông cho biết đã rất căng thẳng trong suốt 2 ngày theo dõi lượng mưa và mực nước sông hồ, và vì thế có thể hình dung ra áp lực của những người vận hành trực tiếp hệ thống liên hồ chứa. “Thật may mắn, ngay cả khi mực nước về hồ Thác Bà đầy nhưng mực nước tại Long Biên không vượt báo động 3 và đó “là một điều thần kỳ”, ông nói. Hiện nay, lũ trên thượng nguồn đã giảm nhưng lũ về sông Hoàng Long và Thái Bình lại tăng. Theo chuyên gia này, việc đưa lũ về vùng chậm lũ Gia Viễn, Ninh Bình là quy trình vận hành trong kế hoạch. Người dân vùng chậm lũ biết về điều đó vì đây không phải là lần đầu tiên với họ. Toàn vùng chậm lũ đã quen với việc đó và ngay cả cách xây dựng nhà họ cũng tính đến yếu tố đó rồi nên không đáng lo. Về sạt lở, các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc vốn dĩ có nền đất dốc và chủ yếu là đồi núi đã ngậm no nước từ các đợt mưa trước, giờ có mưa thêm nước cũng không thấm thêm được, mà thấm thêm chỉ làm đất nhão hơn, nặng hơn và dễ sạt trượt hơn. Về “kỹ thuật”, những sạt lở nhỏ đầu tiên dù ở trên núi cao hay ở chân đồi đều kích hoạt để tạo ra những điểm sạt lở lớn hơn. Và chính những sạt lở đó tạo ra những cơn lũ quét kinh hoàng trên diện rộng. Chuyên gia cho rằng việc con người “thua” sạt lở và lũ quét là vì phạm vi rủi ro của nó quá lớn. Nếu giả sử đánh giá được rủi ro và sơ tán dân thì cũng không thể sơ tán tất cả. Có những làng, những bản người dân đã sống yên bình nơi đó hàng trăm năm qua nhiều thế hệ không sao, nhưng lần này “thua” vì thiên tai quá cực đoan, vượt mọi sự chịu tải của hạ tầng. “Mưa đã ngớt ở miền núi phía Bắc nhưng chưa tạnh hẳn. Những vết nứt trên sườn đồi chắc chắn còn nhiều. Sau lũ chắc chắn người dân, chính quyền và chuyên gia phải leo núi, leo đồi làm khảo sát các điểm nguy cơ có các vết rạn trên núi để đề phòng. Bởi vì, chỉ một trận mưa lớn cục bộ có thể làm sập một góc quả đồi. Và, chúng ta cần một cuốn sách để tất cả mọi người, để con cháu chúng ta biết về cơn bão Yagi với hậu quả rất lớn này”, ông viết.
9f409fd5a10731306f49abed3ae9c820
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
14:13
8dd8ce91940caef99f74b0cd939a3285
20240916
https://vietnamfinance.vn/bac-a-bank-gui-qua-tang-bao-ve-toan-dien-tri-an-khach-hang-nhan-dip-sinh-nhat-d116077.html
30537169134df618f149842d89c39157
BAC A BANK gửi quà tặng bảo vệ toàn diện tri ân khách hàng nhân dịp sinh nhật
b425d94c9ff770ceb7645286513650ae
ngan-hang
Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình khuyến mại “Sinh nhật rộn ràng – Gửi ngàn quà tặng” với nhiều ưu đãi thiết thực, cung cấp nhiều giá trị gia tăng hơn nữa để khách hàng thêm an tâm tận hưởng cuộc sống.
51075f1856dee9e3de0575ab51002251
Theo đó, các khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng với BAC A BANK và đạt đủ điều kiện trong thời gian diễn ra chương trình sẽ nhận quà tặng hấp dẫn là Bảo hiểm tai nạn con người VBI. Đây là sản phẩm bảo hiểm đi kèm nhiều quyền lợi, là giải pháp giúp bảo vệ sức khỏe và giảm gánh nặng tài chính cho những chi phí y tế cao như hiện nay. Đối tượng hưởng ưu đãi là các khách hàng cá nhân có hợp đồng tín dụng mới và phát sinh khoản vay thuộc hợp đồng tín dụng đó, trong thời gian từ ngày 3/9/2024 đến hết ngày 30/11/2024. Nhằm tối đa hóa lợi ích và mang đến đặc quyền cho nhiều đối tượng khách hàng, BAC A BANK áp dụng ưu đãi với hầu hết các sản phẩm cho vay thông thường, phục vụ đa dạng mục đích sử dụng vốn của khách hàng cá nhân, chỉ trừ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm/số dư tài khoản tiền gửi trực tuyến, cho vay cầm cố trái phiếu do BAC A BANK phát hành. Kéo dài trong 3 tháng, chương trình “Sinh nhật rộn ràng – Gửi ngàn quà tặng” được chia thành 3 chặng tương ứng. Tổng dư nợ cuối chặng đến từ khế ước nhận nợ thuộc hợp đồng tín dụng cần đạt mức tối thiểu 100 triệu đồng. Luôn ưu tiên đặt lợi ích khách hàng làm trọng tâm, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) cho biết đã và đang không ngừng nỗ lực cải tiến chất lượng, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, dịch vụ, mang đến nhiều tiện ích không ngờ cho người dùng. Bạn đọc vui lòng truy cập websitewww.baca-bank.vnhoặc tổng đài chăm sóc khách hàng 1800588828 để tham khảo thêm thông tin chi tiết của chương trình.
3939a8017631941ed756cc1e23bb47c9
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
18:29
537f908710ac260fc513cb71c11a1052
20240916
https://vietnamfinance.vn/son-la-goi-dau-tu-du-an-bds-2500-ty-khong-dn-nao-quan-tam-d116026.html
10f4a5fb5bebaf423057114dfa7b2967
Sơn La gọi đầu tư dự án BĐS 2.500 tỷ, không DN nào quan tâm
074efdf70ebc38cdf16ecbcad64015b9
tieu-diem
Không có bất cứ nhà đầu tư nào quan tâm Dự án Khu dân cư dịch vụ Cửa Ngõ, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng.
8ca6f6360c139b452be46b9986c517be
UBND tỉnh Sơn La mới phát hành văn bản kết thúc thủ tục công bố danh mục dự án Khu dân cư dịch vụ Cửa Ngõ, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Lý do là hết thời gian đăng ký thực hiện dự án mà không có nhà đầu tư nộp hồ sơ. Đáng chú ý, trong văn bản, UBND tỉnh Sơn La yêu cầu UBND huyện Mộc Châu, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng công nghiệp và phát triển đô thị tỉnh rà soát lại toàn bộ nội dung liên quan đến quy hoạch, chủ trương đầu tư dự án để đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật. Được biết, ngày 23/7/2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La đã phát đi thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Khu dân cư dịch vụ Cửa Ngõ, huyện Mộc Châu có tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 2.500 tỷ đồng, ngày cuối cùng nộp hồ sơ là ngày 5/9/2024. Dự án Khu dân cư dịch vụ Cửa Ngõ, có địa điểm thực hiện tại xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện là 2.506 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 77 tỷ đồng. Diện tích khu đất khoảng 38,7 ha với khoảng 645 căn nhà thấp tầng xây dựng mới với tổng diện tích đất ở gần 12,7 ha. Trong đó, xây thô, hoàn thiện mặt ngoài khoảng 403 căn/403 lô đất ở dạng liền kề, khoảng 242 căn/242 lô đất ở dạng biệt thự. Ngoài ra còn có 1 công trình thương mại, dịch vụ; 1 công trình giáo dục; 3 công trình công cộng phục vụ sinh hoạt cộng đồng... Quy mô dân số khoảng 2.600 người. Thời hạn hoạt động dự án là 50 năm, kể từ ngày cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Thời hạn xây dựng, kinh doanh nhà ở và bất động sản là 7 năm. Người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài. Dự kiến tiến độ thực hiện là 57 tháng. Năng lực tài chính của nhà đầu tư với vốn chủ sở hữu tối thiểu là 390,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhà thầu phải có kinh nghiệm thực hiện dự án trong lĩnh vực Khu đô thị; Công trình dân dụng có mức đầu tư tối thiểu là 1.253 tỷ đồng.
9050e2802b1290a53bffe1126767773f
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
08:15
d639748822eb356012cd40879b346bec
20240916
https://vietnamfinance.vn/check-var-sao-ke-cua-mttq-dan-mang-tranh-cai-ve-so-tien-chuyen-khoan-d116046.html
96b41af8016cb77c636a969ee90186eb
'Check VAR' sao kê của MTTQ: Khoe ủng hộ 100 triệu, thực chất chỉ 10 nghìn?
8f3b9f29b1e7711e9dd5d765358024ef
Sau khi MTTQ công bố hơn 12.000 trang sao kê ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3, cộng đồng mạng "bóc mẽ" nhiều trường hợp người nổi tiếng trên mạng xã hội đăng hình khoe ủng hộ hàng chục, trăm triệu đồng nhưng thực tế là chiêu trò chỉnh sửa ảnh.
7e6aea03fb2bdb720b1d984781cb22ed
Cụ thể, sao kê dài 12.028 trang, thống kê chi tiết ngày, số tiền cũng như nội dung giao dịch của người dân, từ những giao dịch vài nghìn đồng đến hàng trăm triệu đồng, tất cả đều là tấm lòng của nhân dân cả nước để ủng hộ đến những đồng bào chịu ảnh hưởng do bão số 3. Tính đến 17h ngày 12/9, số tiền các tổ chức, cá nhân chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ trung ương là 527,8 tỷ đồng. Hành động này nhận được sự tán dương của cộng đồng mạng bởi sự minh bạch. Nhưng cũng từ đây, nhiều người đã phát hiện ra trò chỉnh sửa hình ảnh của một số cá nhân để 'thổi phồng' số tiền đã ủng hộ, nhằm đánh bóng tên tuổi trên mạng xã hội. Cụ thể, nhờ sao kê mà cư dân mạng phát hiện rất nhiều người chuyển khoản 100 nghìn đồng nhưng chỉnh sửa ảnh để thành chuyển khoảng 100 triệu đồng, 500 nghìn đồng nhưng cố tình che số tiền để nhiều người nghĩ là đã ủng hộ 500 triệu đồng. Thậm chí, có những nội dung nhân danh tập thể nhưng số tiền chuyển khoản là 10 nghìn đồng, 20 nghìn đồng. Hoặc thậm chí có những trường hợp tự chuyển lại cho chính mình. Đáng chú ý trong luồng thông tin tranh cãi có thể kể là P.N.P (còn được biết đến là L.P) - được cho là một cựu vận động viên thể thao đã chuyển khoản món tiền (bị che) kèm nội dung "đóng góp và khắc phục hậu quả bão số 3 Yagi". Người này sau đó chụp màn hình giao dịch chuyển tiền, dùng các ký tự che đi các con số cụ thể, chỉ để lộ ra một phần rất nhỏ trên đỉnh đầu. Tương tự, có một anh chàng tên D.H.H chia sẻ đã chuyển đến 30 tỷ đồng cho Uỷ ban MTTQ, nhưng thực tế check theo tên thì chỉ có… 30.000 đồng. Mặt khác, một tài khoản trên Threads tên T.D.A, hoạt động trong lĩnh vực "đầu tư tiền điện tử" chia sẻ chuyển 100 triệu đồng ủng hộ kèm với lời kêu gọi "Cho đi là còn mãi", anh đính kèm ảnh chụp màn hình chuyển khoản tới Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam khoản tiền 100 triệu đồng. Điều đáng nói dân mạng đã kiểm tra lại thông tin ngày giờ giao dịch để kiểm chứng lại thì phát hiện ra số tiền chuyển thực tế chỉ 10.000 đồng. Nhiều người sau khi biết sự thật đã tỏ ra thất vọng với hành động cũng như suy nghĩ của các cá nhân này. Hay khó tin hơn nữa là một người tên T.T.Đ khoe chuyển khoản 100 triệu đồng nhưng quên mất không photoshop tên của mình, nên bị dân tình 'soi' ra là đã chuyển lại cho chính tài khoản cá nhân, chứ không phải chuyển cho Uỷ ban MTTQ. Và không ít những trường hợp khác đã đứng lên kêu gọi mọi người đóng góp, bán hàng online và nguyện quyên góp hết tiền bán hàng. Dù thống kê được 10 triệu đồng nhưng ở bản sao kê lại cho thấy chỉ đóng góp 100.000 đồng. Hay có người chỉnh sửa ảnh không kỹ thay vì gửi cho Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thì lại chuyển khoản cho Mặt Trời Tổ quốc Việt Nam. Ngoài những cá nhân bị cộng đồng mạng 'tố', cũng có những nội dung chuyển khoản nhân danh tập thể nhưng số tiền chuyển khoản là 2.000 đồng, 10.000 đồng, 20.000 đồng. Có thể nói, việc công bố hơn 12.000 trang sao kê ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3 đã làm nhiều người 'toát mồ hôi'. Và càng bất ngờ hơn khi nhiều 'thám tử mạng' đã tìm kiếm ra 'điểm khác biệt' của dữ liệu được MTTQ đăng tải và ảnh chụp màn hình chính chủ khoe lên mạng trước đây.
01cf0d4dd391948e1c32980e3bd823c1
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
11:26
942575ebe021c36d5c2aa6cb6fe6a70c
20240916
https://vietnamfinance.vn/quang-ngai-giai-ngan-von-dau-tu-cong-moi-dat-21-d116002.html
723cba46a4717322a118298a6890b1be
Quảng Ngãi: Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 21%
563e68d1fee3dddf6b2dcbaf00a45ae2
Nguyên nhân Quảng Ngãi không đạt tiến độ giải ngân đầu tư công là do vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa được tháo gỡ.
b296323758839000a484e5aa38d7063e
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnhQuảng Ngãi, kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong 8 tháng đầu năm chưa đạt kế hoạch đề ra. Đến ngày 31/8/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 21,6% kế hoạch vốn được giao. Đáng chú ý, nguồn vốn ngân sách địa phương giải ngân đạt 22,9% kế hoạch vốn được giao; nguồn vốn ngân sách trung ương giải ngân đạt 18,1% kế hoạch vốn. Ước thực hiện đến ngày 30/9/2024, giải ngân đạt 31,5 % kế hoạch vốn giao; trong đó, ngân sách địa phương giải ngân đạt khoảng 33,7%, ngân sách trung ương giải ngân đạt khoảng 25,7%. Dự theo ý kiến của các chủ đầu tư, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết các dự án không đạt tiến độ giải ngân là do vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa được tháo gỡ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án; Các địa phương còn lúng túng, chưa xác định được giá đất để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; nguồn thu từ quỹ đất của tỉnh đạt thấp nên không nhập Tabmis cho các dự án; Chưa kể, các quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn của các Chương trình MTQG chưa được điều chỉnh nên chưa thể điều chỉnh kế hoạch trung hạn giữa các dự án thành phần của từng Chương trình, dẫn đến tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong 8 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh chưa đạt kế hoạch đề ra. Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, tăng nguồn thu tiền sử dụng đất. Các đơn vị chủ đầu tư tập trung rà soát các dự án, đặc biệt là các dự án đang vướng mắc; thường xuyên đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công. Đồng thời, thường xuyên rà soát khả năng thực hiện dự án, kịp thời đề xuất điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án cho phù hợp. Ngoài ra, các cơ quan chủ trì quản lý của các Chương trình mục tiêu quốc gia phải tích cực, chủ động có ý kiến với các Bộ, ngành chủ quản các Chương trình để kịp thời tháo gỡ vướng mắc để đảm bảo giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2024 và kế hoạch vốn năm 2023 kéo dài sang năm 2024.
38ffb2e7367736f5d7109959cbdad4ed
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
07:15
e285afe9b33fa917c60c19bb4cc67ddf
20240916
https://vietnamfinance.vn/an-chan-tien-tu-thien-co-the-bi-xu-ly-hinh-su-d116064.html
386f2ddfd456fa29f24dcbce9baef641
Ăn chặn tiền từ thiện: Có thể bị xử lý hình sự
36f122f655bc3014854302d8d1d7d249
Luật sư cho rằng, với hành vi ăn chặn tiện từ thiện, tuỳ từng trường hợp có thể bị xử lý hình sự hoặc bị tù chung thân.
9e9adcd2af3c17b9f5899f2feef3f30f
Sau khiMặt trận Tổ Quốccông bố hơn 12.000 trang sao kê ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3, cộng đồng mạng "bóc mẽ" nhiều trường hợp người nổi tiếng trên mạng xã hội đăng hình khoe ủng hộ hàng chục, trăm triệu đồng nhưng thực tế là chiêu trò chỉnh sửa ảnh. Cụ thể, sao kê dài 12.028 trang, thống kê chi tiết ngày, số tiền cũng như nội dung giao dịch của người dân, từ những giao dịch vài nghìn đồng đến hàng trăm triệu đồng, tất cả đều là tấm lòng của nhân dân cả nước để ủng hộ đến những đồng bào chịu ảnh hưởng do bão số 3. Tính đến 17h ngày 12/9, số tiền các tổ chức, cá nhân chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ trung ương là 527,8 tỷ đồng. Nhờsao kêmà cư dân mạng phát hiện rất nhiều người chuyển khoản 100 nghìn đồng nhưng chỉnh sửa ảnh để thành chuyển khoảng 100 triệu đồng, 500 nghìn đồng nhưng cố tình che số tiền để nhiều người nghĩ là đã ủng hộ 500 triệu đồng. Thậm chí, có những nội dung nhân danh tập thể nhưng số tiền chuyển khoản là 10 nghìn đồng, 20 nghìn đồng. Hoặc thậm chí có những trường hợp tự chuyển lại cho chính mình. Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI nhận định: "Việc nhận tiền của người khác sau đó chuyển số tiền ít hơn nhưng lại làm giả sao kê để nhằm mục đích chiếm đoạt, gian lận thì rõ ràng, đây là dấu hiệuvi phạm pháp luật. Tùy theo số tiền cam kết hay nguồn gốc số tiền của tổ chức pháp nhân hay cá nhân đóng góp, sẽ quy định việc vi phạm pháp luật. Ví dụ việc gian lận số tiền của tổ chức pháp nhân thì không loại trừ khả năng tham ô tài sản, hay chiếm đoạt tài sản với. Số tiền đó có thể từ 2-4 triệu đồng đã là tham ô tài sản hay chiếm đoạt tài sản và có thể bị xử lý hình sự. Thường mức xử phạt là cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 6 tháng -1 năm. Nếu vi phạm từ vài chục triệu lên tới trăm triệu thì thời gian phạt tù có thể lên tới hơn 10 năm hoặc cao nhất là tù chung thân”. Ở góc nhìn pháp lý, về vấnđề này Luật sư Nguyễn Danh Huế, Chủ tịch HĐTV Công ty luật Hừng Đông, (Đoàn LS TP. Hà Nội), với việc các cá nhân, tổ chức kêu gọi tiền vì mục đích từ thiện nhưng "ăn chặn" hoặc tham ô một phần số tiền này sẽ xảy ra hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, nếu cá nhân, tổ chức chủ động lên kế hoạch kêu gọi từ thiện nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với khung hình phạt cao nhất là Tù chung thân. Cụ thể, Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội có hành vi áp dụng các hình thức, thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp đặc biệt thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến ba năm. Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai năm đến 7 năm. Trong trường hợp phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh thì có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Trong trường hợp phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì có thể phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Vớitrường hợp thứ hai, kêu gọi quyên góp tiền từ thiện nhưng không có mục đích lừa đảo ban đầu nhưng khi kêu gọi từ thiện thì nảy sinh hành vi chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015. Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Bên cạnh đó, theo quy định, tại Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử: “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân” sẽ bị phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 5 - 10 triệu đồng. Thường mức phạt sẽ ở mức trung bình của khung hình phạt là 7,5 triệu đồng. Bên cạnh đó, việc đăng tải sao kê giả có thể liên quan đến giả mạo tài liệu của cơ quan tổ chức (ngân hàng) và gây ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan tiếp nhận tiền hỗ trợ là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên, hành vi làm giả sao kê để đăng tải lên trang cá nhân sẽ khó xử lý hơn do cần xác định thông tin đó có sai sự thật hay không,... Luật sư Huế cho biết.
ed530b72d7c3cc07b20450cb47be69a7
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
18:00
5c05df1fee74b1ce3f739301d0de4e2d
20240916
https://vietnamfinance.vn/gia-usd-tu-do-giam-manh-xuong-duoi-25000-dong-d116056.html
70d0abb35c0f129ab50c48008fc51f1c
Giá USD tự do giảm mạnh, xuống dưới 25.000 đồng
8ee39c666ea69be7cbf13ffc2d71d61b
Giá USD trên thị trường tự do giảm mạnh, xuống dưới ngưỡng 25.000 đồng/USD ở chiều mua. Giá USD tự do đã "bốc hơi" gần 1.000 đồng so với mức giá đỉnh vào cuối tháng 6.
374f7d934f3aeee6318b74127ca9974f
Giá USD trên thị trường "chợ đen" giảm rất mạnh. Các điểm thu đổi ngoại tệ đang giao dịch giá USD tự do quanh vùng giá 24.990 đồng/USD (mua) và 25.080 đồng/USD (bán), tương ứng giảm mạnh tới 150 đồng ở chiều mua và 160 đồng ở chiều bán so với phiên giao dịch liền trước. So với mức đỉnh 26.030 đồng/USD (bán ra) được thiết lập vào cuối tháng 6, giá USD tự do bán ra đã giảm 950 đồng ở chiều bán. Chênh lệch giữa giá mua vào - bán ra trên thị trường tự do chỉ còn 90 đồng. Tỷ giá trung tâm hôm nay được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.172 đồng/USD, giảm thêm 15 đồng so với mức niêm yết hôm qua. Áp dụng biên độ 5%, hiện tỷ giá USD mà các ngân hàng thương mại được phép giao dịch là từ 22.963 - 25.381 đồng/USD. Tỷ giá bán được Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước giảm 16 đồng, đưa phạm vi mua bán niêm yết ở mức 23.400 - 25.330 đồng/USD. Trong khi đó, giá USD tại các ngân hàng thương mại tăng, giảm trái chiều trong biên độ hẹp. Trưa nay, Vietcombank niêm yết giá USD ở mức 24.360-24.730 đồng/USD, tăng 10 đồng so với sáng qua. BIDV cũng tăng giá 10 đồng, mua - bán USD ở mức giá 24.400-24.740 đồng/USD. Còn VietinBank niêm yết giá USD ở mức 24.375-24.715 đồng/USD, giảm 45 đồng. Techcombank giao dịch USD với giá 24.353-24.749 đồng/USD, giảm 35 đồng. Giá USD ở các ngân hàng thương mại và trên thị trường tự do liên tục giảm mạnh kể từ đầu tháng 8. Nguyên nhân khiến giá USD trong nước giảm nhanh là do tác động từ sự hạ nhiệt của giá USD thế giới. Chỉ số đồng USD (USD Index) hạ nhiệt nhanh chóng, hiện chỉ còn 101 điểm - mức thấp nhất kể từ đầu năm nay. Giá USD đi xuống sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát tín hiệu về việc cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong cuộc họp chính sách vào tháng 9 này. Trong khi đó, đồng Euro lại bật tăng sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hạ lãi suất và Chủ tịch ECB Christine Lagarde nhấn mạnh rằng ngân hàng sẽ để dữ liệu kinh tế quyết định động thái chính sách tiếp theo.
b60cd9e93b98b03e1d62ce1dce7ce0f4
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
12:59
59dc47ca5e305516d24e34c8f9a57eb2
20240916
https://vietnamfinance.vn/thiet-hai-1200-ty-do-bao-yagi-tpha-long-de-xuat-cac-giai-phap-ho-tro-d116049.html
ee8dda5b34511b116b3afc90dc2d0900
Thiệt hại 1.200 tỷ do bão Yagi, TP.Hạ Long đề xuất các giải pháp hỗ trợ
bf7b0a3111f338f218377f2edbc3259a
Nhằm khắc phục hậu quả sau bão số 3, thành phố Hạ Long đã đề xuất các giải pháp giúp doanh nghiệp sớm khắc phục kho khăn
a67f21fcb5674d5850fba86424785631
Theo báo cáo về tình hình thiệt hại sau cơn bão số 3, tính riêng TP Hạ Long thì lĩnh vực công nghiệp bị thiệt hại khoảng 638 tỷ đồng; các công trình điện, viễn thông khoảng trên 125 tỷ đồng; lĩnh vực du lịch dịch vụ ước tính khoảng 420 tỷ đồng… Với mức thiệt hại lớn, để kịp thời ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh và đồng hành, chia sẻ cùng các doanh nghiệp, TP. Hạ Long đã đề xuất giải pháp tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn. Miễn giảm thu quỹ PCTT&TKCN cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Đề nghị ngành ngân hàng các biện pháp kịp thời tháo gỡ vốn vay ngân hàng cho các doanh nghiệp và tổ chức bị thiệt hại do bão số 3. Đồng thời, khẩn trương rà soát đánh giá thiệt hại của các doanh nghiệp và người dân để phối hợp với các địa phương xác nhận thiệt hại của khách hàng trong trường hợp xử lý khoanh nợ, xoá nợ; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xem xét miễn, giảm lãi vay; tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định hiện hành… Về chính sách thuế, Chi cục Thuế TP. Hạ Long hiện đang thực hiện rà soát những chính sách thuế để giúp người nộp thuế vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời, kịp thời xử lý về tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; miễn thuế, giảm thuế; chi phí được trừ khi tính thuế TNDN; khấu trừ thuế GTGT đầu vào liên quan đến thiệt hại do gặp thiên tai. Hiện nay, Chi cục Thuế đang trực tiếp hướng dẫn người nộp thuế bị thiệt hại do bão số 3 gây ra làm hồ sơ quy trình để được hưởng các chính sách thuế. Ngoài ra, thành phố cũng sẽ tăng cường ngay các lực lượng hỗ trợ Tập đoàn SunGroup, Bim, VinGroup… chỉnh trang, dọn dẹp vệ sinh môi trường; tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp sẵn sàng các điều kiện để đón khách du lịch sớm nhất.
48affbf21b1093427c59e406933e1470
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
10:58
f15f5895162aa3398a1071f8bb096c9a
20240916
https://vietnamfinance.vn/nhieu-ngan-hang-giam-lai-vay-co-cau-no-cho-khach-hang-vung-bao-lu-d116078.html
20e286944280d72ce70c341b105279d8
Nhiều ngân hàng giảm lãi vay, cơ cấu nợ cho khách hàng vùng bão, lũ
c4718021473eccecc9134cec1c1ee4b1
Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhiều ngân hàng đồng loạt công bố giảm lãi suất vay, cơ cấu nợ và hỗ trợ khách hàng vay bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (bão Yagi), lũ quét và sạt lở đất…
a3d3ae94ba8836f3ba6427ee240c5077
Điển hình, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) thông báo giảm 1% lãi suất vay đối với doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh chịu ảnh hưởng bão lũ, nhằm chung tay tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão. Cụ thể, từ nay đến 31/12/2024, MSB điều chỉnh giảm lãi suất cho vay 1%/năm so với lãi suất hiện hành dành cho các khách hàng là hộ kinh doanh đang vay vốn tại MSB với thời gian vay lên đến 60 tháng. Với khách hàng mới là chủ hộ kinh doanh, MSB cung cấp các gói vay ưu đãi bao gồm hạn mức tín chấp lên đến 2 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 11,5%/năm và hạn mức thế chấp lên đến 20 tỷ đồng với lãi suất từ 5,8%. Với khách hàng là doanh nghiệp nhỏ, MSB cũng đẩy mạnh các gói tín dụng cạnh tranh với hạn mức vay thế chấp lên đến 6 tỷ đồng, lãi suất chỉ từ 4,99% và hạn mức vay tín chấp lên đến 2 tỷ đồng, lãi suất từ 7,7%. Về thời gian vay, doanh nghiệp nhỏ được vay vốn lên đến 36 tháng và các hình thức vay như cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay trung dài hạn, thấu chi, thẻ tín dụng và tài trợ thương mại... nhằm tháo gỡ khó khăn, thiệt hại do bão lũ để lại. Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng cho biết sẽ giảm lãi suất 1% cho các khoản vay trung và dài hạn, 0,5% cho các khoản vay ngắn hạn áp dụng tại tất cả các tỉnh thành phố đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Yagi như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Nguyên, Yên Bái … từ ngày 13/9 đến hết ngày 31/12/2024. Cùng với đó, VPBank cũng điều chỉnh mức ưu đãi lãi suất chỉ 6,5%/năm cố định 12 tháng đầu tiên cho toàn bộ các khách hàng có nhu cầu vay trả nợ trước hạn tại ngân hàng khác hoặc vay mua bất động sản, vay xây dựng sửa chữa nhà. Ngân hàngEximbankcũng giảm lãi suất cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với ưu đãi giảm thêm 1% lãi suất cho tháng đầu tiên tại các khoản vay ngắn hạn. Với khách hàng vay trung và dài hạn, Eximbank sẽ miễn lãi suất 0% trong 2 tháng đầu tiên và lãi suất cố định 7,49%/năm cho 10 tháng tiếp theo. Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ và khách hàng cá nhân, Eximbank giảm 2 điểm % so với lãi suất thông thường, đưa lãi suất cho vay ưu đãi từ 4,75%/năm khoản vay ngắn hạn. Ngân hàngACBcũng quyết định giảm 1-2 điểm % lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại trực tiếp từ thiên tai. Đồng thời, ACB áp dụng mức lãi suất 6% cho khoản vay mới hỗ trợ khách hàng khôi phục sản xuất - kinh doanh sau bão. Theo chương trình hỗ trợ khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng do bão, lũ gây ra bởi cơn bão Yagi của TPBank, bên cạnh giảm tối đa 50% số tiền lãi khách hàng phải trả hiện tại, ngân hàng sẽ giữ cố định mức lãi suất giảm này đến muộn nhất là ngày 31/01/2025. Chương trình áp dụng từ nay đến hết tháng 10, với hạn mức lên tới 2.000 tỷ đồng. Phạm vi chương trình hỗ trợ lãi suất củaTPBankphủ khắp tất cả tỉnh, thành phía Bắc bị ảnh hưởng bởi mưa lũ do bão Yagi như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Cao Bằng, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lào Cai… Các ngân hàng lớn như Vietcombank, Agribank, VietinBank, BIDV cũng kịp thời triển khai các chương trình giãn nợ, cơ cấu lại nợ và đánh giá thiệt hại để hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. TạiVietcombank, ông Lê Hoàng Tùng, Phó Tổng giám đốc, cho biết theo ước tính đã có gần 6.000 khách hàng của Vietcombank bị ảnh hưởng bởi bão, lũ với tổng dư nợ khoảng 71.000 tỷ đồng, trong đó riêng tại địa bàn Hải Phòng, Quảng Ninh có 230 khách hàng bị ảnh hưởng với tổng dư nợ khoảng 13.300 tỷ đồng. Để hỗ trợ, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, Vietcombank đã xem xét giảm lãi suất 0,5 điểm % trong giai đoạn từ ngày 6/9 đến ngày 31/12 đối với các khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh. Dư nợ giảm lãi suất khoảng 130.000 tỷ đồng và số lượng khách hàng được giảm lãi suất là gần 20.000 khách hàng. Bên cạnh các chính sách tài chính, nhiều ngân hàng đã tổ chức hoạt động từ thiện, ủng hộ tiền và vật phẩm để giúp đỡ các khu vực chịu thiệt hại nặng nề, như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên,... Trước đó, NHNN đã có văn bản gửi lãnh đạo các tổ chức tín dụng và giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố về việc triển khai các giải pháp để hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão Yagi gây ra. NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn. Vietcombank vừa cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bảo bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank, giúp người dân khắp mọi miền Tổ quốc có thể nhanh chóng lựa chọn tổ chức/đơn vị/quỹ tại các cấp Trung ương và địa phương để chuyển tiền ủng hộ đồng bào.Để chuyển tiền ủng hộ, Quý khách hàng chỉ cần thao tác như sau:Bước 1: Đăng nhập VCB Digibank.Bước 2: Chọn tính năng “Chuyển tiền từ thiện” hoặc gõ từ khóa “Chuyển tiền từ thiện” trong ô tìm kiếm.Bước 3: Lựa chọn “Quỹ/Tổ chức từ thiện” muốn ủng hộ.Bước 4: Xác thực và hoàn thành giao dịch.
0b4fd138a8e481f74af0899969eab6d3
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
18:46
13e9dd25596c1f4dc8977eb26bb1e628
20240916
https://vietnamfinance.vn/ty-phu-bill-gates-mot-dai-dich-khac-co-the-xuat-hien-trong-30-nam-toi-d115982.html
1f34e7a5d25f433af707717300fd83f6
Lời cảnh báo của Bill Gates: ‘Một đại dịch khác sẽ bùng phát bất cứ lúc nào’
b1baae36861413eb439af927b2f579b1
Bên cạnh nỗi lo căng thẳng toàn cầu đạt đỉnh điểm gây ra một cuộc chiến tranh giữa các quốc gia, tỷ phú Bill Gates còn đang quan ngại về khả năng một đại dịch lớn có thể bùng phát bất cứ lúc nào trong vòng 30 năm tiếp theo.
196d199c08928d441945235b2e5393e3
Theotỷ phú Bill Gates, có rất nhiều dấu hiệu bất ổn trên thế giới hiện nay. Điều này có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh lan rộng, và “trong trường hợp tránh được những xung đột, thì chúng ta vẫn phải đối mặt với một đại dịch bùng nổ toàn cầu”, ông Gates chia sẻ với CNBC. Nhà đồng sáng lập Microsoft cho rằng mặc dù thế giới đã rút ra những bài học từ đại dịch Covid-19, thế nhưng nó vẫn ít hơn so với những gì ông mong đợi, và hầu hết các bài học quan trọng đã bị bỏ qua. “Trong đại dịch Covid-19, Mỹ là quốc gia được kỳ vọng sẽ trở thành hình mẫu về phòng chống dịch, nhưng Mỹ lại không đáp ứng được những mong đợi đó”, tỷ phú Bill Gates bày tỏ sự thất vọng. Ông Gates không phải người duy nhất nêu lên quan điểm này, có một vài nhà hoạt động y tế cũng cho rằng phương Tây cần ứng phó tốt hơn đối với các đợt bùng phát dịch bệnh mới. Giáo sư Paul Hunter, chuyên gia về dịch tễ học các bệnh mới nổi tại Đại học East Anglia ở Norwich, Anh nhận định: “Ở phương Tây, chúng ta chỉ thực sự quan tâm đến một căn bệnh khi nó bắt đầu đe dọa trực tiếp đến chúng ta. Vấn đề là rất nhiều căn bệnh trong số này có thể đã được ngăn chặn khỏi sự lây lan nếu các quốc gia có đủ nguồn lực và phòng tránh từ đầu”. “Phương Tây chỉ quan tâm đến việc kiểm soát dịch bệnh khi bắt đầu thấy các ca bệnh, và khi đó đã là quá muộn để xóa sổ bệnh truyền nhiễm”, ông Hunter nói thêm. Theotỷ phú Bill Gates, các cơ quan y tế cần suy nghĩ dài hạn hơn về các căn bệnh có thể xuất hiện trong thời gian tới: “Hiện nay, chúng ta vẫn chưa biết cách suy nghĩ về những gì đã làm được và những gì chúng ta chưa làm được. Ban đầu tôi nghĩ mọi thứ sẽ ổn hơn vào năm tiếp theo, nhưng cho đến nay, vẫn không có gì thay đổi”. Thông điệp tương tự cũng đang được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) truyền tải. Đầu năm nay, WHO đã chia sẻ một cảnh báo về sự lây lan của virus cúm qua gia súc, chim và con người, từ đó kêu gọi các quốc gia cùng nhau hợp tác để chuẩn bị tốt hơn cho một đại dịch. "Có một điều chắc chắn là sẽ có một đại dịch cúm khác trong tương lai", ông Nicola Lewis, giám đốc Trung tâm Cúm Toàn cầu cho biết. Ông Lewis nhấn mạnh thêm: “Thông điệp của tôi gửi đến cộng đồng quốc tế là chúng ta phải gạt bỏ sự dè dặt của mình. Chúng ta phải ghi nhớ những tác động và hậu quả tàn khốc của một đại dịch toàn cầu từ bất kỳ tác nhân gây bệnh nào”. Ngoài đại dịch, một vấn nạn khác cũng đang khiến tỷ phú sở hữu 158 tỷ USD phải trăn trở mang tên “chiến tranh”. “Nếu như căng thẳng toàn cầu đạt đến đỉnh điểm, rất có thể chiến tranh sẽ xảy ra”,tỷ phú Bill Gatesquan ngại. Tỷ phú Gates cũng không phải người duy nhất cảnh báo về một cuộc xung đột trên toàn thế giới. Tổng giám đốc điều hành của JPMorgan Chase, ông Jamie Dimon cũng từng cảnh báo căng thẳng địa chính trị đang là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu. “Chúng ta đã từng giải quyết lạm phát, chúng ta đã từng giải quyết thâm hụt, chúng ta đã từng giải quyết suy thoái, nhưng chúng ta chưa từng thực sự chứng kiến ​​điều gì như thế này kể từ Thế chiến II”, ông Jamie Dimon nói. "Tôi nghĩ rằng Mỹ đang coi chiến sự Nga – Ukraine là một điều gì đó rất nghiêm trọng. Tôi không chắc phần còn lại của thế giới sẽ nghĩ thế nào, nhưng chiến sự sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của tất cả các nước cho đến khi nó thực sự được giải quyết”, nhà lãnh đạo ngân hàng nhấn mạnh thêm.
94a80dd1ff31700bd2dd6522cc5adcb0
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
08:15
d639748822eb356012cd40879b346bec
20240916
https://vietnamfinance.vn/cam-duoi-3-ty-dung-mo-mua-nha-noi-thanh-ha-noi-d115979.html
aaad6da6b792966befc579f901821b88
Cầm 3 tỷ đồng 'đừng mơ' mua nhà nội thành Hà Nội
7abd287f6165e53b0b9cca5a7fc6f43e
Theo ông Trần Đức Khang - Giám đốc kinh doanh Vùng 2 tại OneHousing, khu vực nội thành Hà Nội nếu có những căn nhà giá khoảng 3 - 4 tỷ thì hoặc là lỗi về mặt phong thủy hoặc là ngõ rất sâu...
1e116a1815e63536d645422fc954bd43
Ông Trần Đức Khang - Giám đốc kinh doanh Vùng 2 tại OneHousing cho biết, có dấu hiệu cho thấy thị trường bất động sản thổ cư đang khá sôi động, đó là lượng giao dịch trong tháng Ngâu (tháng 7 Âm lịch) đạt 3.300 giao dịch, chỉ giảm nhẹ so với các tháng trước. Điều này đi ngược với thực trạng chung "điểm rơi" của thị trường, thường vào tháng Ngâu hàng năm. Theo ông khang, một trong những lý do là quan niệm tiêu dùng của người dân cũng đã khác. Trước đây Tháng Ngâu thì không mua bán giao dịch, không làm những việc lớn, nhưng bây giờ lại quan điểm rằng là tháng Ngâu là tháng Vu Lan báo hiếu, nhiều người muốn sở hữu nhà, một tài sản lớn. Mặt khác, tháng Ngâu năm nay trùng với thời điểm Luật bất động sản bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, những quy định mới về việc chuyển nhượng, khung giá đất theo giá thị trường, quy định hạn chế tách thửa, tách sổ…phần nào ảnh hướng tới tâm lý khách hàng về việc giá đất có thể tăng trong thời gian tới nên khách hàng ra quyết định nhanh hơn. Ngoài ra, những cuộc đấu giá đất ở vùng ven cũng diễn ra vào tháng 7 âm, kéo theo nhiều thông tin về việc tăng giá, cũng đã tác động không nhỏ tới tâm lý khách mua. Ông Trần Đức Khang cũng chia sẻ thực tế trong những tháng gần đây, để tìm kiếm một căn nhà khoảng 3-4 tỷ đồng ởnội thành Hà Nộirất khan hiếm. Với một căn nhà ngõ vừa phải, xe máy tránh nhau, công năng vừa đủ ở có diện tích từ 30m2, 2 - 3 phòng ngủ, nếu tính riêng giá đất đã khoảng hơn 100 triệu đồng/m2, cộng thêm chi phí xây dựng giá giao dịch sẽ trên 4 tỷ đồng. "Những căn nhà khoảng 3-4 tỷ nếu có thì hoặc là lỗi về mặt phong thủy (thóp hậu, đường đâm); nhà trên đất đã cũ, chủ nhà chỉ xác định bán đất; hoặc là ngõ rất sâu, ngõ vào đến nhà nhỏ…", ông Khang nói. Trong khi đó, ở khu vực ngoại thành, các căn nhà trong ngõ đang giao dịch mức giá khoảng 70-80 triệu đồng/m2, thậm chí có những căn lô góc, lô đẹp, giá sẽ khoảng hơn 100 triệu đồng/m2. Xét về khu vực, khu Đông và Tây đang là tâm điểm của thị trường bất động sản Hà Nội. Theo OneHousing, không chỉ sôi động trong phân khúc căn hộ chung cư, giao dịch thổ cư tại khu Đông và khu Tây chiếm tới 66% thị trường Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2024. Trong tháng 8, khu Tây (Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông) dẫn đầu thị trường khi có khoảng 1.200 giao dịch (chiếm 36% thị phần), tiếp sau là khu Đông (Gia Lâm, Long Biên) với khoảng 1.100 giao dịch (33% thị phần). Sở dĩ giao dịch khu Tây sôi động giao dịch thổ cư nhờ thu hút lượng lao động và việc làm gần tương đương với các quận nội thành, khiến cho nhiều người lựa chọn mua nhà ở đây để thuận tiện trong việc đi làm. Trong khi đó, khu Đông ngày càng được lựa chọn nhiều hơn nhờ hạ tầng phát triển và các điều kiện sống tốt hơn. Theo dự báo của OneHousing, 6 tháng cuối năm 2024, thị trường thổ cư dự kiến ghi nhận khoảng 23.000 giao dịch, vẫn tập trung chủ yếu tại khu Đông và khu Tây. Thời gian gần đây trên thị trường cũng có khá nhiều thông tin trái chiều về việc tăng giá của bất động sản, tuy nhiên, vẫn phải chấp nhận một thực tế lượng cung đang thấp hơn cầu, chính vì thế giá giao dịch cũng phần nào phản ánh tình hình thị trường. Khách hàng có tiền vẫn tìm kiếm các cơ hội để đầu tư vào bất động sản vì sợ rằng thị trường sẽ thiết lập một đỉnh mới. Theo tình hình chung của thị trường nhà thổ cư cũng có phần tăng giá, nhưng không có dấu hiệu tăng nóng trong một vài tháng mà tăng đều đặn và ổn định hơn. Với nhà thổ cư, việc dừng mua không tác động tới việc chủ nhà sẽ giảm giá, chủ nhà chỉ giảm giá khi họ đang rất cần tiền để đầu tư cho một việc khác.
696fd9b0a185f66fb30499cbbce68e4e
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
09:00
d8cdf71171862eb00e39c6d33a5e694a
20240916
https://vietnamfinance.vn/chuoi-katinat-cua-doanh-nhan-thien-kim-va-su-that-ve-on-ao-ung-ho-bao-lu-1000-dong-ly-nuoc-d116022.html
04d3cf5f3b510cec8d9df1c55df8acfb
Chuỗi Katinat của doanh nhân Thiên Kim và sự thật về ồn ào ủng hộ bão lũ 1.000 đồng/ly nước
40d0874014af8ac2dce6167ecd77e051
Chuỗi cà phê nổi tiếng Katinat đã thông báo trên trang fanpage chiến dịch ủng hộ miền Bắc ảnh hưởng lũ lụt bằng cách trích 1.000 đồng từ mỗi ly nước bán ra từ ngày 12-30/9. Bài viết đã ghi nhận gần 23.000 bình luận và hơn 6.600 lượt chia sẻ.
21c23232f8b9865d9b68194739c02554
Trái với kỳ vọng từ thương hiệu, bài đăng tải này chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ đã thu hút rất nhiều lượt tranh cãi. Trong hơn 40 nghìn biểu tượng cảm xúc có tới hơn 20 nghìn lượt phẫn nộ. Trong 12,3 nghìn bình luận, có không ít người phàn nàn và bày tỏ bức xúc vì cho rằng đây là một cách "marketing không đẹp". Ngay sau đó, Katinat đã lên tiếng và đưa ra "bằng chứng" cho thấy thực chất DN đã quyên góp ủng hộ lũ lụt miền Bắc 1 tỷ đồng. Thương hiệu cà phê này cũng đã gửi lời xin lỗi chân thành đến khách hàng khi thông qua cách truyền thông có những hiểu lầm dẫn đến những ý kiến trái chiều trong hoạt động chung tay cùng đồng bào vùng bão lũ. Sau khi hiểu rõ vấn đề, nhiều bạn đọc đã "quay xe", nhiều người bình luận rằng sẽ uống 2 ly Katinat mỗi ngày vì hành động cao đẹp này. Ít ai biết rằng, đứng sau chuỗi đồ uống Katinat là bàTrương Nguyễn Thiên Kim, một nữ doanh nhân nổi tiếng và là vợ của ông Tô Hải, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Vietcap (mã chứng khoán: VCI). Bà Thiên Kim, sinh năm 1976 tại Đà Lạt, là thạc sĩ Tài chính, Lưu thông tiền tệ và Tín dụng từ Đại học Kinh tế TP.HCM. Bà đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong ngành F&B (Food and Beverage), với một sự nghiệp trải qua nhiều vị trí quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) và Chứng khoán Vietcap. Trong ngành F&B, bà Thiên Kim đang giữ chức danh Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần D1 Concepts, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phê La và Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Café Katinat. Trong đó, D1 Concepts là công ty sở hữu các chuỗi nhà hàng F&B đặc sắc gồm: San Fu Lou (ẩm thực Quảng Đông), Dì Mai (nhà hàng đồ ăn Việt Nam), Sorae (ẩm thực Nhật Bản), Sens và CaféDa. Theo tìm hiểu, Thương hiệu Katinat ra đời vào năm 2016, thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Café Katinat. Thương hiệu ban đầu có khoảng 9 cửa hàng tập trung tại khu vực trung tâm TP. HCM. Tại Katinat, bà Thiên Kim hiện nắm giữ 3,2 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 84,211%. Các cổ đông khác là ông Lê Ngọc Khánh và ông Đinh Việt Hà đồng sáng lập đều nắm 7,895% cổ phần. Năm 2023, Katinat mới thực tạo ra “sức bật” cho tên tuổi của mình trên thị trường chuỗi đồ uống Việt với 10 cửa hàng tại TP.HCM, Biên Hòa (Đồng Nai). Sau đó, là sự mở rộng mạnh mẽ của Katinat với tổng cộng 73 cửa hàng, chiếm 1,35% thị phần cà phê chuỗi tại Việt Nam với doanh thu gần 470 tỷ đồng. Đáng chú ý, sau khi chuỗi này nhận được sự hậu thuẫn từ D1 Concepts, tháng 4/2023, Katinat đã tái định vị thương hiệu thành Katinat Coffee & Tea House, tập trung vào hai dòng sản phẩm chính là trà và cà phê. Dấu ấn của bà Trương Nguyễn Thiên Kim trên thường trường Bên cạnh những thành công trong ngành F&B, bà Trương Nguyễn Thiên Kim đã sớm nổi danh trong lĩnh vực tài chính khi là một trong những cổ đông lớn của Chứng khoán Vietcap, sở hữu hơn 22,8 triệu cổ phiếu VCI, trị giá khoảng 1.100 tỷ đồng. Cùng với chồng bà là ông Tô Hải, người nắm giữ hơn 49,4 triệu cổ phiếu VCI, tổng tài sản của cặp đôi này ước tính khoảng 3.500 tỷ đồng. Đồng thời bà Kim cũng đang giữ nhiều vị trí quan trọng khác trong các doanh nghiệp lớn như Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Sữa Quốc tế (UPCoM: IDP) và Thành viên HĐQT độc lập Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Bến Thành (HoSE: BTT), Thành viên Ban kiểm soát Công ty cổn phần Bến xe Miền Tây (HNX: WCS). Tại Sữa Quốc tế, Chứng khoán Vietcap là một trong những cổ đông lớn nhất với hơn 8,8 triệu cổ phiếu, trị giá gần 2.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, cá nhân ông Tô Hải và bà Kim không sở hữu bất kỳ cổ phiếu IDP nào, dù họ giữ các vai trò quản lý cấp cao tại đây. Với khối tài sản khổng lồ và tầm ảnh hưởng lớn trong ngành tài chính lẫn F&B, bà Trương Nguyễn Thiên Kim vẫn khá kín tiếng và không xuất hiện nhiều trên truyền thông. Tin tức mới nhất về bà Thiên Kim là thông tin bà đã đăng ký bán 13,2 triệu cổ phiếu VCI của Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap. Dự kiến sau giao dịch, bà Thiên Kim giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,17% xuống còn 2,18%, không còn là cổ đông lớn. Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ ngày 4/9 đến 3/10.
36a53b7ab35870dcb2299b0b11ca05d3
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
17:37
98eb6309232dcd168d838736ec6eceb3
20240916
https://vietnamfinance.vn/nha-dau-tu-my-suy-giam-niem-tin-vao-trung-quoc-d116025.html
a60a3aac71559eb8c9efc2857f8ed0af
Nhà đầu tư Mỹ 'suy giảm niềm tin' vào Trung Quốc
c5205ee853bf760967f782c0da601349
Môi trường kinh doanh và triển vọng tại Trung Quốc dường như đã xấu đi trong mắt các nhà đầu tư Mỹ, khi có tới 25% nhà đầu tư thuộc Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải (AmCham Thượng Hải) cắt giảm đầu tư vào Bắc Kinh.
c604c3b663606ca7f33d8a0d273219fd
Báo cáo về môi trường kinh doanh tạiTrung Quốc, do Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải (AmCham Thượng Hải) biên soạn dựa trên phản hồi từ 306 thành viên tại Thượng Hải và những nơi khác ở miền Đông Trung Quốc, cho thấy sự tin tưởng về môi trường kinh doanh tại nước này vẫn tiếp tục suy giảm. Điều này được thể hiện qua loạt số liệu thấp kỷ lục về hiệu suất và nhận thức so với những phát hiện của những năm trước. Theo đó, 66% số người được hỏi có lãi vào năm 2023, giảm so với mức 68% vào năm 2022; trong khi chỉ có 47% nhà đầu tư vẫn lạc quan về triển vọng 5 năm của Trung Quốc vào năm 2023, giảm so với mức 52% của một năm trước đó. Chỉ có 13% trong số người tham gia vẫn xếp hạng Trung Quốc là lựa chọn đầu tư hàng đầu của họ, so với con số 17% vào năm 2022. Trong khi đó, có tới 25% số người được hỏi đã cắt giảm đầu tư vào nước này vào năm ngoái, ghi nhận mức cao kỷ lục. Theo báo cáo, các doanh nghiệp Mỹ coi mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước hoặc căng thẳng địa chiến lược rộng hơn là thách thức lớn nhất đối với hoạt động của họ tại Trung Quốc cũng như tiềm năng tăng trưởng của Trung Quốc, bên cạnh những lo ngại về sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc. Hơn 2/3 số công ty đang áp dụng chiến lược giảm rủi ro như tách biệt dữ liệu và thông tin của Trung Quốc và các nước khác, với 40% số công ty được hỏi chuyển hướng các khoản đầu tư đã lên kế hoạch sang Đông Nam Á và Ấn Độ. Không chỉ DN Mỹ, DN EU cũng "cảnh báo" về môi trường kinh doanh tại Trung QuốcTrước đó, ngày 11/9, báo cáo từ Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc cũng cho thấy các hoạt động kinh doanh nước ngoài tại Trung Quốc đang ở "điểm tới hạn", đứng bên bờ vực suy thoái kinh tế vì triển vọng lợi nhuận đầu tư giảm sút có thể không còn đủ để bù đắp cho những rủi ro đang gia tăng.Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc cho biết nhiều nhà đầu tư hiện đang phải đối mặt với thực tế rằng các vấn đề họ gặp phải trên thị trường Trung Quốc có thể là "những đặc điểm cố định đòi hỏi phải xem xét lại chiến lược đáng kể".Theo báo cáo, biên lợi nhuận tại Trung Quốc bằng hoặc thấp hơn mức trung bình toàn cầu đối với 71% thành viên phòng thương mại EU và 44% bi quan về lợi nhuận trong tương lai của họ - mức cao nhất kể từ khi bắt đầu ghi chép vào năm 2012.Chủ tịch phòng thương mại EU Jens Eskelund cho biết: “Điều lớn nhất đã thay đổi so với giai đoạn trước năm 2021 là chúng ta đã thấy nền kinh tế trong nước ở Trung Quốc suy thoái khá nhanh chóng. Và điều đó có nghĩa là, ngoài các vấn đề lâu năm mà chúng ta đã phải đối mặt về mặt quản lý, chúng ta hiện cũng bắt đầu phải đối mặt với các vấn đề về khả năng kiếm tiền trên thị trường Trung Quốc”. Tuy nhiên, cuộc khảo sát cho thấy 56% trong số những người được hỏi sẽ tăng đầu tư vào Trung Quốc nếu được tiếp cận thị trường nhiều hơn. Ông Jeff Yuan, người đứng đầu thị trường thuế tại PwC Trung Quốc, cho biết trong báo cáo khảo sát rằng mặc dù các công ty nước ngoài phải đối mặt với những khó khăn kinh tế ngày càng gia tăng và sự cạnh tranh khốc liệt, việc ở lại Trung Quốc là rất quan trọng để họ duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu. Ông Yuan lưu ý rằng: “Lượng đầu tư tiềm năng lớn đang chờ đợi, phụ thuộc vào việc cải cách thị trường hơn nữa, là minh chứng cho sự cống hiến của các công ty nước ngoài cho thị trường này”. Bên cạnh việc hy vọng Bắc Kinh sẽ thực hiện nhiều cải cách có lợi cho thị trường hơn, các công ty Mỹ tại Trung Quốc cũng muốn Washington tránh dựa vào thuế quan và "nên hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp về cách hỗ trợ hợp tác song phương”. Về phương thức hỗ trợ mà chính phủ Mỹ có thể giúp các công ty nước ngoài tại Trung Quốc, gần một nửa cho rằng Washington nên giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. “Chúng tôi khuyến khích cả hai chính phủ tiếp tục tham gia các cuộc đàm phán song phương để ổn định mối quan hệ”, chủ tịch AmCham Thượng Hải Eric Zheng cho biết.
0e2fcdabbb335450ed907f71c4d87b75
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
18:00
5c05df1fee74b1ce3f739301d0de4e2d
20240916
https://vietnamfinance.vn/mot-dn-bao-hiem-boi-thuong-2000-ty-cho-khach-hang-thiet-hai-do-bao-yagi-d115994.html
200b8da14e98450e16142e772f4842ca
Một DN bảo hiểm bồi thường 2.000 tỷ cho khách hàng thiệt hại do bão Yagi
7edbeadd7ece5106e4b2ee8ee3da3808
Những ngày sau cơn bão số 3 (Yagi), người dân liên tiếp thông báo thiệt hại về người và tài sản đến các DN bảo hiểm. Ứớc tính chi phí bồi thường hàng ngàn tỷ đồng và tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới
3158976c4ca8b238a5f320d587a2f383
Cơn bão số 3 (Yagi) quét qua chưa đầy 1 tuần, cùng với hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại nặng nề cho Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội … và các tỉnh miền núi phía Bắc, tổn thất lớn về người và tài sản. Trước tình hình đó, các hãng bảo hiểm cũng đã nhanh chóng ghi nhận tổn thất, cử giám định viên trực tiếp xuống hỗ trợ người dân và hướng dẫn bồi thường nhanh chóng. Theo ghi nhận của VietnamFinance, con số dự chi bồi thường tiếp tục tăng mạnh, có doanh nghiệp đã lên đến vài ngàn tỷ đồng. Cụ thể, tính đến chiều ngày 11/9/2024 Bảo hiểm PVI đã ghi nhận hơn 500 vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản, ước tổng mức khiếu nại tổn thất hơn 2.000 tỷ đồng (không bao gồm tổn thất về bảo hiểm xe cơ giới và con người). “Đây có thể là tổn thất lịch sử không mong muốn của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và Bảo hiểm PVI nói riêng”, đại diện PVI nhấn mạnh. Tương tự, bảo hiểm VBI cũng ghi nhận hơn 400 vụ tổn thất ở các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật, hàng hoá, xe cơ giới. Dự chi vài trăm tỷ đồngbồi thường thiệt hại. Bảo Hiểm Bảo Việt cho biết, tính đến sáng ngày 12/9/2024 DN đã tiếp nhận 692 vụ tổn thất, tổng khiếu nại tổn thất là hàng trăm tỷ đồng, tập trung vào các loại hình bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản như bảo hiểm xe ô tô, bảo hiểm nhà tư nhân, các công trình xây dựng, nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị, cầu cảng và hàng hóa. Theo bảo hiểm PJICO, thống kê chưa đầy đủ đến ngày 10/09, DN đã tiếp nhận trên 500 vụ tổn thất liên quan tới các nghiệp vụ xe cơ giới, tài sản, hàng hải… ước tính thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đối với các địa bàn đang ngập sâu trong lũ như Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang… số liệu về thiệt hại vẫn chưa thể thống kê. Thống kê sơ bộ đến ngày 11/9, bảo hiểm MIC cũng đã ghi nhận gần 900 vụ tổn thất bao gồm nghiệp vụ tài sản, xe cơ giới và hàng hải, ước tính tổng bồi thường 230 tỷ đồng. Hiện số liệu vẫn đang tiếp tục được cập nhật Bên cạnh đó, nhiều DNBH cả mảng phi nhân thọ và nhân thọ cũng đã và đang ghi nhận hàng trăm thiệt hại của khách hàng, ước tính số tiền chi trả bồi thường lên đến hàng trăm tỉ đồng và dự kiến tiếp tục tăng thêm như: Bảo hiểm BIC, ABIC, AIA, Dai - iChi... Trước những tổn thất lớn của khách hàng, đại diện của PTI chia sẻ, doanh nghiệp đã huy động toàn bộ lực lượng Giám định viên tại khu vực miền Bắc khoảng 100 người đến ngay hiện trường hỗ trợ khách hàng khắc phục sớm thiệt hại sau bão Yagi. Được biết, đội ngũ giám định viên của bảo hiểm MIC đang tăng cường số lượng tối đa tại các địa phương có khách hàng bị ảnh hưởng do Bão số 3 gây ra và nỗ lực trực 24/24 cùng khách hàng trong công tác khắc phục tổn thất sau bão. Theo Bảo hiểm Bảo Việt, hàng trăm chuyên viên đã túc trực ở các khu vực chịu ảnh hưởng như Quảng Ninh, Hải Phòng và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ để nhanh chóng kiểm tra, đánh giá thiệt hại và tiến hành giám định nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất. Hiện, doanh nghiệp đang cung cấp quy trình xử lý bồi thường theo hướng đơn giản và thuận tiện cho khách hàng. Khách hàng có thể nhanh chóng thông báo về thiệt hại qua các kênh liên hệ chính thức của Bảo Hiểm Bảo Việt hotline 1900 55 88 99 - Tổng đài hỗ trợ 24/7 hoặc liên hệ tới các công ty thành viên, đại lý của Bảo Hiểm Bảo Việt tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc để được hỗ trợ. Thông tin với VietnamFinance, đại diện của PVI cho biết, toàn bộ đội ngũ giám định viên và các công ty giám định độc lập do Bảo hiểm PVI chỉ định đã xuống hiện trường ngay trong tâm bão và vẫn đang bám trụ tại các vùng bão lũ. Bảo hiểm PVI cũng lưu ý, ngay sau khi xảy ra sự cố, khách hàng cần thông báo cho công ty bảo hiểm qua điện thoại, email, hoặc các kênh liên lạc chính thức phù hợp các thông tin ban đầu như: Địa điểm xảy ra sự cố, mô tả ngắn gọn về thiệt hại, ảnh chụp, video quay lại hiện trường thiệt hại ban đầu (nếu có). Giám định viên của Bảo hiểm PVI hoặc Đơn vị giám định được chỉ định sẽ tiếp cận hiện trường để trao đổi chia sẻ thông tin, kiểm tra hiện trường đánh giá tổn thất đồng thời kết hợp hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ chi tiết cần cho việc bồi thường. Tại Công điện số 92/CĐ-TTg ngày 10/9/2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm khẩn trương thực hiện bồi thường tổn thất cho bên mua bảo hiểm bảo đảm nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời theo đúng thỏa thuận hợp đồng và quy định pháp luật.Theo ghi nhận của VietnamFinance, đến thời điểm ngày 11/09, DNBH phi nhân thọ đã tiếp nhận gần 2.900 vụ tổn thất, DNBH nhân thọ có 15 trường hợp ghi nhận thương vong về người. Đồng thời, lãnh đạo và cán bộ nhân viên các DNBH đã và đang nỗ lực cao nhất để liên lạc, tiếp cập với khách hàng, người thân, hỗ trợ thủ tục, giám định và chi trả bồi thường nhanh nhất, nhằm chia sẻ rủi ro, mất mát, cùng vượt qua khó khăn, sớm ổn định đời sống, sản xuất.
8b1cf0ff12cd7584d3642d74f66a5722
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
11:30
06eef6eacc6201e589ad33297562f8e4
20240916
https://vietnamfinance.vn/tt-golf-cung-54-no-luc-dua-san-golf-van-lang-empire-tt-golf-club-dat-chuan-quoc-te-d116011.html
d19f0031ef7e5db8e0410e75daf3413c
T&T Golf cùng 54 nỗ lực đưa sân Golf Văn Lang Empire T&T Golf Club đạt chuẩn quốc tế
5be2b40f56108dbb0c87244cee1b3374
Ngày 11/9, tại Hà Nội, Công ty T&T Golf – đơn vị thành viên của Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn 54 đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác tư vấn quản lý vận hành dự án Văn Lang Empire T&T Golf Club - sân golf đẳng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế “World Class".
02f13f4c664d326e91b3a396987dc2d0
54, với kinh nghiệm dày dặn và nguồn lực mạnh mẽ trên phạm vi quốc tế, trải dài khắp APAC, châu Âu, Trung Đông, Châu Phi và Bắc Mỹ, cam kết sẽ phát huy tối đa năng lực của mình để phát triển và khai thác hiệu quả tiềm năng của dự án Văn Lang Empire T&T Golf Club. Theo thỏa thuận hợp tác, 54 sẽ cung cấp dịch vụ vận hành đạt chuẩn quốc tế, góp phần nâng cao trải nghiệm của khách hàng và gia tăng lợi thế cạnh tranh của dự án Văn Lang Empire T&T Golf Club. Đặc biệt, theo sát định hướng phát triển bền vững của Tập đoàn T&T, 54 sẽ nghiên cứu và cung cấp các giải pháp phù hợp với đặc thù của dự án, lấy các tiêu chí chuẩn quốc tế để quản lý trong các hoạt động. “Việt Nam đang sở hữu một thị trường golf đầy tiềm năng với những yếu tố thuận lợi như văn hóa đa dạng, con người đam mê thể thao và môi trường kinh doanh năng động. Chúng tôi, 54, cam kết đồng hành cùng Việt Nam để phát triển ngành golf một cách bền vững. Việc hợp tác với T&T Golf cho dự án Văn Lang Empire T&T Golf Club là một minh chứng rõ ràng cho quyết tâm đó. Chúng tôi sẽ mang đến những kinh nghiệm quốc tế, dấu ấn thành công của các giải đấu toàn cầu kết hợp với sự hiểu biết sâu sắc về thị trường địa phương, để cùng nhau xây dựng dự án này trở thành một điểm đến hàng đầu thế giới, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường golf tại Việt Nam”, ông Jed Moore, Tổng giám đốc Tập đoàn 54 chia sẻ. Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club có quy mô khoảng 168 ha, nằm trong Khu đô thị huyền tích - Tam Nông Legendary do T&T Group làm chủ đầu tư và được vận hành phát triển bởi T&T Golf. Văn Lang Empire T&T Golf Club là dự án sân golf 36 hố đẳng cấp quốc đầu tiên mang thương hiệu T&T Golf được ra mắt thị trường sau quá trình Tập đoàn T&T nghiên cứu, tìm hiểu về ngành công nghiệp golf, nắm bắt các xu hướng phát triển golf bền vững trên toàn cầu cũng như hợp tác với các đối tác hàng đầu trong lĩnh vực golf trên thế giới. Hợp tác giữa T&T Golf và 54 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và tiêu chuẩn vận hành của sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club. Với kinh nghiệm và chuyên môn hàng đầu trong lĩnh vực quản lý sân golf trên thế giới, 54 sẽ đóng góp vào việc phát triển một môi trường chơi golf đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu của các golfer chuyên nghiệp và khách hàng cao cấp. Hai bên sẽ cùng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao giá trị thương hiệu của Văn Lang Empire T&T Golf Club trên bản đồ golf quốc tế. “Chúng tôi tin tưởng rằng, với tầm nhìn chiến lược và sự cam kết mạnh mẽ từ cả hai bên, sự hợp tác này sẽ mang lại những thành công vượt bậc và mở ra nhiều cơ hội mới cho cả T&T Golf và 54. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn đây sẽ là một bước tiến quan trọng, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành thể thao và du lịch Việt Nam”, ông Đỗ Vinh Quang, Phó chủ tịch T&T Group nói. Về định hướng, ông Đỗ Vinh Quang cho biết, trong vòng 5 năm tới T&T Group sẽ đầu tư thêm 3 sân golf gắn với các khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn tại các địa phương có thế mạnh về du lịch, là điểm đến yêu thích của du khách trong nước và quốc tế. Đây sẽ là các dự án liên kết vùng, tạo động lực thu hút du khách vừa đến du lịch, nghỉ dưỡng, vừa kết hợp chơi golf.
b5b8b87d9a9ebd0cffb9d63f859c1b73
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
15:32
4655499ad8ef5b2c0601a5ed1027a411
20240916
https://vietnamfinance.vn/he-sinh-thai-lam-dep-mailisa-cua-cap-doi-doanh-nhan-hoang-kim-khanh-va-phan-thi-mai-d115919.html
6ddaa43276dd7399a1fb93d9f58686c4
Hệ sinh thái làm đẹp Mailisa của cặp đôi doanh nhân Hoàng Kim Khánh và Phan Thị Mai
e5498919679caf10d6c07ae280ac57aa
Nhờ có 1 hệ sinh thái với nhiều công ty là pháp nhân đằng sau các thẩm mỹ viện trong chuỗi Mailisa, cặp đôi doanh nhân Hoàng Kim Khánh và Phan Thị Mai còn thu về hàng nghỉn tỷ doanh thu và lợi nhuận trăm tỷ.
de4d888859de5b19e2d7a7ea8187c08c
Những ngày qua, công chúng đổ dồn sự chú ý về việc vợ chồng doanh nhân Phan Thị Mai (hay còn được biết đến với biệt danh Mailisa) và Hoàng Kim Khánh tổ chức buổi tiệc tân gia đình đám tạicăn "biệt phủ"rộng hơn 4.000m2 tọa lạc ở quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh bất động sản "khủng", vợ chồng Mailisa - Hoàng Kim Khánh còn nổi tiếng với bộ sưu tập siêu xe đắt giá. Cặp đôi doanh nhân Hoàng Kim Khánh và Phan Thị Mai được biết đến là chủ sở hữu hệ thống Thẩm mỹ viện Mailisa. Theo thông tin từ website chính thức của Mailisa, sau 26 năm hoạt động, thương hiệu này đã phát triển mạnh mẽ với hơn 16 chi nhánh trên toàn quốc, cung cấp nhiều dịch vụ như phun màu thẩm mỹ, điều trị da, phẫu thuật thẩm mỹ và đào tạo. Hiện nay, ông Hoàng Kim Khánh và bà Phan Thị Mai sở hữu hàng loạt doanh nghiệp tại các tỉnh thành như Hà Nội, TP. HCM, Đắk Lắk, Cần Thơ, Bình Dương, Nghệ An, Phú Quốc... là pháp nhân đằng sau các thẩm mỹ viện trong chuỗi Mailisa. Các doanh nghiệp trong hệ thống chủ yếu tập trung vào lĩnh vực làm đẹp và dạy nghề, nhưng tên gọi dễ gây nhầm lẫn do chỉ khác nhau ở cách sắp xếp các cụm từ, thậm chí, thương hiệu MAILISA còn được sáng tạo tách rời thành MAI LI SA. Bên cạnh đó, 100% các doanh nghiệp này hoạt động ở mô hình TNHH hoặc TNHH MTV và đứng tên ông Khánh hoặc bài Mai, cho thấy không có hoạt động tham gia góp vốn từ bên ngoài. Doanh nghiệp do ông Hoàng Kim Khánh đứng tên gồm: Công ty TNHH Dịch vụ Mailisa (thành lập 7/9/7/2018, vốn điều lệ 10 tỷ, TP. HCM); Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu MK SKINCARE (thành lập ngày 20/9/017, vốn điều lệ 10 tỷ, TP. HCM); Công ty TNHH Thương mại Mailisa (thành lập 14/10/2015, vốn điều lệ ban đầu 1 tỷ đồng, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk); Công ty TNHH Một thành viên Mailisa (thành lập ngày 13/7/2018, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương); Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ Mailisa (thành lập 17/7/2018, vốn điều lệ 15 tỷ đồng, TP. Hà Nội); Công ty TNHH Dịch vụ Một thành viên Mailisa (thành lập 9/4/2020, vốn 10 tỷ đồng. TP. Cần Thơ); Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Mailisa (thành lập 30/6/2020, TP. Đà Nẵng); Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Mailisa (thành lập năm 2023 ở TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang); Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Một thành viên Mailisa (thành lập tháng 7/2023 ở TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, nhưng đến tháng 10/2023 đã ngừng hoạt động Về phía bà Phan Thị Mai có đứng tên ở một số doanh nghiệp như: Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ MAI LI SA (thành lập 6/7/2009, ngừng hoạt động); Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu MAIKABEAUTY (thành lập 14/8/2023. TP. HCM); Công ty TNHH MAI LI SA (thành lập 20/7/2007, 86+88+92 Huỳnh Văn Bánh, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP. HCM). Đáng chú ý, tại các doanh nghiệp của hệ sinh thái của vợ chồng Mailisa các cổ đông đều không được tiết lộ. Công ty TNHH MAI LI SA được xem là "cái nôi" đầu tiên ươm mầm khởi nghiệp cho bà Phan Thị Mai, và là đơn vị "chủ chốt" trong hệ thống, được, có địa chỉ 86+88+92 Huỳnh Văn Bánh, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP. HCM, thành lập vào năm 2007 và có vốn điều lệ “vỏn vẹn” 1 tỷ đồng. Trong năm 2023, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu cao nhất lịch sử với 307,6 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với năm 2022 (258,2 tỷ đồng). Lũy kế 5 năm gần nhất (2019 - 2023), tổng doanh thu của Công ty TNHH Mai Li Sa đã vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng (trung bình thu 200 tỷ đồng mỗi năm). Tương tự ở Công ty TNHH Thương mại Mailisa, đơn vị đầu mối hoạt động khu vực TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, cũng có vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng. Từ năm 2019 – 2023 doanh thu của doanh nghiệp đạt lần lượt là 22,5 tỷ đồng, 48 tỷ đồng, 50,8 tỷ đồng, 73 tỷ đồng và 75,2 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế ở giai đoạn trên cũng đạt lần lượt là 11,8 tỷ đồng, 25,1 tỷ đồng, 19,7 tỷ đồng, 29,1 tỷ đồng và 28,2 tỷ đồng. Về phía, Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ MAILISA thành lập 17/7/2018, vốn điều lệ 15 tỷ đồng, có địa chỉ TP. Hà Nội. Năm 2019, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần đạt ở mức 61,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 26,2 tỷ đồng. Đấy được xem là mức lợi nhuận “khủng” của doanh nghiệp chỉ ngay sau hơn 1 năm thành lập Bước sang năm 2020, doanh thu thuần tăng vọt lên gấp 2,5 lần, từ mức 61,7 tỷ lên gần 158 tỷ. Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp trong năm 2020 là 90,3 tỷ đồng, đạt mức 57,1% (tăng gần 70% so với năm 2019). Năm 2021, doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng nhẹ lên 164,5 tỷ đồng, tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm gần 20% xuống 74,9 tỷ đồng. Cần nói thêm rằng, năm 2020, 2021, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, theo các số liệu thống kê cho thấy, doanh thu của MAILISA văn tăng đột biến.
0d40d7060be9d7dfb71c1c9afb5c45a7
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
08:00
5188aa9e6815c731a69a0c302c772797
20240916
https://vietnamfinance.vn/clb-nha-dau-tu-von-tu-nhan-se-keu-goi-35-ty-usd-von-cho-khoi-nghiep-d115970.html
a86228d23d5dbcc0e7aa91f79334ed12
CLB Nhà đầu tư vốn tư nhân sẽ kêu gọi 35 tỷ USD vốn cho khởi nghiệp
9b4f1f7faaa67876e7549425ea9806e8
Đến năm 2035, CLB Nhà đầu tư vốn tư nhân (Vietnam Private Capital Agency - VPCA) đặt mục tiêu kêu gọi 35 tỷ USD vốn đầu tư tư nhân dành cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
77329e7bc9b7d811716a66416b94a109
Câu lạc bộ Nhà đầu tư vốn tư nhân (Vietnam Private Capital Agency - VPCA) chính thức ra mắt ngày 12/9, mở ra một chương mới trong thị trường đầu tư tại Việt Nam thông qua việc thúc đẩy nguồn vốn đầu tư mạo hiểm (VC) và vốn cổ phần tư nhân (PE). Đến năm 2035, VPCA đặt mục tiêu kêu gọi 35 tỷ USD vốn đầu tư tư nhân dành cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, qua đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế bền vững. VPCA được sáng lập bởi các nhà đầu tư bao gồm: bà Lê Hoàng Uyên Vy (Giám đốc điều hành tại Do Ventures), ông Bình Trần (Đồng sáng lập của AVV), ông Vinnie Lauria (Sáng lập của Golden Gate Ventures), ông Max-F. Scheichenost (Giám đốc điều hành tại Mekong Capital) và ông Justin Nguyễn (Giám đốc điều hành tại Monk’s Hill Ventures). Theo bà Lê Hoàng Uyên Vy, Chủ tịch VPCA, Việt Nam đang chứng kiến một thời điểm bản lề khi các quỹ đầu tư nước ngoài ngày càng chú trọng cơ hội đầu tư tại đất nước chúng ta, đồng thời Chính phủ cũng liên tục đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy môi trường kinh doanh phát triển mạnh mẽ. "VPCA cam kết tận dụng tối đa tiềm năng này, đảm bảo rằng dòng vốn sẽ được phân bổ hiệu quả nhằm hỗ trợ đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế bền vững", Chủ tịch VPCA khẳng định. Còn theo ông, Kobe Ge, Giám đốc khu vực thị trường vốn Trung Quốc tại NYSE, các nhà đầu tư quốc tế ngày càng quan tâm đến Việt Nam nhờ tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc, cơ cấu dân số trẻ đầy tiềm năng, và những cam kết mạnh mẽ từ chính phủ trong việc thúc đẩy đổi mới thông qua các chính sách mang tầm nhìn dài hạn. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và cộng đồng khởi nghiệp năng động, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư VC và PE. Tuy nhiên, nhu cầu về việc triển khai vốn một cách có cấu trúc, nâng cao kiến thức chuyên môn, và cung cấp các cơ chế hỗ trợ hiệu quả vẫn là điều cần thiết. "Dù cơ hội đầu tư tại Việt Nam rất phong phú, nhưng chúng ta vẫn ở vị trí phía sau so với các khu vực phát triển hơn như Bắc Mỹ, nơi chiếm gần một nửa tổng số vốn tư nhân huy động trong năm 2023. Có một khoảng trống rõ ràng trong dòng chảy vốn chỉ có thể được thu hẹp thông qua các sáng kiến chiến lược và sự hỗ trợ toàn diện hơn cho nguồn vốn tư nhân," ông Bình Trần, Phó Chủ tịch VPCA nói.
7358673b2d4e35204428f2bee6245079
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
09:36
4a435f7f2f501b8615f14a4d71438779
20240916
https://vietnamfinance.vn/vietnamfinance-ho-tro-truyen-thong-cho-cac-doanh-nghiep-hau-bao-yagi-d116014.html
33acf513f9917b773b6fcb9839f67b3f
VietnamFinance hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp hậu bão Yagi
a0e2000dec84834e95e3567330ee7d43
Siêu bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam ngày 7/9 vừa qua đã để lại hậu quả nặng nề đối với khu vực miền Bắc nước ta. Nhằm đồng hành cùng các đơn vị trong giai đoạn khó khăn này, Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance sẽ triển khai chương trình hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi cơn bão này.
f3d75d80e5ce82493977e78168d58981
Trong ngày 7/9/2024, siêu bão Yagi đã đổ bộ vào nước ta, gây ảnh hưởng nặng nề cho các địa phương, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. Không chỉ tấn công mạnh mẽ vào các tỉnh thành như Quảng Ninh, Hải Phòng… siêu bão Yagi còn gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Sau bão, nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất và nhà dân bị tốc mái; các phương tiện tàu thuyền bị chìm, trôi dạt trên biển; cây xanh gãy đổ cùng nhiều trạm điện, trạm viễn thông bị hư hỏng nặng nề… Siêu bão đã khiến nhiều cơ quan, doanh nghiệp thiệt hại rất lớn, phải tốn nhiều thời gian, công sức để khôi phục các hoạt động sản xuất đời sống và sản xuất kinh doanh. Tuy chưa thể thống kê được những thiệt hại do bão Yagi gây ra cho Việt Nam, nhưng theo tính toán sơ bộ, con số có thể lên tới hàng tỷ USD. Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance xin gửi lời cảm thông sâu sắc, chia sẻ những khó khăn, mất mát đến toàn bộ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi trong thời gian vừa qua. Trên tinh thần chia sẻ, đồng hành và hỗ trợ, Tạp chí sẵn sàng giúp đỡ đăng tải các thông tin về quá trình này nhằm góp phần giúp cho cộng đồng doanh nghiệp sớm ổn định sản xuất kinh doanh, tiếp tục đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế. Mọi thông tin, bài viết xin gửi về cho Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance qua địa chỉ email: [email protected]. Liên hệ: Cô Vân Anh, điện thoại: 0989254170.
d3ac7665ec4d309d8252b5c7c9381e76
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
16:33
efae413eed2add387cc399645637d39f
20240916
https://vietnamfinance.vn/nha-dau-tu-ngo-lo-chung-khoan-thanh-khoan-xuong-thap-tham-hai-d116018.html
ec4daaf212c065e69b225a872a9e00a4
Nhà đầu tư ‘ngó lơ’ chứng khoán, thanh khoản xuống thấp ‘thảm hại’
dbf8a9eb600c993b80a46a703f2d7c21
(VNF) – Thị trường chứng khoán diễn biến ảm đạm khi thanh khoản xuống mức cực thấp. Tuy nhiên, vẫn có số ít cổ phiếu gây ấn tượng đặc biệt, điển hình là SSB và VNZ.
4ee91aaeab8e76f90a1f37ab5902c3a7
Chỉ số VN-Index tiếp tục giằng co trong biên độ hẹp trong phiên 12/9, với mức tăng kết phiên chỉ trên 3 điểm. Nhưng điểm đáng chú ý hơn là thanh khoản trên sàn chứng khoán cực thấp. Cụ thể, trên sàn HoSE, khối lượng khớp lệnh chỉ đạt 381 triệu cổ phiếu, thấp nhất trong vòng hơn một năm qua. Giá trị giao dịch chỉ vỏn vẹn 9.287 tỷ đồng, trong khi trung bình 3 tháng qua là trên 15.000 tỷ đồng, tức là thấp hơn khoảng 40%. Nhiều nhà đầu tư cho rằng việc thanh khoản xuống thấp đến mức “thảm hại” là do tình hìnhbão, lũ, lụt tại miền Bắcảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp, doanh nhân và người dân qua đó ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, mặt khác tâm lý “phòng thủ” trong bối cảnh thiên tai hoành hành cũng khiến những người có tiền chọn “đứng ngoài quan sát”. Tuy nhiên, dẫu sao, việc nhà đầu tư “ngó lơ” thị trường chứng khoán cũng cho thấy kênh đầu tư này đang thiếu sự hấp dẫn, trong bối cảnh các yếu tố thuận lợi và bất lợi đan xen và đang khá cân bằng. Nếu giá cổ phiếu không trở nên hấp dẫn, khó lòng kích hoạt được dòng tiền tham gia vào thị trường trong ngắn hạn. Về diễn biến thị trường, cổ phiếu SSB của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) và cổ phiếu VNZ của Công ty Cổ phần VNG gây ấn tượng đặc biệt trong phiên. Với SSB, cổ phiếu này mất 5,94% giá trị, đánh dấu phiên giảm mạnh thứ ba liên tiếp với mức giảm tổng cộng lên đến gần 17%. Trong khi đó, cổ phiếu VNZ ghi nhận phiên tăng kịch trần thứ hai liên tiếp, sau khi VNG công bố thông tin về việc nhà sáng lập Lê Hồng Minh vẫn đang là Tổng giám đốc và người đại diện theo pháp luật của VNG, đồng thời khẳng định việc hoạt động, sản xuất và quản trị tại VNG vẫn đang diễn ra bình thường. Đối với các nhóm ngành, ngân hàng trở thành trụ đỡ chính cho thị trường khi đa số cổ phiếu ghi nhận sắc xanh, trong đó VCB, VPB, ACB, VIB, TPB đều tăng trên 1%. Các ngành sản xuất, năng lượng, công nghệ cũng nghiêng về sắc xanh nhưng biên độ biến động nhìn chung không lớn. Cổ phiếu chứng khoán và bất động sản giao dịch kém khả quan nhưng các mã đa số cũng chỉ giảm nhẹ, ngoại trừ một số cái tên như NVL giảm 3,8% (tiếp tục lao dốc sau thông tin bị cắt margin), DXG gảm 2,01%, SGR giảm kịch sàn.
ecc48248255103c333873d039e2d6215
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
15:44
a929a723e63dbf7f4c58cf76e099470d
20240916
https://vietnamfinance.vn/hai-truong-hop-o-to-duoc-bao-hiem-khi-bi-ngap-nuoc-do-bao-lu-d115990.html
5df2f07aa99890ed4d5a065617c0a619
Hai trường hợp ô tô được bảo hiểm khi bị ngập nước do bão lũ
72a8a7da04b23b27ea760c6c88c0b5a5
Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp ở các tỉnh miền núi phía Bắc, ngoài thiệt hại về người, rất nhiều tài sản bị hư hại, trong đó có hàng ngàn chiếc ô tô bị ngập trong nước. Liệu tổn thất như vậy có được các công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại?
7e6a1133747a933ff90ef00081ceda8a
Theo ông Quân Nguyễn, đại diện một DN môi giới bảo hiểm cho biết, trường hợp xe bị ngập nước do bão lũ, thiên tai sẽ được bảo hiểm chi trả nếu chủ xe có tham giabảo hiểm vật chất xe ô tôtự nguyện. “Phạm vi của bảo hiểm vật chất xe ô tô gồm: đâm va, lật đổ, thiệt hại do thiên tai (bão lũ, giông tố), hoả hoạn cháy nổ, mất toàn bộ xe do trộm cướp”, ông Quân thông tin thêm. Tuy nhiên, ông Quân Nguyễn cũng lưu ý với các chủ xe có 2 khả năng xảy ra trong trường hợp xe ô tô bị ngập do mưa bão. Đầu tiên, trường hợp xe chỉ bị ngập nước, không nổ máy, hư hỏng nội thất xe được xác định thiệt hại bởi giám định viên của DNBH thì nhà bảo hiểm sẽ chi trả theo danh mục quy định tại điều khoản hợp đồng. Trường hợp thứ 2, xe bị ngập nước nhưng nếu chủ xe vẫn khởi động (cố tình hoặc chưa hiểu biết), gây ra hiện tượng thuỷ kích (nước vào động cơ), cũng theo xác định thiệt hại của giám định viên thì khách hàng vẫn được bồi thường, nhưng chủ xe sẽ đồng chi trả cùng nhà bảo hiểm, thường là mức 20% (nhà bảo hiểm chi trả 80%). “Thời điểm đó sẽ theo xác định của giám định viên thuộc trường hợp nào, nhà bảo hiểm sẽ chi trả theo trường hợp đó”, ông Quân nhấn mạnh. Cũng theo ông Quân Nguyễn, khi xe ô tô bị ngập nước do thiên tai, lụt lội, chủ xe cần phải lưu ý 4 yếu tố sau. Đầu tiên, cần thông báo thiệt hại đến nhà bảo hiểm thông qua kênh tổng đài để được hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp, có trường hợp chỉ cần chụp hình quay video, nhưng có trường hợp DNBH sẽ cử giám định viên xuống trực tiếp để xác định tổn thất. “Đây là quy định bắt buộc các chủ xe phải tuân thủ để đảm bảo được hưởng toàn bộ quyền lợi nếu không muốn bị áp chế tài đồng chi trả của nhà bảo hiểm”, ông Quân khuyến cáo. Thứ hai, giám định viên sẽ liên hệ với chủ xe, nếu trường hợp họ xuống trực tiếp thì cần giữ nguyên hiện trường, đồng thời giám định viên sẽ hướng dẫn có cần gọi cơ quan chức năng hay không. Nếu trường hợp mà giám định viên không xuống hiện trường, cần thống nhất rõ phương án và chạy xe đến xưởng sửa chữa 2 bên đã thoả thuận. Thứ ba, bên xưởng sửa chữa sẽ kiểm tra tình trạng xe, cần sửa chữa hạng mục nào, hết chi phí bao nhiêu…và gửi thông tin cho bên nhà bảo hiểm để duyệt giá. Sau khi duyệt xong, có đầy đủ chữ ký của các bên có trách nhiệm liên quan, thì tiến hành sửa chữa. Cuối cùng, cần lưu ý, nhà bảo hiểm sẽ chỉ chi trả trong phạm vi bảo hiểm và theo danh mục quy định tại điều khoản hợp đồng, chủ xe muốn sữa chữa thêm hạng mục nào đó theo yêu cầu ngoài danh mục thì phải tự lo chi phí. “Các chủ xe nên đưa xe đến các hệ thống liên kết với nhà bảo hiểm để được hỗ trợ và giải quyết nhanh chóng. Còn nếu, chủ xe có xưởng sữa chữa quen, không nằm trong hệ thống liên kết của DNBH, chủ xe sẽ phải tạm ứng trước chi phí sữa chữa. DNBH sẽ căn cứ vào hồ sơ để tiến hành chi trả sau”, ông Quân nói thêm. Thời hạn nộp hồ sơ bồi thường, trả tiền bảo hiểm như thế nào?Cụ thể, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2023 có quy định thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.Theo đó, thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm là 01 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.Còn với thời hạn bồi thường, trả tiền bảo hiểm, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, DNBH phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn thì DNBH phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường.
8a4d42a61f9329ea9ed6fb05e12570e3
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
07:30
8be44451b938c72bccfa783dbb3e81d1
20240916
https://vietnamfinance.vn/go-vuong-cho-du-an-4400-ty-cua-trung-nam-da-nang-xin-y-kien-cua-thu-tuong-d115939.html
7199c764ced2104b6903f6cbb1962a81
Gỡ vướng dự án 4.400 tỷ của Trung Nam, Đà Nẵng xin ý kiến Thủ tướng
6551f780238dc40b64c67afbdf5dd026
UBND TP.Đà Nẵng đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và hiện đang chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ gỡ vướng cho dự án Golden Hills City.
e3b1bc8501169f65b01628e5961cab08
UBND TP. Đà Nẵng vừa thông tin về kiến nghị củaCông ty cổ phần Trung Nam(Trungnam Land) liên quan dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam – Thủy Tú (Golden Hills City). Theo đó, nhà đầu tư đề nghị điều chỉnh dự án Golden Hills City theo Luật đầu tư năm 2020 một số nội dung. Cụ thể, cập nhật thông tin nhà đầu tư, tên dự án, mục tiêu (bổ sung nội dung xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê, cho thuê mua), quy mô, tổng vốn đầu tư (từ 4.447 tỷ đồng lên 7.648 tỷ đồng), tiến độ thực hiện dự án (từ 2010 – 2016 điều chỉnh thành 2023 – 2029). UBND TP. Đà Nẵng cho biết, trước đây UBND thành phố cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án nhưng chưa lập thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư theo quy định. Việc điều chỉnh dự án hiện thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, UBND TP. Đà Nẵng không có cơ sở thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. Theo UBND TP. Đà Nẵng, vướng mắc của dự án đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến. Hiện UBND thành phố và các sở, ngành vẫn đang tìm cách tháo gỡ. Tháng 6/2023, UBND TP. Đà Nẵng đã có công văn gửi Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ (Bộ Xây dựng) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị về vấn đề này. Tháng 12/2023, UBND TP. Đà Nẵng tiếp tục có công văn gửi các Bộ Xây dựng; Tài nguyên – Môi trường; Tư pháp. Đến nay, mới có Bộ Tư pháp có công văn trả lời thành phố. Ngày 27/6/2024, UBND thành phố tiếp tục có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành liên quan xem xét, xử lý kiến nghị của công ty. Hiện thành phố đang chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Dự án Golden Hills City được TP. Đà Nẵng giao đất cho nhà đầu tư vào tháng 10/2008, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào tháng 3/2010 với diện tích khoảng 381,3ha. Tổng vốn đầu tư đăng ký ban đầu là 4.447 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2010-2016. Vào năm 2012, Golden Hills City từng bị Thanh tra Chính phủ kết luận có hàng loạt vi phạm liên quan tới giao đất, cho thuê đất, cấp phép đầu tư không đúng quy định. Tuy nhiên, Đà Nẵng đã cấp sổ hồng cho hàng trăm ha đất thuộc dự án và chủ đầu tư đã bán nhiều biệt thự, nhà phố trong dự án cho dân vào ở. Trungnam Land nằm trong hệ sinh thái của Trungnam Group. Doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
4c20f696b9463a5e958a5752d870fcbe
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
07:45
1ae0c6f6e8df7b265a9a43548f03edec
20240916
https://vietnamfinance.vn/bao-hiem-nhan-tho-boi-thuong-gan-10-ty-cho-nan-nhan-bao-yagi-d116003.html
8948a18116180c771110027b3951b83c
Bảo hiểm nhân thọ bồi thường gần 10 tỷ cho nạn nhân bão Yagi
efa17939a188933e401ba7fc08ad5bba
Tổng cộng có 15 trường hợp người tham gia bảo hiểm được 6 DNBH nhân thọ ghi nhân thiệt hại về người do cơn bão số 3 (Yagi) và số tiền dự kiến chi trả bồi thường khoảng 9,72 tỷ đồng
af7dd784a08537b6e8922701dc6d03a8
Tính đến ngày 11/09/2024, một số DNbảo hiểm nhân thọđã ghi nhận báo cáo sơ bộ và thống kê thiệt hại về người do cơn bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu sau bão gây ra. Cụ thể, Bảo hiểm AIA cho biết, thông qua trưởng đại diện kinh doanh, văn phòng kinh doanh tại các địa bàn, AIA Việt Nam ghi nhận có 5 khách hàng đã tử vong, trong đó có 4 khách hàng tại Hải Dương và 1 khách hàng tại Quảng Ninh.Tổng quyền lợi bảo hiểm của 5 khách hàng này tại AIA Việt Nam là khoảng 6,5 tỷ đồng. Theo đại diện AIA, sau khi xác nhận bước đầu, công ty đã chấp thuận chi trả cho toàn bộ các khách hàng này. Tương tự, Công ty Bảo hiểm Dai -ichi ghi nhận 6 trường hợp tử vong trong vụ sạt lở tại Yên Bái, với số tiền bồi thường ước tính khoảng 2,7 tỷ đồng. Ngoài ra, bảo hiểm Sunlife, Cathay Life, và Generali đều có một vụ khách hàng thiệt hại về người, dự chi trả lần lượt là 260 triệu đồng, 30 triệu đồng và 20 triệu đồng. Bảo hiểm Bảo Việt cũng đã tiếp nhận một vụ thiệt hại do lũ lụt tại các tỉnh miền núi phía Bắc, với số tiền dự kiến chi trả khoảng 210 triệu đồng. Như vậy, tổng cộng đã có 6 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ghi nhận thiệt hại về người từ các khách hàng tham gia hợp đồng bảo hiểm và 15 trường hợp thương vong đã được báo cáo, với số tiền dự kiến chi trả ban đầu ước tính khoảng 9,72 tỷ đồng. Song song với đó, các DNBH nhân thọ khác như Prudential, Manulife, Chubb, Phú Hưng Life, Hanwha… xác nhận đều đã rà soát, nhưng chưa ghi nhận trường hợp khách hàng nào bị thiệt hại do bão và lũ. Bên cạnh đó, mảngbảo hiểm phi nhân thọhiện đã và đang ghi nhận tổn thất nặng nề về tài sản cho cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, con số bồi thường ngày càng tăng thêm. Tính đến thời điểm ngày 11/09, PJICO ghi nhận khoảng 500 vụ tổn thất, VNI ghi nhận hơn 200 vụ tổn thất, VBI ghi nhận trên 400 vụ tổn thất, Bảo Việt ghi nhận 437 vụ tổn thất, mỗi DN ước tính bồi thường hàng trăm tỷ đồng. Bảo hiểm BSH cũng đã ghi nhận 100 vụ tổn thất về tài sản, 250 vụ tổn thất về xe cơ giới. BIC ghi nhận gần 624 vụ tổn thất (trong đó có 44 vụ về bảo hiểm hàng hải, 308 vụ về tài sản, kỹ thuật, hơn 272 vụ về xe cơ giới), ước tính thiệt hại khoảng 213 tỷ đồng. Tổn thất nặng nhất đến thời điểm này theo ghi nhận là bảo hiểm PVI với hơn 500 vụ, ước tổng mức khiếu nại bồi thường hơn 2.000 tỷ đồng (không bao gồm tổn thất về bảo hiểm xe cơ giới và con người). “Đây có thể là tổn thất lịch sử không mong muốn của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và Bảo hiểm PVI nói riêng”, đại diện PVI nhấn mạnh. Bên cạnh đó, Fubon ghi nhận 102 vụ về bảo hiểm tài sản, thiệt hại ước tính 69,7 tỷ đồng. Cathayghi nhận 24 vụ về bảo hiểm tài sản, thiệt hại ước tính 72 tỷ đồng. Mới đây, chỉ đạo lĩnh vực bảo hiểm tại Công điện số 92/CĐ-TTg ngày 10/9/2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm khẩn trương thực hiện bồi thường tổn thất cho bên mua bảo hiểm bảo đảm nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời theo đúng thỏa thuận hợp đồng và quy định pháp luật.Theo ghi nhận của VietnamFinance, đến thời điểm ngày 11/09, DNBH phi nhân thọ đã tiếp nhận gần 2.900 vụ tổn thất, DNBH nhân thọ có 15 trường hợp ghi nhận thương vong về người. Đồng thời, lãnh đạo và cán bộ nhân viên các DNBH đã và đang nỗ lực cao nhất để liên lạc, tiếp cập với khách hàng, người thân, hỗ trợ thủ tục, giám định và chi trả bồi thường nhanh nhất, nhằm chia sẻ rủi ro, mất mát, cùng vượt qua khó khăn, sớm ổn định đời sống, sản xuất.
61cc73bf383ab400ccbb2d9473eb5286
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
12:15
32b52ab917b4cb7235592e87b2ba2375
20240916
https://vietnamfinance.vn/vi-sao-kinh-cao-oc-vo-trong-sieu-bao-yagi-d115996.html
fdc5ee8c4ac87684b5f773e435700f29
Vì sao kính cao ốc vỡ trong siêu bão Yagi?
c31584d6ea15e47e95b151b24d97e77e
tieu-diem
Trong cơn bão Yagi vừa qua, hình ảnh các tấm kính tại các cao ốc ở Quảng Ninh bị vỡ đã minh chứng cho sức công phá kinh hoàng của siêu bão này. Theo các chuyên gia, đây không phải là hiện tượng bất thường.
1643c25012e876c9035466be768e4b0b
Trước khi phá vỡ kính các tòa nhà ở Quảng Ninh, bão Yagi đã phá hoại một loạt công trình tại đảo Hải Nam và của Trung Quốc. Hai công trình tiêu biểu trong số này là khách sạn Ritz Carlton và một nhà hàng nổi tiếng bên bờ biển được ốp kính bên ngoài. Tại khách sạn Ritz Carlton, nhiều mảng kính lớn đã bị vỡ nát trước sức công phá của Yagi. Trước đó, khi đổ bộ vào nước Mỹ, các siêu bão như Katrina, Haiyan cũng đã “bóc” kính hàng loạt tòa nhà, đơn giản vì sức gió quá mạnh. Tại Quảng Ninh vừa qua, không chỉ các tòa nhà cao tầng mà công trình thấp tầng như Bảo tàng Quảng Ninh cũng bị vỡ hàng loạt ô kính. Các tòa nhà cao tầng mới xây rất hiện đại như tổ hợp Citadines, khách sạn Alacarte Hạ Long, FLC Hạ Long, Sea Star… đều ít nhiều bị vỡ kính. Trao đổi với chúng tôi, các chuyên gia đều cho rằng việc kính vỡ do siêu bão đơn giản là vì sức gió quá mạnh. Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia hàng đầu về dự báo thời tiết nói việc các tòa cao ốc bị vỡ kính khi gặp siêu bão là chuyện bình thường. Nhiều năm theo dõi, nghiên cứu các cơn bão trên thế giới, tiến sỹ Nguyễn Ngọc Huy cho biết khi đối diện với các siêu bão, việc các công trình kiến trúc, đặc biệt là các công trình cao tầng mà có mặt dựng là kính sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. “Vấn đề không phải là không thể chống được siêu bão, mà là làm như thế thì quá tốn kém và thế giới họ cũng chấp nhận sống chung với vấn đề này”, ông nói. Theo ông Vũ Thành Trung, Giám đốc trung tâm kết cấu và xây dựng, Viện khoa học công nghệ xây dựng (IBST), bão Yagi là cơn bão cực lớn từ trước tới nay nhưng do tiêu chuẩn thiết kế của Bộ Xây dựng ban hành, các kết cấu xây dựng chỉ đến cấp 12. Mặc dù các chủ đầu tư đã chủ động “nâng cấp” công trình, xây dựng chịu gió lên tới cấp 14, 15, tuy nhiên mức gió giật trên cấp 17 của bão Yagi đã khiến cho kính bị vỡ. Trong cuộc họp trực tuyến báo cáo với Thủ tướng Chính Phủ, ông Cao Tường Huy – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đánh giá bão Yagi là một thảm hoạ đối với địa phương, với sức ảnh hưởng chưa từng có. Ghi nhận của cơ quan chức năng Quảng Ninh cho thấy hồi 13 giờ ngày 07/9, bão số 3 ở trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng cường độ cấp 12, giật cấp 16, nhưng khi đổ bộ vào Bãi Cháy, bão có cường độ cấp 14, giật tới cấp 17 và đây là cường độ gió cấp siêu bão, rất ít khi xuất hiện ở Việt Nam. Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, bão số 3 là cơn bão có rất nhiều diễn biến phức tạp, hiếm gặp. “Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông. Mức độ giảm cấp trên đường đi của bão không theo quy luật. Thời gian lưu bão trên đất liền kéo dài suốt 12 giờ đồng hồ”, ông Mai Văn Khiêm nhấn mạnh. Trong cơn bão Yagi vừa qua, tại khách sạn Alacarte Hạ Long, một số tấm kính đã bị vỡ và đoạn clip quay lại hình ảnh này đã xuất hiện trên các trang mạng xã hội, gây ấn tượng với nhiều người. Tuy nhiên, ít người biết trên thực tế dự án này đã áp dụng gần như những tiêu chuẩn cao nhất đối với nhà cao tầng. Vẫn theo ông Vũ Thành Trung, trong quá trình thẩm tra và thí nghiệm với mô hình 1-1 thì bộ khung nhôm của Tòa nhà đã được thí nghiệm với sức gió gấp 1,5 lần so với yêu cầu kĩ thuật. Nhưng thực tế sức gió tâm bão giật trên cấp 17 thì việc vỡ kính trong đợt bão này là bất khả kháng. Trao đổi với chúng tôi, đại diện chủ đầu tư dự án A la carte Hạ Long cho biết đây là công trình cấp I, đã được chủ đầu tư thực hiện các công tác thiết kế, thi công, giám sát, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định hiện hành của Nhà nước về lĩnh vực xây dựng và đã được Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào sử dụng. Các nhà thầu được chủ đầu tư lựa chọn tham gia thực hiện dự án đều là các đơn vị tư vấn thiết kế và thi công uy tín hàng đầu trong nước và nước ngoài, trong đó thiết kế kiến trúc do Công ty Aedas (Singapore) & Cubic thực hiện; thiết kế kết cấu do Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam - VNCC; tổng thầu xây dựng và hoàn thiện là Ricons; tổng thầu M&E là Công ty REE và tư vấn giám sát: Công ty TNHH Artelia Việt Nam. Riêng đối với phần vách kính mặt dựng của tòa nhà, chủ đầu tư đã lựa chọn đơn vị tư vấn quốc tế Koltay (Dubai - UAE), là đơn vị tư vấn uy tín trên thế giới về lĩnh vực thiết kế mặt dựng. Chủ đầu tư cũng đã thuê đơn vị tư vấn độc lập thẩm tra thiết kế mặt dựng và tiến hành thí nghiệm hệ mặt dựng theo các tiêu chuẩn quốc tế tại Viện Khoa học công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng (IBST). Phần mặt dựng do nhà thầu Hasky thi công lắp đặt còn phần khối đế do nhà thầu Epower đảm nhiệm. Đây đều là các nhà thầu lớn, có uy tín hàng đầu ở Việt Nam về thi công mặt dựng và đã triển khai lắp đặt mặt dựng nhiều công trình cao tầng, công trình trọng điểm tại Việt Nam. “Việc một số tấm kính vỡ là sự kiện bất khả kháng do thiên tai nằm ngoài khả năng kiểm soát của các bên. Tuy nhiên, với tư cách là chủ đầu tư xây dựng tòa nhà đồng thời là chủ sở hữu của một phần tài sản tại tòa nhà, chúng tôi đang nỗ lực để khắc phục thiệt hại”, đại diện chủ đầu tư cho biết. Ngay trong ngày 8-9/9/2024, chủ đầu tư đã tiến hành bịt các phần kính bị bung, vỡ bằng tấm Aluminium để tránh thiệt hại đối với nội thất bên trong căn hộ trong thời gian chờ để khôi phục lại toàn bộ thiệt hại kính mặt ngoài. Chủ đầu tư cũng đang tiếp tục làm việc với các đơn vị tư vấn, nhà thầu để lên phương án khắc phục, sửa chữa, thay thế hệ thống kính bị ảnh hưởng. Chủ đầu tư cho biết qua trao đổi sơ bộ với đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công, thời gian để khắc phục hậu quả dự kiến khoảng 3 tháng do lớp kính mặt ngoài và một số phụ kiện phải đặt và nhập khẩu từ nước ngoài. Theo ông Đào Văn Kiên, Chủ tịch Hasky, đơn vị thi công mặt dựng của dự án, việc thi công đã tuân thủ theo đúng thiết kế, tuân thủ theo hồ sơ thiết kế của đơn vị tư vấn quốc tế Koltay, là đơn vị uy tín trên thế giới về thiết kế mặt dựng. Tất cả các vật liệu xây dựng đều được nhập khẩu đúng nguồn gốc nên có thể khẳng định sự việc vừa rồi là bất khả kháng. Đồng quan điểm, đại diện của Artelia Việt Nam - đơn vị giám sát dự án cho biết việc giám sát dự án đã được tiến hành nghiêm túc, đầy đủ theo quy định chung, các bước thi công dự án hoàn toàn đảm bảo chất lượng và thi công đúng bản vẽ. Artelia hiện là đơn vị giám sát quốc tế đứng thứ 3 của Pháp và đứng thứ 10 thế giới và đã tham gia nhiều dự án quan trọng tại Việt Nam.
3b34a24ccb59eb443f1a8e9f363e85dc
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
10:06
3fb37586d673f08c2505b3a1a3829bef
20240916
https://vietnamfinance.vn/da-nang-beu-ten-loat-dn-no-bao-hiem-xa-hoi-y-te-tien-ty-d115972.html
c4338834864a8d2d42889d4520f94d49
Đà Nẵng: Bêu tên loạt DN nợ bảo hiểm xã hội, y tế tiền tỷ
4f3639b2cf4478ea59970fa7cd2584fc
Bảo hiểm xã hội TP. Đà Nẵng vừa công bố danh sách 334 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN kéo dài, số tiền lớn trên địa bàn thành phố, tính đến ngày 31/8.
be52bb7bef80468f2e8b76413721dc40
Theo đó,doanh nghiệp có số tiền nợ lớnnhất là Công ty Cơ khí ô tô và thiết bị điện Đà Nẵng (KCN Hòa Khánh, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu) 13,6 tỷ đồng. Tiếp đến là Chi nhánh II - Công ty cổ phần Công nghiệp Quảng An I tại Đà Nẵng (đường Trường Sa, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn) 12,5 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Cơ khí - Lắp máy Sông Đà - Chi nhánh 5 (đường Nguyễn Văn Cừ, quận Liên Chiểu) 10,9 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp khác cũng có số tiền nợ lớn gồm: Công ty TNHH trang trí nội thất & quảng cáo Sài Gòn DAD (đường Tôn Thất Đạm, quận Thanh Khê) 8,5 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Lilama 7 (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu), 7,1 tỷ đồng. Ngoài ra còn có: Công ty TNHH KOKILI Việt Nam (KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu) 1,6 tỷ đồng; Công ty Cổ phần An Phú Quý (phường Thanh Bình, quận Hải Châu) 1 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Tập đoàn VN Đà Thành (phường Thạch Thang, quận Hải Châu) 1,8 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV thiết kế kiến trúc RAYMOND Việt Nam (đường Bạch Đằng, quận Hải Châu) 1,7 tỷ đồng… Theo Bảo hiểm xã hội TP. Đà Nẵng, hiện nay, tình trạng chậm BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vị sử dụng lao động khá nghiêm trọng. Trong đó đặc biệt, một số doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN kéo dài với số tiền rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.
13a6fe8d857bd9481a4d7b58377e3813
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
09:45
961ca60212b8611d7df33e72a6634709
20240916
https://vietnamfinance.vn/de-nghi-truy-to-cuu-thu-truong-bo-cong-thuong-hoang-quoc-vuong-d116016.html
f4868cef8a5fb27fb78031d46626378a
Đề nghị truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng
3c05e10189faa36160130f467b0130f5
Ông Hoàng Quốc Vượng, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị can khác bị đề nghị truy tố trong vụ án xảy ra tại Bộ Công Thương.
aab6475651e204b2f0e2571b99ac0d31
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa ra kết luận điều tra bổ sung vụ án xảy ra tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công thương cùng một số tỉnh thành. Trong vụ án, A09 đề nghị truy tố 12 bị can ở 2 nhóm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, ông Hoàng Quốc Vượng, cựu Chủ tịch EVN, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương và ông Phương Hoàng Kim, cựu Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công thương), cùng bị đề nghị truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ. Theo kết quả điều tra bổ sung, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng và bị can Phương Hoàng Kim đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong việc Bộ Công thương tham mưu cho Thủ tướng thực hiện quy định về diện đối tượng và điều kiện được hưởng chính sách giá điện ưu đãi. Cơ quan điều tra cáo buộc, hành vi phạm tội của 2 bị can gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) số tiền 937 tỷ đồng. Trong vụ án này, cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đã nộp 1,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả và được ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ gồm Bộ Công Thương có văn bản ghi nhận đóng góp, công hiến, đề nghị giảm nhẹ trách nhiệm; thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội; có nhiều thành tích trong công tác. Ông Hoàng Quốc Vượng sinh năm 1963, tốt nghiệp Trường mỏ MGRI tại Matxcơva (Nga). Ông từng là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên trước khi được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương từ tháng 8/2010. Bên cạnh đó, cùng hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, CQĐT còn đề nghị truy tố 7 bị can khác gồm: Trịnh Văn Đoàn, Trần Quốc Hùng, Nguyễn Danh Sơn, Nguyễn Hữu Khải, Đỗ Ngọc Tuyền, Trương Hoàng Dũng, Phan Văn Sang. Các bị can này có hành vi sai phạm khi Cục Điều tiết điện lực Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực, Công ty Mua bán điện công nhận ngày vận hành thương mại, Cục Thuế tỉnh Bình Phước hoàn thuế giá trị gia tăng cho Công ty cổ phần năng lượng Lộc Ninh 3. Theo kết luận điều tra, từ tháng 10 đến tháng 12/2020, Công ty cổ phần năng lượng Lộc Ninh 3 hoàn thành việc đầu tư xây dựng và vận hành thương mại Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 tại tỉnh Bình Phước trên diện tích 149 ha đất rừng sản xuất. Khu đất này thuộc quyền sử dụng của Công ty MTV Cao su Lộc Ninh. Tuy nhiên, cơ quan thẩm quyền chưa có quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất công trình năng lượng. Công ty này không được cấp phép xây dựng, không có quyết định chủ trương đầu tư. Do đó, việc Công ty cổ phần năng lượng Lộc Ninh 3 xây dựng dự án nhà máy điện mặt trời đã vi phạm các quy định pháp luật về đầu tư đồng thời dự án này không thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, tháng 4/2021, Công ty Lộc Ninh 3 vẫn đề nghị hoàn thuế số tiền 145 tỷ đồng. Trên cơ sở đó, Cục Thuế tỉnh Bình Phước đã hoàn trả 145 tỷ đồng cho Công ty cổ phần Lộc Ninh 3. Số tiền này bị cơ quan điều tra xác định là thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.
0063c7c2d088a7166dbcef08c37e5c90
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
15:30
2008e8bd1549d9e39d2e22ee2d8d4f8b
20240916
https://vietnamfinance.vn/samsung-electronics-len-ke-hoach-cat-giam-30-viec-lam-tren-toan-cau-d115992.html
f39a2138a5f4d94bc200045d954bda50
Samsung Electronics sẽ cắt giảm 30% việc làm toàn cầu: Việt Nam có trong kế hoạch?
413242f9de76f73195dee5ff08481298
Samsung Electronics, nhà sản xuất điện thoại thông minh, tivi và chip nhớ hàng đầu thế giới, đang lên kế hoạch cắt giảm tới 30% nhân viên ở nước ngoài tại một số bộ phận, hãng tin Reuters dẫn ba nguồn tin có hiểu biết trực tiếp về vấn đề này cho hay.
e05e15aa5b2c22cfb91b07ae16085918
Theo hai nguồn tin, Samsung có trụ sở tại Hàn Quốc đã chỉ thị cho các công ty con trên toàn thế giới cắt giảm khoảng 15% nhân viên bán hàng và tiếp thị và tới 30% nhân viên hành chính. Kế hoạch sẽ được triển khai vào cuối năm nay và sẽ tác động đến việc làm trên khắp châu Mỹ, châu Âu, châu Á và châu Phi, một nguồn tin cho biết. Sáu người khác hiểu rõ vấn đề này cũng xác nhận kế hoạch cắt giảm biên chế toàn cầu của Samsung. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người sẽ bị sa thải và quốc gia và đơn vị kinh doanh nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các nguồn tin từ chối nêu tên vì phạm vi và chi tiết của việc cắt giảm việc làm vẫn được giữ bí mật. Trong một tuyên bố, Samsung cho biết việc điều chỉnh lực lượng lao động được thực hiện tại một số hoạt động ở nước ngoài là thường lệ và nhằm mục đích cải thiện hiệu quả. Công ty khẳng định không có mục tiêu cụ thể nào cho các kế hoạch này và nói thêm rằng chúng không ảnh hưởng đến đội ngũ sản xuất của công ty. Theo báo cáo phát triển bền vững mới nhất, tính đến cuối năm 2023, Samsung đã tuyển dụng tổng cộng 267.800 nhân viên và hơn một nửa (khoảng 147.000 nhân viên) làm việc ở nước ngoài. Báo cáo cho thấy nhân viên sản xuất và phát triển chiếm phần lớn trong số những công việc này, nhân viên bán hàng và tiếp thị là khoảng 25.100 người và khoảng 27.800 người làm việc ở các lĩnh vực khác. Một trong những nguồn tin trực tiếp cho biết "lệnh toàn cầu" về cắt giảm việc làm đã được gửi đi khoảng ba tuần trước và hoạt động của Samsung tại Ấn Độ đã cung cấp gói trợ cấp thôi việc cho một số nhân viên cấp trung đã nghỉ việc trong những tuần gần đây. Hãng tin Economic Times của Ấn Độ mới đây dẫn nguồn từ 4 lãnh đạo cấp cao của Samsung Electronics cho hay “gã khổng lồ” điện tử Hàn Quốc Samsung Electronics sẽ sa thải hơn 200 giám đốc các bộ phận tại doanh nghiệp Ấn Độ. Động thái diễn ra trong bối cảnh công ty đang mất dần thị phần trong mảng kinh doanh điện thoại thông minh vốn là “con bò sữa” doanh thu và đang nỗ lực cắt giảm chi phí để cải thiện lợi nhuận. Việc sa thải sẽ diễn ra trong lĩnh vực điện thoại di động, điện tử tiêu dùng, thiết bị gia dụng và các chức năng hỗ trợ. Con số này sẽ chiếm khoảng 9-10% tổng số lực lượng quản lý gồm 2.000 giám đốc điều hành các bộ phận. Nguồn thạo tin của Samsung cho biết tổng số nhân viên có thể cần phải rời khỏi đơn vị Ấn Độ có thể lên tới 1.000 người. Samsung tuyển dụng khoảng 25.000 nhân viên tại Ấn Độ. Tại Trung Quốc, Samsung đã thông báo cho nhân viên về việc cắt giảm việc làm dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng đến khoảng 30% nhân viên tại bộ phận bán hàng, một tờ báo Hàn Quốc đưa tin trong tháng này. Việc cắt giảm việc làm diễn ra trong bối cảnh Samsung đang phải vật lộn với áp lực ngày càng gia tăng ở các đơn vị chủ chốt của mình. Hoạt động kinh doanh chip của công ty chậm hơn các đối thủ cạnh tranh trong quá trình phục hồi sau đợt suy thoái nghiêm trọng của ngành khiến lợi nhuận của công ty giảm xuống mức thấp nhất trong 15 năm vào năm ngoái. Vào tháng 5, Samsung đã thay thế người đứng đầu bộ phận bán dẫn của mình trong nỗ lực vượt qua "cuộc khủng hoảng chip" khi họ tìm cách bắt kịp đối thủ nhỏ hơn là SK Hynix trong việc cung cấp chip nhớ cao cấp được sử dụng trong chipset trí tuệ nhân tạo. Trên thị trường điện thoại thông minh cao cấp, Samsung đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Apple và Huawei của Trung Quốc, trong khi nó đã tụt hậu so với TSMC từ lâu, trong sản xuất chip theo hợp đồng. Và tại Ấn Độ, nơi mang lại cho Samsung khoảng 12 tỷ USD doanh thu hàng năm, một cuộc đình công về tiền lương đang làm gián đoạn sản xuất. Một trong những nguồn tin quen thuộc với các kế hoạch cho biết việc cắt giảm việc làm được thực hiện để chuẩn bị cho diễn biến nhu cầu toàn cầu về các sản phẩm công nghệ chậm lại khi nền kinh tế toàn cầu chậm lại. Một nguồn tin khác cho biết Samsung đang tìm cách củng cố lợi nhuận ròng bằng cách tiết kiệm chi phí. Hiện vẫn chưa rõ liệu Samsung có cắt giảm việc làm tại trụ sở chính ở Hàn Quốc hay không. Một trong những nguồn tin cho biết Samsung sẽ gặp khó khăn khi sa thải công nhân tại Hàn Quốc vì đây là vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị. Tập đoàn Samsung, trong đó "gã khổng lồ" điện tử Samsung Electronics là viên ngọc quý, là nhà tuyển dụng lớn nhất của đất nước và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Việc cắt giảm việc làm cũng có thể gây ra tình trạng bất ổn lao động trong nước. Một công đoàn công nhân Hàn Quốc tại Samsung Electronics gần đây đã đình công trong nhiều ngày, yêu cầu tăng lương và phúc lợi. Cổ phiếu của Samsung Electronics, cổ phiếu có giá trị nhất của Hàn Quốc, đang giao dịch ở mức thấp nhất trong 16 tháng trong phiên 11/9, khi một số nhà phân tích cắt giảm ước tính lợi nhuận của công ty gần đây, với lý do nhu cầu về điện thoại thông minh và máy tính cá nhân phục hồi yếu. Samsung hiện có các "công xưởng" sản xuất tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil và Việt Nam. Thông tin trên khiến cho nhiều nhà quan sát đang đặt câu hỏi liệu Việt Nam có nằm trong kế hoạch của Samsung?Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, Tập đoàn Samsung Electronics của Hàn Quốc ghi nhận doanh thu toàn cầu tăng 13% so với cùng kỳ, đạt khoảng 54 tỷ USD. Đáng chú ý, lợi nhuận của tập đoàn tư nhân hàng đầu Hàn Quốc đã tăng gấp 4 lần, lên gần 5,1 tỷ USD.Báo cáo tài chính của Samsung cũng tiết lộ tổng doanh thu của 4 nhà máy Samsung tại Việt Nam (đặt tại Thái Nguyên, Bắc Ninh và TP. HCM) trong 3 tháng đầu năm nay đạt hơn 16 tỷ USD, tăng khoảng 2 tỷ USD so với quý cuối năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của các nhà máy đạt khoảng 1,18 tỷ USD, chiếm hơn 23% lãi của tập đoàn mẹ.Thế giới công nghệ đang gặp khó khăn và Samsung cũng không ngoại lệ. Mặc dù điện thoại của công ty đang hoạt động tốt, đặc biệt là dòng Galaxy S24, nhưng công ty vẫn đang gặp khó khăn ở một số lĩnh vực. Công ty đã mất hợp đồng sản xuất chip vào tay TSMC. Ngay cả Google, một trong những đối tác thân thiết nhất của Samsung, cũng được cho là đã chuyển sang TSMC để sản xuất chip Tensor 5G.Không chỉ vậy, thị trường mà công ty này thống trị đang bắt đầu chuyển hướng. Chỉ vài năm trước, không có công ty nào khác có thể vượt được Samsung khi nói đến điện thoại gập. Tuy nhiên, các công ty như Oppo, Vivo, OnePlus, Google, HONOR, Xiaomi, Huawei và các công ty khác đã thổi sức sáng tạo và sự đổi mới vào phân khúc này. Tất cả những điều này diễn ra trong khi Samsung được đánh giá là không có gì đột phá.
965c2c25b2cdbb1bc78a90c758f20f6f
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
08:46
805629297c4d0b859a74e5585a609ea1
20240916
https://vietnamfinance.vn/tim-hieu-ve-doi-song-va-bi-an-cung-dinh-cua-vua-chua-viet-xua-d116020.html
120e8d0265c03e83ce395100441f8d76
Tìm hiểu về đời sống và bí ẩn cung đình của vua chúa Việt xưa
90c3e6556f14007dc089703a24224ef0
nhan-vat
Vua chúa Việt và những điều ít biết là cuốn sách tập hợp những bài viết, những câu chuyện thú vị, ít người biết về các vị vua chúa Việt Nam của nhà báo Lê Tiên Long mà sách vở hiện nay chưa khai thác nhiều.
e8da4f22c5455cfa41b154d05652b6b3
Sáchgồm 38 bài viết, nội dung được tác giả nhóm thành ba chủ đề chính (3 phần) gồm: Việc quốc gia đại sự; Đời sống riêng của vua chúa; Muôn chuyện ngoài cung đình. Qua từng phần sách, độc giả có dịp tìm hiểu nhiều các mặt hoạt động của triều đình trung ương xưa, từ nghi lễ, nghi thức cung đình, việc tuyển chọn, bổ nhiệm người tài, cho đến việc xử lý các công việc triều chính khác nhau của mỗi vị vua. Bạn đọc cũngđược khám phá những quy định cách xưng hô của vua (qua các triều đại) cũng rất khác thường. Xưa, bề tôi thường gọi vua là “Bệ hạ”, còn vua xưng là “Trẫm”, nhưng thời Lý Thánh Tông, vua ban chiếu xuống cho các quan khi có việc ở trước mặt vua thì gọi vua là “Triều đình”. Còn vua Trần Thái Tông lại xuống chiếu cho thiên hạ gọi mình là “Quốc gia”. Bạn đọc cũng có dịp khám phá quy định trang phục, lễ nhạc khi vua thiết triều ra sao? Vua đi lại bằng xe gì, phương tiện nào được vua sử dụng nhiều nhất: Voi, ngựa hay thuyền? Ví dụ theo quy chế thời phong kiến đại giá của vua khi xuất hành gồm 5 thứ xe (ngũ lộ): ngọc lộ, kim lộ, tượng lộ, cách lộ, mộc lộ. Thời Lê sơ đại giá của vua gồm 5 thứ xe, về sau dần bỏ đi. Thời Lê Trung hưng, các vua chúa đi đâu chỉ dùng kiệu kim long (chạm rồng dát vàng) và kiệu kim quy (chạm rùa vàng), chứ không ngồi xe. Thời Gia Long, các xe của vua chỉ có 4 chiếc, 1 chiếc ngọc lộ, 1 chiếc kim lộ và 2 chiếc kim bảo dư. Sang thời Minh Mạng quy chế “ngũ lộ” dành riêng cho nhà vua được khôi phục trở lại. Hay bạn đọc được khám phá chuyện vua tuyển dụng nhân tài, xử lý công việc triều chính như thế nào, quan điểm của các vị vua về phong thủy, hay vua chúa nước ta xây hành cung thế nào, rồi cả việc bảo vệ an toàn của vua... Nói về chuyện tuyển chọn người tài dưới phong kiến, các vua thường bổ nhiệm người thân cận, hoặc tuyển chọn người tài qua khoa cử, hoặc bổ nhiệm qua tiến cử của đại thần. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt được vua “bổ nhiệm thần tốc” vì nhận thấy tài năng vượt trội của bề tôi. Trường hợp của Đoàn Nhữ Hài là một ví dụ. Ông không phải là người thân cận, nhưng nhờ kiến thức vững chắc chỉ qua tự học, không qua khoa cử, chưa trải kinh nghiệm quan trường, nhưng ông vẫn được vua Trần Anh Tông tin dùng. Bên cạnh những chuyện có tính “Quốc gia đại sự”, bạn đọc còn được khám phá những khía cạnh khác nhau về đời sống rất riêng tư của các vị vua, từ dung nhan các vị vua, vua ăn tết, vua ngủ, chuyện ăn uống của vua, vua trổ tài xem tướng, vua chi tiêu, vua tiêu khiển, vua rèn luyện thân thể như thế nào... Ví dụ như nói về dung mạo của các vị vua chúa Việt xưa, dân thường tuyệt đối không được phép nhìn mặt vua. Khi xa giá của vua đi ra ngoài, dân chúng đều phải quỳ rạp bên đường, đầu cúi sát đất, ai dám ngẩng đầu lên nhìn “long nhan” đều bị khép vào trọng tội khi quân, phạm thượng. Tuy nhiên, sau khi các vị vua Việt băng hà, triều đình vẫn vẽ tranh đúc tượng để thờ. Tiếc rằng, do những biến thiên lịch sử, hầu hết tranh tượng thờ này đều không còn. Ở triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, gần nhất là triều Nguyễn, người ta cũng khó thấy được dung nhan các vua, cho đến khi người Pháp sang ghi lại chân dung các vua bằng ảnh chụp (từ vua Đồng Khánh trở đi). Trước đó, đời sau chỉ hình dung diện mạo các vua đầu triều Nguyễn qua nét vẽ của các họa sĩ người Pháp. Liên quan đến việc miêu tả dung nhan của các vua, tác giả cũng cho biết những vị vua nào được sử sách mô tả (mang tính ước lệ) là “mặt rồng”, “dáng rồng”, “dáng vẻ thiên tử”, “thần thái nghiêm trang”, vua nào được sứ thần nước ngoài khen là.... đẹp trai. Hay như nói về chuyện vua rèn luyện thân thể như thế nào, tác giả sách cho biết trước kia, các vua cũng phải tập các môn võ nghệ như quyền cước, đánh kiếm đâm thương… Còn từ thời Nguyễn khi vũ khí phát triển vua không tập cung tên nữa, nhưng vẫn tập cưỡi ngựa, bắn súng. Thời Thành Thái, vua bắt đầu đạp xe đạp. Đến Bảo Đại vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, nhờ sang Pháp du học từ nhỏ nên vua thông thạo nhiều môn thể thao phương Tây như: tennis, golt, cưỡi ngựa, chạy mô tô, ô tô tốc độ, lướt ván, điều khiển thuyền buồm… Cũng trong cuốn sách, tác giả sẽ cùng độc giả giải đáp những thắc mắc như vua ăn gì khi đi đánh trận? Vua uống rượu ra sao, những vua nào mê rượu? Lúc còn trẻ vua phải học hành thế nào? Những vị vua Việt nào mắc bệnh lạ, đó là loại bệnh gì?.... Sách cũng đề cập những câu chuyện mà nay vẫn mang tính thời sự như các vị vua nước ta xưa chống tham nhũng thể nào? Các vị vua dùng cách nào để ngăn nhân dân đánh bạc, khi có dịch bệnh lan truyền vua chỉ đạo xử lý thế nào? Chia sẻ về lý do viết cuốn sách này, nhà báo Lê Tiên Long cho biết, bản thân anh vốn đam mê lịch sử từ nhỏ. Đam mê này bắt nguồn từ hồi còn học lớp 1, khi anh khám phá ra tủ sách của ông ngoại với rất nhiều sách sử, hoặc giai thoại lịch sử. Từ việc say sưa đọc những cuốn sách này, nhất là các câu chuyện về đời sống các vị vua triều Nguyễn, anh đã tìm tòi các câu chuyện tương tự từ nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau (sách sử, giai thoại, tư liệu xưa…). Và trong quá trình tìm tòi này, anh đã phát hiện ra lịch sử nước ta còn rất nhiều câu chuyện thú vị về các vị vua chúa, còn nằm rải rác ở nhiều nhân vật, thời đại, hay ở những cuốn sách khác nhau, nhưng chưa được báo chí, sách vở khai thác và độc giả biết tới. Mặt khác, qua quá trình này, tác giả sách còn thấy có không ít câu chuyện, những tư liệu lịch sử ghi lại hành trạng của một số ít các vua (không phản ánh toàn bộ các vị vua trong lịch sử nước ta) cũng có thể khiến đời sau không nắm được trọn vẹn được chi tiết lịch sử nước nhà. Chính vì vậy, Lê Tiên Long đã chắt lọc tư liệu, đối chiếu thông tin, viết và tập hợp các câu chuyện này thành cuốn "Vua chúa Việt và những điều ít biết",với mong muốn nó sẽ trở thành một tài liệu khảo, một món ăn nuôi dưỡng niềm yêu thích lịch sử, niềm tự hào dân tộc cho những người yêu lịch sử. Tóm lại, với việc khai thác những câu chuyện về vua chúa ít được biết tới, nằm rải rác, chưa được tổng hợp lại, sách "Vua chúa Việt và những điều ít biết" không chỉ kể những câu chuyện hấp dẫn, thú vị, mà còn giúp chúng ta biết thêm các khía cạnh khác nhau của lịch sử nước nhà. Sách cũng là một tư liệu tham khảo thú vị cho những ai quan tâm đến chủ đề cuộc sống, sinh hoạt của vua chúa Việt Nam mà sách vở ngày nay chưa khai thác nhiều.
48a51527a8ba3052efc88b3d3015f947
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
16:26
eee59793465c22bda477ecb504a7dd8d
20240916
https://vietnamfinance.vn/hon-33-ty-usd-von-fdi-do-vao-ba-ria-vung-tau-d116009.html
eb414dd5b2941b22f21b043ea8d14966
Hơn 33 tỷ USD vốn FDI đổ vào Bà Rịa- Vũng Tàu
d7385da8864c805dbf601def532feca1
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, trong tháng 8, tỉnh đã cấp mới 6 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là hơn 108 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 1 dự án với tổng vốn đăng ký tăng thêm 9,21 triệu USD.
2456a4dca85915dd6c9e2dc1d103e890
Lũy kế 8 tháng, tỉnh đã cấp mới và điều chỉnh tăng vốn cho 41 dự án, với tổng vốn đăng ký tăng thêm là hơn 1,874 tỷ USD (đạt 93,7% kế hoạch năm 2024) tăng gấp 3,35 lần so với cùng kỳ năm 2023. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có 482 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 33,415 tỷ USD. Về thu hút các dự án đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh 8 tháng năm 2024 cũng tăng cao, đã cấp mới và điều chỉnh tăng vốn cho 21 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt 27.751 tỷ đồng, (đạt 134,4% so với kế hoạch, tăng gấp 2,98 lần so với cùng kỳ), trong số đó có 13 dự án cấp mới. Nhằm thu hút các dự án trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đang triển khai thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024, chương trình phát triển công nghiệp, chương trình xúc tiến thương mại và thành lập tổ công tác và tổ giúp việc hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận thông tin, thúc đẩy thực hiện quy trình, thủ tục đầu tư những dự án kêu gọi giai đoạn 2021-2030. Ngoài ra, tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp thu hút đầu tư 4 tháng cuối năm 2024, xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư năm 2025. Cùng với đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện những dự án trọng điểm; xử lý các dự án chậm triển khai trên địa bàn. Trong 8 tháng, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thu ngân sách 63.893 tỷ đồng (đạt 72% dự toán) và tăng hơn 10% so với cùng kỳ. Trong khi đó, tổng chi ngân sách 8 tháng là 16.884 tỷ đồng (ước đạt 51,58% dự toán). Trong các khoản thu ngân sách lớn nhất vẫn là thu từ khu vực doanh nghiệp FDI với 11.328 tỷ đồng. Bên cạnh đó tỉnh này có nguồn thu từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh 3.566 tỷ đồng; thuế thu nhập cá nhân 2.951 tỷ đồng; thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước Trung ương 2.920 tỷ đồng; thu tiền sử dụng đất 1.627 tỷ đồng; thu từ xổ số kiến thiết 1.330 tỷ đồng.
6bc8065d798dec14285f4ded28d61b16
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
17:51
f34b384210e3e2bff4bc793101018c1d
20240916
https://vietnamfinance.vn/viet-nam-chi-1-ty-usd-bao-tieu-gan-nhu-toan-bo-hat-dieu-campuchia-d115980.html
4a9e55b57ad8115587ed8c0321cfd68a
Việt Nam chi 1 tỷ USD bao tiêu gần như toàn bộ hạt điều Campuchia
b8a52091e9d19ce1c78753b394ff2cde
Với lượng nhập khẩu gần 786.530 tấn, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu hạt điều lớn nhất, chiếm gần 95% sản lượng hạt điều thô của Campuchia trong 7 tháng năm nay.
bcbe2dc788f35c3301d8e953f285b7ad
Dẫn báo cáo từ Hiệp hội Hạt điều Campuchia, Thương vụ Việt Nam tại Campuchia cho hay quốc gia này đã trở thành nước sản xuất hạt điều thô lớn thứ 2 thế giới, với tổng sản lượng 830.000 tấn trong 7 tháng năm 2024. Còn theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, hết tháng 7 năm nay, nước ta đã chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu gần 786.530 tấn hạt điều thô từ Campuchia, tăng mạnh 34,1% về lượng và tăng 26,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ trọng hạt điều Campuchia chiếm 47,2% kim ngạch nhập khẩu toàn ngành điều của nước ta, tăng 9,6 điểm % so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, với con số nhập khẩu gần 786.530 tấn, Việt Nam bao mua tới gần 95% sản lượng hạt điều thô của Campuchia trong 7 tháng năm nay. Tỷ trọng hạt điều Campuchia chiếm 47,2% tổng kim ngạch nhập khẩu hạt điều của Việt Nam, tăng 9,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái. Với lượng nhập khẩu gần 786.530 tấn, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn nhất, chiếm gần 95% sản lượng hạt điều thô của Campuchia trong 7 tháng năm nay. Những năm gần đây, ngành điều Campuchia phát triển với tốc độ "chóng mặt", trở thành nguồn cung lớn nhất cho Việt Nam. Campuchia đang nỗ lực khẳng định vị thế là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hạt điều hàng đầu thông qua Chính sách quốc gia về hạt điều giai đoạn 2022 - 2027. Quốc gia này cũng đặt mục tiêu thúc đẩy sản lượng hạt điều, phát triển các cơ sở chế biến, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và đơn giản hóa các chương trình tạo thuận lợi thương mại. Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hạt điều. Trong 8 tháng năm nay, nước ta xuất khẩu khoảng 478.000 tấn điều nhân, thu về hơn 2,77 tỷ USD, tăng 22,9% về lượng và tăng 21,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Nguồn nguyên liệu nội địa phục vụ cho sản xuất chế biến chỉ đáp ứng một phần nhỏ, còn lại phụ thuộc vào nguồn điều thô nhập khẩu, trong đó có lượng lớn hàng từ quốc gia láng giềng Campuchia. Những năm gần đây, cùng với châu Phi, Campuchia cũng chủ trương phát triển công nghiệp chế biến nội địa, giảm dần xuất khẩu thô. Hiệp hội Điều Việt Nam đã đưa ra cảnh báo, nếu nước ta không chủ động được nguồn cung nguyên liệu, vị trí số 1 thế giới có thể bị lung lay. Lãnh đạo Hiệp hội Điều Việt Nam cho rằng, trong điều kiện khó gia tăng diện tích, doanh nghiệp ngành điều Việt Nam có thể hợp tác, khai thác, phát triển vùng nguyên liệu điều tại Campuchia và Nam Lào, bao gồm cả hợp tác nghiên cứu, chuyển giao giống và kỹ thuật trồng trọt cho nước bạn. Sau đó, các doanh nghiệp sẽ nhập nguồn điều thô này về Việt Nam để chế biến.
99496d1b3fafd62e3aa3ad03892bf015
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
06:30
f3898cd24888a0f866852d9da4be8c1f
20240916
https://vietnamfinance.vn/he-sinh-thai-dang-sau-trung-tam-anh-ngu-weset-english-cua-ong-chu-9x-nguyen-tan-sang-d115999.html
a076c5d4137b37a3015e14fa0d251ced
Hệ sinh thái đằng sau trung tâm Anh ngữ WESET English của ông chủ 9x Nguyễn Tấn Sang
b1f723a6bb2fdb8e1a99ce558abd154d
Ngoài trung tâm Anh ngữ WESET English, Nguyễn Tấn Sang (sinh năm 1992) còn đại diện nhiều công ty khác liên quan đến lĩnh vực giáo dục tại TP. HCM.
36bec9637a249d930a6c9e3bc94b0521
Nhu cầu nâng cao trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh của người dân ngày càng tăng, nên các cơ sở Anh ngữ có điều kiện nở rộ, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM. Trong số nhiều trung tâm Anh ngữ tại TP. HCM, đáng chú ý có WESET English Center - được giới thiệu là trung tâm Anh ngữ áp dụng mô hình dạy tiếng Anh kiểu mới. WESET là đối tác của Đoàn Thanh niên Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hội Sinh viên Việt Nam TP. HCM; Thành Đoàn TP. HCM,...; Trung tâm hỗ trợ HSSV (SAC), các trường Đại học như trường Đại học Sư phạm TP. HCM, trường Đại học Luật TP. HCM,...; Hội sinh viên các trường Đại học thuộc khối Đại học Quốc gia TP. HCM… với hàng loạt cơ sở tại TP. HCM. Theo tìm hiểu Công ty TNHH WESET English Center được thành lập vào tháng 1/2019, trụ sở hiện đóng tại 873A Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TP. HCM. Ban đầu, vốn điều lệ lúc thành lập của WESET English Center là 1 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập bao gồm: Nguyễn Đào Phương Thuý góp 200 triệu đồng, tương ứng 20% cổ phần; Nguyễn Tấn Sang góp 800 triệu đồng, tương ứng 80% cổ phần còn lại. Thời điểm thành lập, bà Nguyễn Đào Phương Thuý (sinh năm 1993, trú tại phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM) được chọn làm giám đốc và người đại diện pháp luật của doanh nghiệp. 8 tháng sau thời điểm thành lập, ông Nguyễn Tấn Sang (sinh năm 1992, trú tại phường Tân Tạo A, quận Tân Bình, TP. HCM) thay bà Nguyễn Đào Phương Thuý đảm nhiệm vai trò giám đốc và người đại diện pháp luật của WESET English Center. Theo công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp vào tháng 11/2021, tổng số lao động của WESET English Center chỉ là 1 người. Đến tháng 5/2024, WESET English Center tăng vốn điều lệ từ 1 tỷ đồng lên thành 7,3 tỷ đồng. Danh sách cổ đông của doanh nghiệp lúc này xuất hiện thêm 1 thành viên mới là Nguyễn Thị Cẩm Ngọc với 13,699% cổ phần, tương ứng 1 tỷ đồng vốn góp. 2 cổ đông sáng lập ban đầu là Nguyễn Đào Phương Thuý góp 500 triệu (6,849% cổ phần) và Nguyễn Tấn Sang góp 5,8 tỷ đồng (79,452% cổ phần). Ngoài vai trò tại WESET English Center, ông Nguyễn Tấn Sang hiện cũng đảm nhận vai trò giám đốc và người đại diện pháp luật tại Công ty TNHH Tư vấn du học WESTEP Global. Công ty TNHH Tư vấn du học WESTEP Global mới được thành lập vào tháng 3 năm ngoái, trụ sở hiện đóng tại 875 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TP. HCM. Tư vấn du học WESTEP Global đăng ký vốn điều lệ khi thành lập là 1 tỷ đồng. Danh sách cổ đông có 4 người, trong đó Nguyễn Tấn Sang góp 700 triệu, nắm 70% cổ phần; Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Cẩm Ngọc và Phạm Thị Yến Nhi mỗi người góp 100 triệu đồng và chia nhau 30% cổ phần còn lại. Một doanh nghiệp khác hiện cũng đang do ông Nguyễn Tấn Sang làm giám đốc và đại diện pháp luật khác nữa là Công ty TNHH WESTEP Global - doanh nghiệp được thành lập vào tháng 7/2023, trụ sở đóng tại 141 Cô Bắc, phường Cô Giang, quận 1, TP. HCM. Tại doanh nghiệp này, ông Sang không sở hữu bất kỳ cổ phần nào. Công ty TNHH WESTEP Global cũng có mức vốn điều lệ là 1 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập của doanh nghiệp gồm: Nguyễn Thị Cẩm Ngọc góp 700 triệu, tương ứng 70% cổ phần; Phạm Thị Yến Nhi, Nguyễn Đào Phương Thuý và Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên mỗi người góp 100 triệu và cùng chia nhau 30% cổ phần còn lại.
53a8fffcd47ca1cac6bf623bf3ddd10d
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
15:09
f4478264ac4f7447ba8751585ae79c5d
20240916
https://vietnamfinance.vn/them-nhom-co-dong-nam-giu-luong-lon-co-phieu-acb-d116033.html
4afb9d7d7c6fc9ac88ed43dc39cb65ff
Thêm nhóm cổ đông nắm giữ lượng lớn cổ phần ACB
6d8bb1654f97fdf2d8015f338c23c2bf
Danh sách cổ đông được ACB công bố đợt này có 2 cá nhân và 3 tổ chức với tổng tỷ lệ sở hữu là 6,774% vốn điều lệ ngân hàng. Trong đó, ba cổ đông liên quan đến bà Ngô Thu Thuý - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Âu Lạc - nắm trên 3,7% vốn.
1e27783f3eeff35c4a0508862bb6934c
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, mã chứng khoán: ACB) vừa bổ sung danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ của ngân hàng, gồm 2 cá nhân và 3 tổ chức. Danh sách này được cập nhật vào ngày 10/9/2024 dựa trên thông tin do các cổ đông cung cấp. Tổng tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông được công bố lần này là 6,774% vốn điều lệ ACB. Theo đó, ba tổ chức được công bố trong đợt này gồm: CTCP Đầu tư Thương mại Giang Sen, CTCP Đầu tư Thương mại Bách Thanh và CTCP Làng Giáo dục Quốc tế Thiên Hương. Trong đó, CTCP Đầu tư Thương mại Giang Sen (cổ đông liên quan đến Chủ tịch HĐQT ACB Trần Hùng Huy và bà Đặng Thu Thuỷ) hiện sở hữu gần 80,3 triệu cổ phiếu ACB, tương ứng với tỷ lệ sở hữu là 1,798%. Người có liên quan đến cổ đông này sở hữu 228,1 triệu cổ phần ACB, tương đương 5,107% vốn điều lệ ngân hàng. CTCP Đầu tư Thương mại Bách Thanh (đơn vị có liên quan với ông Trần Hùng Huy) sở hữu 55,9 triệu cổ phiếu ACB, tương đương tỷ lệ 1,252% vốn. Số cổ phần sở hữu của người có liên quan đến cổ đông này là trên 250,2 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu là 5,609%. Trong báo cáo gần nhất được ACB công bố, ông Trần Hùng Huy sở hữu hơn 153 triệu cổ phiếu ACB, tương đương 3,427% vốn điều lệ ngân hàng; trong khi người liên quan của ông Huy nắm giữ hơn 367 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 8,218%. Ngoài hai công ty liên quan đến Chủ tịch Trần Hùng Huy, danh sách được công bố còn có thêm 1 tổ chức khác là Công ty CP Làng Giáo dục Quốc tế Thiên Hương, sở hữu gần 58,6 triệu cổ phần ACB, tương ứng sở hữu 1,311%. Người có liên quan đến cổ đông tổ chức này nắm hơn 107,7 triệu cổ phần; tức sở hữu 2,412% vốn ACB. Công ty CP Làng Giáo dục Quốc tế Thiên Hương do bà Ngô Thu Thuý, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Âu Lạc làm người đại diện theo pháp luật. Ngoài ra, hai người con của bà Ngô Thu Thuý là Nguyễn Thiên Hương JENNY và Nguyễn Đức Hiếu JONNY cũng góp mặt trong danh sách cổ đông bổ sung lần này. Cụ thể, cổ đông Nguyễn Thiên Hương JENNY nắm giữ hơn 60 triệu cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu 1,344% vốn điều lệ; cổ đông Nguyễn Đức Hiếu JONNY sở hữu trên 47,7 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu là 1,069%. Tổng lượng cổ phiếu ACB mà hai người con của bà Ngô Thu Thuý sở hữu là hơn 107,7 triệu đơn vị, bằng đúng số cổ phiếu mà người liên quan của CTCP Làng Giáo dục Quốc tế Thiên Hương nắm giữ. Như vậy, ba cổ đông liên quan đến bà Ngô Thu Thuý sở hữu tổng cộng 166,3 triệu cổ phiếu ACB, tương đương 3,724% vốn điều lệ ngân hàng. Trước đó, ACB đã công bố cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ ngân hàng dựa trên thông tin các cổ đông cung cấp tính đến ngày 30/7. Danh sách được ACB công bố khi đó bao gồm 2 cá nhân và 4 tổ chức với tổng số cổ phần sở hữu là gần 546,9 triệu cổ phiếu, tương đương 12,243% vốn điều lệ. Trong đó, ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB, sở hữu hơn 153 triệu cổ phiếu, tương đương 3,427% vốn điều lệ. Người có liên quan đến ông Huy nắm giữ 367 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ là 8,218% cổ phần. Cá nhân thứ hai là bà Đặng Thu Thuỷ, Thành viên HĐQT và là mẹ của ông Trần Hùng Huy, đang nắm 53,3 triệu cổ phiếu ACB, tương đương tỷ lệ sở hữu là 1,194%. Tỷ lệ sở hữu của người có liên quan đến bà Thuỷ là 10,457%. Về các cổ đông tổ chức, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam nắm giữ gần 69,5 triệu cổ phiếu ACB, tương ứng 1,555% vốn điều lệ ngân hàng. Người liên quan của Bảo hiểm Prudential cũng sở hữu gần 351.000 cổ phiếu ACB, tương ứng 0,008% vốn. Ngoài Prudential Việt Nam, ba tổ chức khác là Smallcap World Fund, Inc., Boardwalk South Limited và VOF PE Holding 5 Limited nắm giữ lần lượt 112,2 triệu cổ phiếu, 82,3 triệu cổ phiếu và 76,6 triệu cổ phiếu ACB, với tổng tỷ lệ sở hữu là hơn 6% vốn điều lệ của ngân hàng này.
cf6063012514a94d8d6a78770c16fd0c
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
19:24
839b573ede461f03cde8635a77836f68
20240916
https://vietnamfinance.vn/bat-giam-doc-lap-3-cong-ty-mua-ban-hoa-don-trai-phep-3200-ty-dong-d115998.html
1902046f6b24cc47dc4f813c669e9b23
Bắt Giám đốc lập 3 công ty mua bán hoá đơn trái phép 3.200 tỷ đồng
663817f05ad941823c1a9c7c5b6baee0
tieu-diem
Trần Văn Thành đăng ký thành lập 3 công ty tại Cao Bằng, sau đó sử dụng các công ty này để mua, bán hóa đơn trái phép với tổng số tiền hơn 3.191 tỷ đồng.
d6dd8a942478d0c7eb71c9e0e32fed16
Mới đây, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Cao Bằng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trần Văn Thành (SN 1980, trú tại Khu phố Đa Hội, phường Châu Khê, TP. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) về tội Mua bán trái phép hóa đơn, quy định tại khoản 2, Điều 203, Bộ luật hình sự. Theo kết quả điều tra ban đầu vụ án mua bán trái phép hóa đơn, từ đầu năm 2023, Trần Văn Thành đăng ký thành lập các công ty gồm: Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh thương mại Thép Tuấn Anh, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh thương mại thép Hưng Phát, Công ty TNHH dịch vụ và phát triển thương mại Thành Đô tại thị trấn Tà Lùng (huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng) để thực hiện hành vi Mua bán trái phép hóa đơn. Qua điều tra, xác minh bước đầu, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng xác định Trần Văn Thành đã sử dụng các công ty trên để mua, bán hóa đơn trái phép với tổng số tiền hơn 3.191 tỷ đồng.
ffb64fdde028a2df7fba17bc9304c88f
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
11:15
64db250047bf431cad17891de6d3d28c
20240916
https://vietnamfinance.vn/tt-nga-putin-de-doa-tra-dua-nganh-cong-nghiep-hat-nhan-cua-phuong-tay-d116013.html
dbcdc5990c26d10ef3ba6a7657112f42
TT Nga Putin đe doạ ‘trả đũa’ ngành công nghiệp hạt nhân của phương Tây
8f8c5a980a23f37a35c6964cf87f08ff
Trong thông điệp gửi tới các bộ trưởng chính phủ Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow nên cân nhắc hạn chế xuất khẩu uranium, niken và titan để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây.
8719eda7bc88541db6c990f1a764b1a5
Tại cuộc họp chính phủ ngày 11/9, người đứng đầu Điện Kremlin cho biết bất chấp những hạn chế của phương Tây, Nga vẫn tiếp tục cung cấp một số loại hàng hóa ra thị trường thế giới "với số lượng lớn" và trong một số trường hợp, người mua đang "vui vẻ" tích trữ các sản phẩm của Nga. “Nga là nước dẫn đầu về trữ lượng một số loại nguyên liệu thô chiến lược. Tuy nhiên, chúng ta bị hạn chế về nguồn cung một số loại hàng hóa, có lẽ chúng ta cũng nên cân nhắc một số hạn chế nhất định”, tổng thống Nga cho biết. Ông gợi ý rằng các hạn chế được đề xuất có thể bao gồm xuất khẩu uranium, titan và niken của nước này, cũng như “một số hàng hóa khác”. “Tôi không nói rằng chúng ta cần phải làm điều này vào ngày mai. Nhưng nói chung, nếu điều này không gây hại cho chúng ta, chúng ta có thể nghĩ đến một số hạn chế nhất định đối với nguồn cung cấp cho thị trường nước ngoài”, ông Putin gợi ý, lưu ý rằng tầm quan trọng của động thái tiềm năng này sẽ khó có thể đánh giá thấp do “tầm quan trọng của nguyên liệu thô của Nga”. Tổng thống Nga cho hay động thái này sẽ là phản ứng trước những nỗ lực của phương Tây nhằm ngăn chặn Nga tiếp cận một số hàng hóa do nước ngoài sản xuất. Trong khi các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine hạn chế khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài của Nga và khả năng thanh toán cho hàng hóa sản xuất ở nước ngoài, thì những cảnh báo của phương Tây về các lệnh trừng phạt thứ cấp tiếp theo cho thấy khả năng tiếp cận hàng hóa sử dụng kép của Nga, có cả ứng dụng dân sự và quân sự, cũng có thể bị chặn. Thị phần uranium làm giàu của Nga ước tính vào khoảng 40%. Nhiên liệu này rất quan trọng đối với cả sản xuất điện hạt nhân dân sự và vũ khí hạt nhân quân sự. Nước này cũng là nhà sản xuất titan lớn nhất thế giới, một mặt hàng quan trọng đối với ngành hàng không vũ trụ. Theo cổng thông tin Công nghệ khai thác có trụ sở tại Anh, Nga là một trong mười nhà sản xuất niken lớn nhất, một thành phần quan trọng trong sản xuất năng lượng sạch. Uranium, một nguyên tố kim loại có trong tự nhiên, được chiết xuất từ ​​quặng và được sử dụng để cung cấp năng lượng cho lò phản ứng hạt nhân. Phát biểu của ông Putin đã thúc đẩy cổ phiếu của các công ty khai thác uranium tăng lên do kỳ vọng giá mặt hàng này sẽ tăng cao. Năm 2023, Mỹ và Trung Quốc đứng đầu danh sách các nước nhập khẩu uranium của Nga, tiếp theo là Hàn Quốc, Pháp, Kazakhstan và Đức. Nga là nước xuất khẩu nhiên liệu và công nghệ hạt nhân lớn nhất thế giới. Kể từ khi chiến sự ở Ukraine nổ ra, các chính phủ phương Tây đã cố gắng hạn chế sự phụ thuộc vào xuất khẩu của Nga. Cho đến nay, cả Mỹ và EU đều chưa trừng phạt titan của Nga. Theo một báo cáo trước đó của tờ Washington Post, cả các công ty Mỹ và châu Âu vẫn tiếp tục phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung từ Nga. Mỹ đã hạn chế các biện pháp nhắm vào kim loại này hoặc áp dụng biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với nhà sản xuất titan lớn của Nga VSMPO-Avisma. Các hạn chế hiện tại cấm xuất khẩu của Mỹ sang công ty Nga nhưng cho phép titan của công ty này vào Mỹ. Vào tháng 5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thành luật lệnh cấm nhập khẩu uranium làm giàu từ Nga, tức ngăn các giao dịch trị giá khoảng 1 tỷ USD hàng năm. Tuy nhiên, luật này có các miễn trừ trong trường hợp lo ngại về nguồn cung, cho phép Bộ Năng lượng Mỹ duy trì mức nhập khẩu uranium bình thường của Nga cho đến năm 2027. Năm ngoái, Nga chiếm 27% lượng uranium làm giàu cung cấp cho các lò phản ứng hạt nhân thương mại của Mỹ. Nhà phân tích Arkady Gevorkyan của Citi cho biết: "Sẽ rất khó để thay thế uranium của Nga, đặc biệt là trong ngắn hạn, 2-3 năm tới". “Các nhà làm giàu uranium phương Tây chỉ lập kế hoạch xây dựng thêm năng lực làm giàu, việc này sẽ mất ít nhất 3 năm để hoàn thành. Chúng tôi dự đoán rằng các công ty tiện ích ở Mỹ có thể thay thế một phần bằng cách nhập khẩu uranium làm giàu thấp từ Trung Quốc", ông Arkady cho hay. Vào tháng 1 năm ngoái, chính phủ Anh đã khởi động Quỹ nhiên liệu hạt nhân để thúc đẩy sản xuất nhiên liệu hạt nhân trong nước. Vào thời điểm đó, chính phủ Anh cho biết Nga sở hữu khoảng 20% ​​công suất chuyển đổi uranium toàn cầu và 40% công suất làm giàu. Bất kỳ giới hạn nào của Nga đều có thể mang lại lợi nhuận cho các quỹ đầu cơ, những quỹ này đã tích trữ nhiều thùng uranium thô và sẽ được hưởng lợi khi giá toàn cầu tăng cao.
d67141fa0df4d7444400e429fc0cc667
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
15:25
0fa717f9cc70fcf46fef9bb9f111483e
20240916
https://vietnamfinance.vn/loat-ong-lon-nang-luong-huy-ke-hoach-o-viet-nam-binh-thuong-hay-bat-thuong-d115923.html
680e2af8b4a1a0ff4c37086307252695
Loạt tập đoàn năng lượng toàn cầu hủy kế hoạch ở Việt Nam: Bình thường hay bất thường?
dddf0bb47fcce684e9a5f80c981e8bc1
Chuyên gia cho rằng, phải làm rõ xem việc các doanh nghiệp năng lượng tái tạo lần lượt rời bỏ Việt Nam là điều bình thường hay là do những bất thường trong chính sách, thể chế và môi trường kinh doanh.
98a3617d4eea28614de74f06f7513fa8
Theo Reuters, tập đoànnăng lượng tái tạoEnel của Ý đang chuẩn bị rời khỏi Việt Nam. Đây là động thái mới nhất của một doanh nghiệp FDI khi các dự định phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam chưa rõ ràng. Trước đó, hai tập đoàn năng lượng khác là Equinor của Na Uy và Orsted từ Đan Mạch cũng có quyết định tương tự. Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, đã có 3 ông lớn năng lượng tái tạo lần lượt rời bỏ Việt Nam. Bình luận về sự rời đi của các ông lớn năng lượng tái tạo này, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, phải làm rõ xem vì sao các doanh nghiệp điện gió hủy dự định và rời Việt Nam. “Phải biết được lí do vì sao các ‘ông lớn’ điện gió rời đi chứ không phải là ngành ngành nghề khác. Đây là tình trạng bình thường hay bất thường?”, ông Thịnh đặt vấn đề. Trên thực tế, theo ông Thịnh một doanh nghiệp khi quyết định đầu tư ra nước ngoài, họ sẽ khảo sát nhiều nước sau đó mới chọn ra một nước phù hợp để đầu tư. “Trong một số trường hợp, việc nhà đầu tư nước ngoài tới rồi rời đi là điều rất bình thưởng bởi việc đưa ra quyết định đầu tư dựa trên nhiều yếu tố nhưmôi trường kinh doanh, chi phí vận hành doanh nghiệp, chi phí nhân công, chính sách của nước sở tại. Ngoài ra, cũng còn những lý do khác nữa để doanh nghiệp có quyết định đầu tư hay không đó là vị trí địa lý, sự ổn định về mặt chính trị”, ông Thịnh nói. Theo ông Thịnh, trong trường hợp nếu doanh nghiệp tới khảo sát nhưng rời đi là do: Cơ hội thi trường chưa rõ ràng, DN chưa nhìn thấy hiệu quả hoặc chỉ là vị trí địa lý của nước bản địa xa với nước mình thì đó là chuyện hết sức bình thường. Nhưng nếu họ rời đi vì môi trường kinh doanh, vì chính sách của chúng ta chưa đáp ứng thì phải xem lại”, ông Thịnh nói. Đồng quan điểm bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp World Bank Việt Nam (WB), việc một số doanh nghiệp đến khảo sát, quyết định đầu tư và sau đó thay đổi không đầu tư nữa là điều rất bình thường. Bất cứ nền kinh tế nào cũng có các nhà đầu tư tiềm năng đến khảo sát để kiểm tra xem có họ có phù hợp để đầu tư vào hay không, một số doanh nghiệp sẽ ở lại còn một số sẽ không đầu tư và rút lui. Điều này hết sức bình thường và không phản ánh hay thể hiện rằng sức hấp dẫn của Việt Nam với cácnhà đầu tư FDIđang mất đi. Do đó, vị chuyên gia này khẳng định, FDI vào Việt Nam vẫn tích cực ít nhất là trong trung hạn. Đánh giá về diễn biến này, đại diện Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, các nhà đầu tư không còn kiên nhẫn, không nhìn thấy cơ hội rõ rệt tại Việt Nam so với các thị trường điện gió ngoài khơi khác trên thế giới. "Hay nói cách khác, trong một thời gian dài, Việt Nam vẫn chưa tìm ra được một chính sách, cơ chế rõ ràng, thống nhất, nhất là cơ chế lựa chọn nhà đầu tư, cơ chế giá và mua bán điện… đã phần nào làm nản lòng các nhà đầu tư có tên tuổi", vị đại diện bày tỏ. Trước đó, báo cáo Thủ tướng về vấn đề trên, Bộ Công Thương nêu loạt khó khăn trong phát triển nguồn điện gió ngoài khơi. Về quy hoạch, theo Bộ Công Thương, hiện nay tên, địa điểm, quy mô công suất, phương án đấu nối các dự án điện gió ngoài khơi chưa được xác định, chưa có cơ sở để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến khảo sát, đo đạc, điều tra, đánh giá tác động làm cơ sở lập dự án đầu tư điện gió ngoài khơi. Bên cạnh đó, Nghị quyết 81 năm 2013 về "Định hướng phát triển vùng và liên kết vùng", đối với vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ, chưa thể hiện rõ định hướng phát triển năng lượng hoặc năng lượng tái tạo như định hướng các vùng khác còn lại trên cả nước. Về đầu tư, Bộ Công Thương nhận thấy, Luật Đầu tư năm 2020 chưa quy định rõ đối với dự án điện gió ngoài khơi thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội hay Thủ tướng hay UBND cấp tỉnh. Tuy nhiên, Bộ Công Thương nhận thấy, trường hợp dự án điện gió ngoài khơi không được coi là dự án có sử dụng đất, thì các dự án này có thể sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu năm 2023 và có thể không thuộc các trường hợp chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư. Về khảo sát, giao khu vực biển để khảo sát, Bộ Công Thương cho hay, chưa có đủ cơ sở xác định việc khai thác năng lượng gió trên mặt biển là thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên môi trường Biển và Hải đảo, dẫn đến việc thực hiện trình tự, thủ tục theo Nghị định 11 năm 2021 về việc giao khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân để sử dụng, khai thác tài nguyên gió trên biển là chưa rõ cơ sở để thực hiện. Bộ này cũng nêu những khó khăn xung quanh vấn đề giá điện, bảo lãnh vay vốn, chuyển đổi ngoại tệ, hợp đồng mua bán điện, cam kết sản lượng ... do pháp luật chưa quy định cụ thể cho điện gió ngoài khơi, dẫn đến nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc xác định các điều kiện khuyến khích, thuận lợi khi thực hiện dự án. Đặc biệt, việc trình dự án thí điểm điện gió ngoài khơi của các DN có vốn nhà nước không thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương mà vấn đề này thuộc về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với PVN, EVN)… Với những khó khăn trên, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng sớm có ý kiến về đề xuất dự án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi mà bộ này đã trình.
d42b7b20a1a033102646d0e29fcb2c00
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
14:30
999b1ad8231180184caf38ed6b540ed7
20240916
https://vietnamfinance.vn/chinh-phu-lap-to-cong-tac-ra-soat-vuong-mac-dien-gio-dien-khi-d116032.html
0f554f6a5287f1b5b407e5f8d3c159dd
Chính phủ lập tổ công tác rà soát vướng mắc điện gió, điện khí
06cce1bbb2e66f761e157082a1eebd81
tieu-diem
Theo Dự thảo Quyết định thành lập Tổ công tác, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ là Tổ trưởng. Hai ông Đặng Hoàng An, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là Tổ phó.
ff807da7c20f47e9ebecb0b90b3da06e
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn cho các Dự ánđiện khí, điện gió ngoài khơi. Thông báo nêu: Theo các đánh giá và dự báo của các tổ chức nghiên cứu kinh tế thế giới, trong trường hợp FED giảm lãi suất, nền kinh tế Việt Nam sẽ có tốc độtăng trưởngtrên 7% trong giai đoạn tới. Do đó, Thường trực Chính phủ đề nghịBộ Công Thươngkhẩn trương rà soát tổng thể các nguồn điện trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII theo hướng chuyển điện nền từ điện than sang điện khí, ưu tiên sản xuất trong nước để tăng trưởng điện đạt từ 12-15%/năm, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh, đời sống Nhân dân, nhất là cam kết với nhà đầu tư nước ngoài trên tinh thần đã cam kết là nhất định thực hiện. Đồng thời, Thường trực Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân của các nước trên thế giới để đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới, bổ sung điện nền, giảm thiểu rủi ro thấp nhất về môi trường, báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định. Bộ Công Thương tập trung cao độ, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan, nhất là Tập đoàn Điện lực Việt Nam vàTập đoàn Dầu khí Việt Nam, rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện, khẩn trương hoàn thiện Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) theo hướng những nội dung đã rõ, đã được thực tiễn chứng minh là đúng, có hiệu quả từ Luật Điện lực trước đây cũng như đã được quy định tại các nghị định, thông tư, cần nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi, cập nhật trong dự thảo luật lần này; những nội dung chưa rõ, còn nhiều biến số thì nghiên cứu theo hướng quy định các nguyên tắc trong luật và giao Chính phủ quy định cụ thể như vấn đề giá cả, tiêu chuẩn kỹ thuật... Đồng thời, Bộ Công Thương cần rà soát các vướng mắc của pháp luật liên quan trong việc phát triển các dự án điện để nghiên cứu, đề xuất, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp nội dung vào dự án một luật sửa nhiều luật như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật Biển Việt Nam, Luật Xây dựng… Thường trực Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ dự thảo Quyết định thành lập Tổ công tác do ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương là Tổ trưởng và hai ông Đặng Hoàng An, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam và ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là Tổ phó để rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện. Trên cơ sở đó, Tổ công tác có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất các sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện dự án Luật Điện lực (sửa đổi) với chất lượng cao nhất, hoàn thành trước ngày 20 tháng 9 năm 2024 để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp 8 theo quy trình một kỳ họp. Phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn trực tiếp chỉ đạo theo thẩm quyền, những vấn đề vượt thẩm quyền Phó Thủ tướng báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Về Đề án thí điểm điện gió ngoài khơi, Bộ Chính trị đã có chủ trương cho thí điểm sản xuất, xuất khẩu điện gió ngoài khơi tại Kết luật số 76-KL/TW ngày 24 tháng 4 năm 2024 về tình hình thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và một số định hướng cho giai đoạn mới. Do đó, Thường trực Chính phủ đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn xem xét giao ngay cho các đơn vị để triển khai. Đối với các vướng mắc pháp lý như quy định về sản lượng, chuyển giá, đề nghị nghiên cứu bổ sung vào các dự án luật.
c4ab245ea907eb4e25b3b389d336c4ac
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
18:16
f7d9524cd3937b729ef40d999c648e86
20240916
https://vietnamfinance.vn/dien-nuoc-lap-may-hai-phong-bi-thu-hoi-giay-phep-hoat-dong-dien-luc-d115989.html
b80c1a0a5e8c6a34e2e570e161103e97
Điện nước Lắp máy Hải Phòng bị thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
6123f4605ae602947ebac212ad841d2f
Sở Công thương TP.Hải Phòng đã thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực đối với Công ty Điện nước lắp máy Hải Phòng. Được biết, doanh thu bán điện bán niên 2024 đạt 427 tỷ.
6983bf4e068639f46bef19b191f44e43
Tháng 8/2024, Sở Công thương thành phố Hải Phòng thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực đã cấp năm 2022 đối với Công ty cổ phần Điện nước lắp máy Hải Phòng (mã chứng khoán: DNC) đối với lĩnh vực hoạt động: Quản lý vận hành lưới điện phân phối đến cấp điện áp 35kV; Hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4kV. Được biết, trước đó, ngày 29/7/2024, Công ty Điện nước lắp máy Hải Phòng đã gửi văn bản đề nghị rút giấy phép hoạt động điện lực. Công ty Điện nước lắp máy Hải Phòng hiện đang kinh doanh điện tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Quốc. Cụ thể, Công ty Điện nước lắp máy Hải Phòng đã ký Hợp đồng liên danh cùng với Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại VP để hợp tác khai thác và kinh doanh điện năng tại Khu đô thị Cựu Viên, quận Kiến An. Nguồn vốn tối thiểu thực hiện dự án đầu tư là 200 tỷ đồng, trong đó công ty Điện nước Lắp máy Hải Phòng góp 60%. Tháng 8/2021, Công ty Điện nước lắp máy Hải Phòng đã ký Hợp đồng liên danh cùng với Công ty cổ phần Xây dựng Thuỷ lợi Hải Phòng để hợp tác khai thác và kinh doanh điện năng tại Dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên diện tích hành lang và thân đê dôi ra do kiên cố hoá đê để tạo vốn thực hiện dự án đầu tư thí điểm kiên cố hoá đê, kè bờ hữu sông Lạch Tray tại Phường Anh Dũng, quận Dương Kinh. Bên cạnh đó, Công ty Điện nước Lắp máy Hải Phòng còn thực hiện bán điện kinh doanh điện cho dự án Khu đô thị nối đường Lạch Tray với đường Hồ Sen - Cầu Rào 2 trên địa bàn phường Đông Hải, phường Dư Hàng Kênh thuộc quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Thời gian hợp đồng từ tháng 8/2019 đến khi không còn được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực. Tháng 3/2021, công ty ký hợp đồng có thời hạn 10 năm (đến hết năm 2031) để thực hiện quản lý, vận hành, kinh doanh bán điện tại dự án xây dựng hạ tầng các khu tái định cư Bắc Sông Cấm. Tại Hải Dương và Hưng Yên, Công ty đang cung cấp điện vào dự án của Tập đoàn ECOPARK. Tại Quảng Ninh và Phú Quốc, Điện nước Lắp máy Hải Phòng hiện đang cung cấp 2 dự án lớn tại Hạ Long và Hòn Thơm, Phú Quốc. 6 tháng đầu năm 2024, Công ty Điện nước Lắp máy Hải Phòng ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ điện là 427 tỷ đồng, giá vốn là 394,1 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận gộp về cung cấp điện là 33,5 tỷ đồng. Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2024 đạt 439,2 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023. Kết thúc kỳ bán niên, Điện nước Lắp máy Hải Phòng ghi nhận lợi nhuận sau thuế TNDN đạt 20 tỷ đồng. Hiện nay, Điện nước lắp máy Hải Phòng có vốn chủ sở hữu đạt 119 tỷ đồng, trong đó, vốn điều lệ là 64,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 54 tỷ đồng, quỹ khác là 1,4 tỷ đồng. Đến ngày 29/8/2024, công ty đã tăng vốn điều lệ lên đạt 80 tỷ đồng. Cùng với đó, DNC ghi nhận nợ phải trả đạt 107 tỷ đồng, trong đó, hơn 72 tỷ đồng phải trả người bán. Đáng chú ý, DNC phải trả các chi nhánh của Điện lực Hải Phòng hơn 42 tỷ đồng, Điện lực Hưng Yên 17 tỷ đồng. Công ty CP Điện nước lắp máy Hải Phòng trước đây là Công ty Điện nước lắp máy, tiền thân là Đội điện nước lắp máy có nhiệm vụ lắp đặt điện nước cho các công trình. Năm 2005, Công ty CP hóa và hoạt động dưới tên hiện tại. Năm 2009, công ty chính thức giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Hiện nay, Chủ tịch HĐQT Công ty là ông Đỗ Huy Đạt, giám đốc là ông Lê Hữu Cảnh. Trong 6 tháng đầu năm 2024, lương bình quân của Ông Đạt là 81 triệu đồng/ tháng; của ông Cảnh là 132 triệu đồng/tháng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/9/2024, DNC có giá đóng cửa là 66.500 đồng/cp.
fd7499d2a65d8a9c8d3184584bbd2423
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
09:15
e2e8f44eef590aa2fb31ef95a3c21aeb
20240916
https://vietnamfinance.vn/chan-chinh-viec-mua-ban-trao-tay-bat-dong-san-nhieu-lan-thoi-gia-gay-nhieu-loan-d115993.html
1d57926b11bdcfc0cbaded001417a472
Kiểm soát mua bán trao tay BĐS nhiều lần, 'thổi giá' gây nhiễu loạn
bff1998f91532114aa943ac808e7297d
Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương có biện pháp quản lý chặt chẽ, tránh tình trạng người dân để đất trống, thực hiện hành vi đầu cơ, mua bán trao tay, “thổi giá” gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản.
bb786e53e46f811f7d72731e9cc52ef7
Bộ Xây dựng vừa ban hành công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản. Theo Bộ Xây dựng, thời gian vừa qua, nhiều địa phương trên cả nước đã chủ động triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, đầu tư, đất đai, nhà ở... và đạt một số kết quả nhất định; thị trường bất động sản đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội của các địa phương. Cụ thể, trong quý II/2024, nguồn cung nhà ở thương mại tăng nhẹ so với quý trước; lượng giao dịch thuộc loại hình căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong quý 2 có xu hướng giảm so với quý 1/2024, trong khi lượng giao dịch đất nền có xu hướng tăng; giá giao dịch bất động sản có xu hướng tăng hơn so với quý trước. Nhưng sự phát triển của thị trường bất động sản chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro; tình trạng tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật còn xảy ra tại một số địa phương như: nhà đầu tư, người môi giới bất động sản tung tin đồn thổi, mua đi bán lại bất động sản, gây nhiễu loạn thông tin nhằm đẩy giá bất động sản lên cao để lợi dụng trục lợi. Đáng chú ý, ở Hà Nội, giá căn hộ chung cư của một số dự án và nhà ở riêng lẻ tại khu vực Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoài Đức… tăng cao bất thường so với tình hình thị trường và nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, qua phản ánh, gần đây tại Hà Nội có những trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, mà giá trúng đấu giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội, ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản. Do đó, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thị trường bất động sản theo quy định Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, Nghị định số 96/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản; Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp, chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản, môi giới bất động sản tại địa phương. Kiểm soát việc mua đi, bán lại các bất động sản trao tay nhiều lần, đặc biệt tại các khu vực, dự án, khu chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường; thanh tra, kiểm tra, có biện pháp chấn chỉnh hành vi thổi giá, làm giá, đầu cơ, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (nếu có) theo thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra, nắm bắt tình hình, làm rõ nguyên nhân gây ra biến động giá của từng loại hình bất động sản như: chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất ở trên địa bàn trong giai đoạn vừa qua; chủ động đề xuất biện pháp điều tiết đảm bảo thị trường phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững. Đặc biệt, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường. Thực hiện quản lý, kiểm soát việc tăng giá bất động sản nhằm đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế của các khu vực trên địa bàn, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản tại địa phương, nhằm đảm bảo chỗ ở cho mọi công dân. Đồng thời, có biện pháp quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở của người dân trong các dự án kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật theo hình thức phân lô, bán nền theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng người dân để đất trống, thực hiện hành vi đầu cơ, mua bán trao tay, “thổi giá” gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản. Ngoài ra, tổ chức công bố công khai thông tin về thị trường bất động sản; công bố thông tin cho các cơ quan, tổ chức, người dân nắm rõ về chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đầu tư phát triển hạ tầng và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính tại địa phương; dự án bất động sản đã được phê duyệt; chủ đầu tư dự án đủ điều kiện huy động vốn theo quy định nhằm bảo đảm minh bạch thông tin thị trường.
fd7bbf459fc61aca9d7bb5f4b62fedad
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
09:00
d8cdf71171862eb00e39c6d33a5e694a
20240916
https://vietnamfinance.vn/gia-usd-ngan-hang-lao-doc-d116019.html
92d8594c8d8d8f7f6cb799b2d97e082b
Giá USD ngân hàng lao dốc, về sát 24.700 đồng/USD
2a1c7d7ec1cb073f0100c7984db72547
Giá USD tại các ngân hàng thương mại giảm mạnh, nhiều ngân hàng hôm nay hạ tới hơn 100 đồng. Giá USD bán ra tại một số ngân hàng đã xuống mức 24.700 đồng/USD.
319f8be09c08fdea1b8ea30eb0b7ab5f
Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 12/9 ở mức 24.187 đồng một USD, giảm 25 đồng so với hôm qua. Áp dụng biên độ 5%, các ngân hàng thương mại hôm nay được phép giao dịch với tỷ giá USD trong phạm vi 22.978-25.396 đồng/USD. Trong khi tỷ giá mua USD tham khảo vẫn được duy trì ở mức 23.400 đồng/USD thì tỷ giá bán USD giảm 26 đồng, xuống mức 25.346 đồng/USD. Ở các ngân hàng thương mại, giá USD được điều chỉnh giảm mạnh. Nhiều ngân hàng hạ giá USD tới hơn 100 đồng so với hôm qua. Chiều 12/9, Vietcombank niêm yết giá USD ở mức 24.350- 24.720 đồng/USD (mua - bán), giảm 115 đồng so với sáng qua. Tính từ đầu tháng 8 đến nay, giá USD tại ngân hàng này đã giảm 700 đồng. Tương tự, BIDV cũng giảm giá USD ở mức 140 đồng mỗi USD, giao dịch ở mức giá 24.360-24.700 đồng/USD (mua - bán). VietinBank hạ giá USD xuống mức 24.382-24.722 đồng/USD (mua - bán), giảm 98 đồng. ACB giảm giá USD xuống mức 24.360-24.720 đồng/USD (mua - bán), giảm 110 đồng. Còn Sacombank đưa giá USD về mức 24.380-24.710 đồng/USD (mua vào - bán ra), giảm 120 đồng ở chiều mua và hạ 140 đồng ở chiều bán. Tỷ giá trên thị trường tự do cũng giảm sâu và hiện giao dịch ở mức 25.090-25.170 đồng/USD. So với mức đỉnh gần 26.000 đồng/USD xác lập vào cuối tháng 6, giá USD tự do hiện thấp hơn khoảng trên 800 đồng. Trong bối cảnh tỷ giá USD/VND giảm sâu trong những tuần gần đây, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã phát đi thông báo về nhu cầu mua ngoại tệ từ ngân hàng thương mại với khối lượng dự kiến tối đa là 100 triệu USD. Số ngoại tệ này sẽ được mua theo hình thức giao ngay trong ngày 12/9 và ngày thanh toán dự kiến là 16/9. Ước tính theo giá mua USD của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (23.400 đồng/USD), số tiền KBNN sẽ chi ra để thực hiện giao dịch này vào khoảng 2.300 tỷ đồng. Đây là lần thứ ba kể từ đầu năm KBNN thông báo mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại. Trước đó, KBNN chào mua tối đa 150 triệu USD trong tuần trước và 100 triệu USD vào trung tuần tháng 5.
3f3938ae4f6a263c1a7df29952dd108b
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
15:56
5cbc1ec156b9eca150aef389ca713410
20240916
https://vietnamfinance.vn/co-phieu-dat-nhat-nhi-hnx-dn-lai-cao-ky-luc-tang-co-tuc-len-200-d115978.html
79ce2ab75d453fbf38c7c63e092c1f4d
Cổ phiếu đắt nhất nhì HNX: DN lãi cao kỷ lục, tăng cổ tức lên 200%
81d34333409e7e166f48ba97bb1fdd74
Nhờ mức lãi kỷ lục hơn 526 tỷ đồng, vượt 284% kế hoạch đề ra, ban lãnh đạo SLS đã nâng mức cổ tức từ 100% lên 200%.
6f6051b3656f3bfab03f6e15c94a1e86
Công ty cổ phầnMía đường Sơn La(HNX: SLS) vừa công bố biên bản ĐHĐCĐ thường niên niên nộ 2023-2024. Trong đó, một trong những nội dung quan trọng được cổ đông thông qua là nâng mức cổ tức từ 100% lên 200%. Theo đó, số tiền mà SLS dự chi là gần 196 tỷ đồng để phân phối lợi nhuận cho cổ đông. Việc chia cổ tức với tỷ lệ cao không phải điều hiếm gặp ở SLS, tuy nhiên 200% vẫn là mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp. Trước đó, SLS thường xuyên chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ hàng chục phần trăm mỗi năm. Nguyên nhân khiến doanh nghiệp nâng mức cổ tức lên cao kỷ lục đến từ việc vượt 284% kế hoạch lợi nhuận đã đề ra trong niên độ 2023-2024 vừa qua, đạt hơn 526 tỷ đồng lãi sau thuế. Đây đồng thời là mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp, cũng là niên độ thứ 2 liên tiếp SLS ghi nhận lợi nhuận cao “ngất ngưởng” vượt mốc 500 tỷ đồng. Niên độ 2022-2023, lợi nhuận sau thuế của SLS là hơn 523 tỷ đồng, không hệ kém cạnh mức thực hiện của niên độ này. Theo báo cáo thường niên niên độ 2023-2024, cổ đông lớn nhất của SLS là bà Trần Thị Thái, mẹ của chủ tịch Đặng Việt Anh. Bà Thái hiện nắm giữ hơn 2,6 triệu cổ phiếu SLS, tương đương 27,43% vốn của doanh nghiệp mía đường này. Theo sau bà là Công ty TNHH Thái Liên, nắm giữ hơn 1,4 triệu cổ phiếu SLS (15% vốn) và ông Đặng Việt Anh, nắm giữ 968.878 cổ phiếu SLS (9,84% vốn). Như vậy trong đợt phân phối lợi nhuận của niên độ 2023-2024, bà Trần Thị Thái có thể nhận về hơn 53 tỷ đồng từ SLS, Công ty Thái Liên nhận về 29 tỷ đồng và ông Đặng Việt Anh nhận về 19 tỷ đồng. SLS hiện là 1 trong những cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn HNX nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung. Cổ phiếu đóng cửa phiên 11/9 ở mức giá 205.000 đồng/cổ phiếu, vốn hoá thị trường hơn 2.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp hiện đang niêm yết hơn 9,79 triệu cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, trong đó 3 cổ đông lớn trên nắm giữ hơn 52% cổ phiếu đang lưu hành. Số lượng cổ phiếu do các cổ đông sở hữu dưới 5% vốn điều lệ là hơn 4,6 triệu đơn vị. Thanh khoản của SLS cũng không quá mạnh mẽ. Theo số liệu từ Công ty Chứng khoán SSI, khối lượng giao dịch trung bình trong 3 tháng gần đây của SLS đạt 12.743 đơn vị, trong 10 phiên gần nhất đạt 19.180 đơn vị. SLS tiền thân là nhà máy đường trực thuộc Nông trường quốc doanh Tô Hiệu Sơn La quản lý, được khởi công xây dựng ngày 16/09/1995. Năm 1997, Công Ty Mía đường Sơn La được thành lập và trực thuộc UBND tỉnh Sơn La, đến năm 2008 chuyển đổi thành công ty cổ phần, với vốn điều lệ 50 tỷ đồng. SLS hiện đang kinh doanh trên các địa bàn tại Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, trong đó Hà Nội chiếm 75% tổng doanh thu, theo thông tin từ Công ty Chứng khoán An Bình (ABS). Đặc biệt, SLS là doanh nghiệp duy nhất có khả năng sản xuất đường RE tại miền Bắc và là 1 trong 5 doanh nghiệp trên cả nước có khả năng sản xuất đường RE. Trong ngành mía đường, SLS đang hoạt động với quy mô, có khả năng sản xuất khoảng hơn 600.000 tấn đường/năm (chủ yếu là mía chế biến). Hiện SLS có 8.000ha nguyên liệu tại Yên Châu, Sơn La. Đặc biệt, vùng trồng của Mía đường Sơn La có điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết thuận lợi cho mía đường có trữ đường cao. Sau 2 niên độ với kết quả kinh doanh kỷ lục, ABS cho rằng triển vọng kinh doanh của SLS sẽ tiếp tục khả quan ở niên vụ tới. Bên cạnh các lợi thế nêu trên, ABS đưa ra thêm 1 số động lực khác để hỗ trợ cho dự báo về triển vọng của SLS. Theo đó, trong bối cảnh giá đường liên tục biến động do nguồn cung toàn cầu thiếu hụt bởi thời tiết cực đoan (hiện tượng Elnino gây tình trạng khô hạn nắng nóng), giá thị trường nội địa Việt Nam không bị ảnh hưởng do đường nhập khẩu đang được giám sát chặt chẽ bởi Thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp, chống lẩn tránh và các biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của đường Thái Lan đối với ngành sản xuất trong nước đã giảm, mang lại tác động tích cực cho ngành mía đường Việt Nam. Sản lượng niên vụ năm 2023 – 2024 được Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) dự báo sẽ tăng đáng kể so với niên vụ trước đó với diện tích mía thu hoạch dự kiến tăng 12% so với cùng kỳ lên mức 159.159ha, sản lượng mía chế biến lên đến hơn 10,9 triệu tấn, (tăng 13%), sản lượng đường các loại sẽ tiến lên mốc trên 1 triệu tấn, (tăng 10%). Ngoài ra, ABS cho biết SLS cũng có lợi thế khi tỷ lệ chuyển đổi đường từ mía hiện cao nhất cả nước giúp giá thành sản xuất thấp. Cụ thể, tỷ lệ chuyển đổi đường ở mức 114 kg đường/tấn mía, so với mức 100kg đường/tấn mía của các doanh nghiệp mía đường khác. Đặc biệt, đây là doanh nghiệp duy nhất trên sàn chứng khoán được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp do hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
51f6b1206bb742543a50d60e7cbb19f0
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
08:30
c8d4a2c6dfa45c75bee65a8fab367f9a
20240916
https://vietnamfinance.vn/ong-ho-van-mung-nhan-chuc-chu-tich-ubnd-tinh-an-giang-d116008.html
fe2f5415789a0be503c1c0b3eacce993
Ông Hồ Văn Mừng nhận chức Chủ tịch UBND tỉnh An Giang
494e2a0f21b77765c7062bac69b64902
Ông Hồ Văn Mừng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) vừa được điều động, phân công, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy An Giang (nhiệm kỳ 2020 - 2025).
39c3b055064b38e28ee90841a707455f
Ngày 12/9, Ban Tổ chức Trung ương triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ tại tỉnh An Giang. Theo đó, ông Hồ Văn Mừng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) được điều động, phân công, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy An Giang (nhiệm kỳ 2020 - 2025). Cùng ngày 12/9, Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa X (nhiệm kỳ 2021-2026) tổ chức kỳ họp thứ 21 (chuyên đề) để xem xét, quyết định tờ trình về việc đề nghị bầu bổ sung Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026. Tại kỳ họp, các đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh đã bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang. Với 98,25% phiếu bầu đồng ý, HĐND tỉnh An Giang đã bầu ông Hồ Văn Mừng, Phó Bí thư Tỉnh ủy An Giang giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Hồ Văn Mừng (sinh năm 1977), quê huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa; có trình độ lý luận chính trị Cao cấp; trình độ chuyên môn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Cử nhân Khoa học chuyên ngành Ngoại ngữ. Từ tháng 11/2015 đến tháng 8/2021, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông Hồ Văn Mừng được bầu là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XIII. Từ tháng 8/2021 đến ngày 30/8/2024, ông là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Nha Trang, nhiệm kỳ 2020-2025. Ngày 30/8/2024, Bộ Chính trị có Quyết định số 1530- QĐNS/TW điều động ông Hồ Văn Mừng thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa và thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Nha Trang nhiệm kỳ 2020-2025; phân công, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025.
361e006e48866e90e6734348d01b48aa
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
15:15
9a1b242a82f90910bad7c33b3f172773
20240916
https://vietnamfinance.vn/nha-may-thuy-dien-1100-ty-5-lan-xin-dieu-chinh-chu-truong-dau-tu-d115894.html
aa6f3f021dc88f05cfc408516166d564
Nhà máy thuỷ điện 1.100 tỷ 5 lần xin điều chỉnh chủ trương đầu tư
45b3cbac596c105fcd7c9c191688c5ea
Đây là dự án nhà máy thuỷ điện có công suất 39,4MW với tổng mức đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng được chấp thuận cho Công ty cổ phần Thuỷ điện Hương Sơn làm chủ đầu tư từ năm 2008 nay được chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư…
276efbe4ab10f791ef8a49a1f7a1f5a2
Theo đó, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh (Ban Quản lý KKT) vừa ban hành quyết định số 186/QĐ-KKT về việc quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án Nhà máy thủy điện Hương Sơn đã được Ban Quản lý KKT tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận điều chỉnh tại Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư số 01/QĐ-KKT ngày 02/01/2024. Trước đó, dự án Nhà máy thủy điện Hương Sơn được Ban Quản lý KKT Hà Tĩnh cấp giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 15/7/2008. Dự án có tổng công suất lắp đặt là 39,4MW, tổng mức đầu tư 1.103 tỷ đồng, tổng diện tích sử dụng đất 189,107ha được thực hiện tại tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng, quản lý vận hành nhà máy thủy điện và sản xuất kinh doanh điện. Dự án được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, nhà máy có công suất 33MW (Nhà máy thủy điện Hương Sơn 1) với 02 tổ máy, tổng vốn hơn 812,444 tỷ đồng; thời gian thực hiện bắt đầu thực hiện từ năm 2005 và hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2012. Giai đoạn 2, nhà máy có công suất 6,4MW (Nhà máy thủy điện Hương Sơn 2), gồm 02 tổ máy, tổng vốn đầu tư hơn 291,322 tỷ đồng; thời gian thực hiện bắt đầu thực hiện từ quý 1 năm 2021 và hoàn thành đưa vào sử dụng quý 4 năm 2024. Thời gian thực hiện dự án là 50 năm kể từ ngày 25/8/2008 (ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu); Công ty CP Thuỷ điện Hương Sơn là doanh nghiệp được chấp thuận là nhà đầu tư dự án. Quá trình thực hiện dự án đến nay, Công ty CP Thuỷ điện Hương Sơn đã 05 lần xin điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án và được chấp thuận điều chỉnh chủ trương. "Tiến độ triển khai thực hiện - Giai đoạn 2 (Nhà máy thủy điện Hương Sơn 2): Bắt đầu thực hiện từ quý 1 năm 2021 và hoàn thành đưa vào sử dụng quý 4 năm 2024" – nội dung điều chỉnh chủ trương dự án mới đây nhất ghi rõ. Tại lần điều chỉnh này, Ban Quản lý KKT giao Công ty Cổ phần Thủy điện Hương Sơn (CTCP) có trách nhiệm tập trung mọi nguồn lực để thi công xây dựng, hoàn thành đưa công trình vào hoạt động theo đúng tiến độ và mục tiêu dự án đã chấp thuận. Về chủ đầu tư dự án đĐược biết, Công ty CP Thuỷ điện Hương Sơn thành lập vào ngày 14/11/2004, có địa chỉ trụ sở tại Km 70- QL8A, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đăng ký lĩnh vực hoạt động chính là Sản xuất, truyền tải và phân phối điện (Chi tiết: Đầu tư xây dựng, quản lý vận hành nhà máy thủy điện; Sản xuất kinh doanh điện). Công ty CP Thủy điện Hương Sơn có tiền thân là dự án xây dựng Nhà máy Thủy điện Hương Sơn I. Ngày 19/11/2014, Công ty được UBCK Nhà nước chấp thuận trở thành công ty đại chúng. Đến ngày 08/04/2015, cổ phiếu của công ty chính thức được giao dịch trên UPCoM với mã chứng khoán GSM. Côngty CP Thuỷ điện Hương Sơn do ông Nguyễn Thanh Hải, sinh năm 1970, quê Hà Tĩnh làm Chủ tịch HĐQT; ông Phạm Tiến Dũng, sinh năm 1981, quê Nghệ An giữ chức danh Tổng giám đốc đồng thời là người đại diện pháp luật doanh nghiệp. Cũng theo tìm hiểu được biết, ông Nguyễn Thanh Hải (Chủ tịch HĐQT - CTCP Thuỷ điện Hương Sơn) chính là Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty Cổ phần dịch vụ khách sạn Kim Thành (trụ sở tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh). Công ty CP Dịch vụ khách sạn Kim Thành là cổ đông lớn của Công ty CP Thuỷ điện Hương Sơn.
68f8e62c73eb1c54979f12381c111660
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
07:15
e285afe9b33fa917c60c19bb4cc67ddf
20240916
https://vietnamfinance.vn/he-lo-ong-chu-moi-the-chan-vu-chau-long-tren-khu-dat-vang-da-nang-d115860.html
c2ebb140ca4bde783d1bdc7967332877
Hé lộ ông chủ mới thế chân Vũ Châu Long trên khu đất vàng Đà Nẵng
446178b7d10484f2079de272d94b9d04
Khu đất thuộc P.Thuận Phước, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng của Công ty Vũ Châu Long đã chuyển nhượng lại cho Công ty Phát Đạt.
6b174aa5ce80a97bcb9aad16f26801c1
Nguồn tin của VietnamFinance cho biết, ông Võ Long Châu, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần địa ốc Vũ Châu Long đã chuyển nhượng một dự án tại Đà Nẵng cho Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt. Theo đó, đây làkhu đấtcó diện tích 8.845,3m2 và đây là khu đất thuộc dự án Sông Hàn, P. Thuận Phước, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Đây là một khu đất được đánh giá là nằm ở vị trí 'vàng' của Đà Nẵng. Vụ chuyển nhượng này được ký theo hợp đồng nguyên tắc chuyển quyền sử dụng đất kỳ vào ngày 25/1/2022. Tính đến nay, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt đã nhiều lần chuyển tiền cho ông Võ Long Châu. Cụ thể, số tiền này thể hiện qua các năm là: Năm 2022 là 150 tỷ đồng; năm 2023 là 150 tỷ đồng; 6 tháng năm 2024 là 150 tỷ đồng. Như vậy sau 3 năm, Phát Đạt đã chuyển cho ông Võ Long Châu với số tiền là 450 tỷ đồng. Đồng thời, tại một báo cáo của Phát Đạt vào đầu năm 2024, doanh nghiệp này xây dựng kế hoạch cho năm 2023 là tiến hành xây dựng. Một tài liệu khác mà VietnamFinance có được, khu đất thuộc dự án Sông Hàn, P. Thuận Phước, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng của ông Võ Long Châu trùng với dự án Hàn Riverside. Bên cạnh đó, Phát Đạt cũng sẽ tập trung cho việc phê duyệt quy hoạch 1/500 và cấp phép xây dựng. Được biết, dự án này nằm tại A1.12 đến A1.17 đường Như Nguyệt (phường Thuận Phước, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) do Công ty cổ phần Địa ốc Vũ Châu Long khởi công năm 2010. Dự án nằm ở vị trí đắc địa, dưới chân cầu Thuận Phước, cách Trung tâm hành chính TP. Đà Nẵng khoảng hơn 1km. Công trình gồm 33 tầng, có tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng.
e81e73576d532d9f2ac951adf23c118b
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
09:30
181c7e51fbea0547844849ff25a71ae0
20240916
https://vietnamfinance.vn/loi-nhuan-bkav-pro-cua-ong-nguyen-tu-quang-tiep-da-giam-manh-d115995.html
6377444383425dee7cb83afbffcb9d77
Lợi nhuận Bkav Pro của ông Nguyễn Tử Quảng tiếp đà giảm mạnh
d58a19e36cfe55cd5ab276218ed74e8a
Lợi nhuận nửa đầu năm của Bkav Pro tiếp đà giảm của các năm trước. Trong 6 tháng, doanh nghiệp của ông Nguyễn Tử Quảng báo lãi vỏn vẹn gần 2,7 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với cùng kỳ.
f08c722feecb15e038c96307a2e2a841
Công ty cổ phần Phần mềm diệt virus BKAV (Bkav Pro) vừa công bố thông tin tài chính nửa đầu năm 2024. Theo đó, trong 6 tháng qua, doanh nghiệp của ông Nguyễn Tử Quảng lãi gần 2,7 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2023. Tính trung bình mỗi ngày trong nửa đầu năm nay, Bkav Pro lãi khoảng 15 triệu đồng. Trong khi cùng kỳ năm 2022 và 2023 mức lợi nhuận lần lượt là 94 triệu đồng và 24 triệu đồng mỗi ngày. Năm 2023, lợi nhuận của công ty này đạt 18,7 tỷ đồng, ghi nhận mức giảm hơn 52,5% so với năm 2022. So với con số 117 tỷ đồng trong năm 2019, đến năm 2023, lợi nhuận của Bkav Pro chỉ còn 1/10 sau 4 năm. Tại thời điểm cuối quý II/2024, vốn chủ sở hữu của Bkav Pro đạt hơn 223,2 tỷ đồng, tăng 7,9% so với quý II năm 2023. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu giảm từ 1,52 lần xuống còn 1,44 lần vào ngày 30/6. Hệ số dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu cũng giảm từ 82% xuống 76%. Như vậy, tính đến ngày 30/6, tổng nợ phải trả của Bkav Pro vào khoảng 321,5 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu ở mức 169,7 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng cho biết, trong nửa đầu năm 2024, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm từ 2,14% xuống còn 1,21%, tức giảm một nửa. Tỷ lệ này từng đạt mức 36% của năm 2021, sau đó giảm xuống 19% đối với năm 2022 và 8,4% của năm ngoái. Theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty cổ phần Phần mềm diệt virus BKAV được thành lập ngày 12/3/2019 với vốn điều lệ 120 tỷ đồng. Người đại diện pháp luật kiêm tổng giám đốc của Bkav Pro là ông Nguyễn Tử Quảng. Bức tranh kinh doanh của Bkav Pro liên tục giảm sút. Trong một bản công bố thông tin giới thiệu về trái phiếu Bkav Pro của VNDirect cho biết, vào năm 2018 dù mới thành lập nhưng Công ty đã có doanh thu trên trăm tỷ và tạo ra được lợi nhuận hàng chục tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận cũng từng ở mức 60%. Song, từ năm 2019, lợi nhuận Bkav Pro giảm mạnh với tỷ lệ giảm bình quân 12%/năm. Năm 2021, Bkav Pro huy động 170 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất cố định 10,5%/năm cho năm đầu tiên và lãi suất tham chiếu cộng 4,5%/năm cho kỳ hạn 2 năm tiếp theo. Trái phiếu này không chuyển đổi, không kèm chứng quyền. Đợt phát hành này có tài sản đảm bảo gồm: 5,443 triệu cổ phần thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Bkav (được định giá 969,5 tỷ đồng), 4,9 triệu cổ phần thuộc sở hữu của ông Nguyễn Tử Quảng. Bkav Pro là công ty phụ trách mảng xuất bản phần mềm của Tập đoàn Bkav. Tập đoàn này được thành lập năm 2003, hoạt động trong các lĩnh vực an ninh mạng, phần mềm, chính phủ điện tử, nhà sản xuất smartphone, thiết bị điện tử thông minh, smart city và AI camera. Tuy nhiên, tháng 5/2022, Bkav thông báo giải thể mảng sản xuất điện thoại. Người sáng lập Bkav là ông Nguyễn Tử Quảng, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc. Bkav Pro từng là hạt nhân chính trong hệ sinh thái Bkav, mỗi năm mang về khoản lợi nhuận hàng chục tỷ đồng cho tập đoàn giai đoạn 2018 - 2022. Chẳng hạn, năm 2018, Bkav Pro đạt 105 tỷ đồng doanh thu và 67 tỷ đồng lãi sau thuế.
4b9558f1fab759e47d2ce3b271f502b2
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
10:00
044f058d53707e520ecab1c8b300635c
20240916
https://vietnamfinance.vn/phep-mau-duong-sat-cao-toc-cua-trung-quoc-d116001.html
c5f456d051f8c1999058dea198bf7180
'Phép màu' đường sắt cao tốc của Trung Quốc
c4180e2e9d2e17491ad12156a7cf3ec3
Trung Quốc đã xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc rộng lớn nhất thế giới chỉ trong hai thập kỷ.
194cd33ec90eb3624f05b3ddb4f8795b
Kể từ khi tuyến đầu tiên được đưa vào hoạt động năm 2008, mạng lưới này đã phát triển lên tới khoảng 25.000 dặm (40.233.600m), dài hơn gấp đôi tổng chiều dài của các tuyến đường sắt cao tốc còn lại trên thế giới và đủ dài để bao quanh Trái Đất. Một chuyến tàu chở khách được coi là tàu cao tốc nếu nó chạy với tốc độ ít nhất 124 dặm/giờ trên đường ray được nâng cấp hoặc 155 dặm/giờ trên đường ray mới. Hơn 20 quốc gia hiện có mạng lưới đường sắt cao tốc, chủ yếu là các quốc gia châu Âu và Đông Á nhưng cũng có cả Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ và Uzbekistan. Kế hoạch bắt đầu vào những năm 1990 khi Trung Quốc đang trải qua giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao nhưng cũng có những thách thức về cơ sở hạ tầng. Doanh nghiệp đã đạt được động lực trong chiến dịch "tăng tốc" của Trung Quốc vào cuối những năm 1990 và những năm 2000, nhằm mục đích tăng tốc độ của các chuyến tàu thương mại. Tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên, được đưa vào hoạt động năm 2008, nối Bắc Kinh với Thiên Tân, chỉ cách đó 75 dặm. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bao gồm cả đường sắt cao tốc, để kích thích nền kinh tế và tạo việc làm. Ban đầu, Trung Quốc dựa vào các thỏa thuận chuyển giao công nghệ với các công ty nước ngoài như Alstom, Siemens và Kawasaki Heavy Industries. Theo thời gian, Trung Quốc đã phát triển chuyên môn và đổi mới đáng kể trong nước, trở thành nước dẫn đầu về công nghệ đường sắt cao tốc. Cách tiếp cận này bao gồm việc tích hợp và cuối cùng là cải thiện công nghệ nước ngoài với những đổi mới trong nước. Trả lời phỏng vấn Newsweek, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Liu Pengyu cho hay: "Trong khi tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến của các quốc gia khác, đường sắt cao tốc của Trung Quốc coi trọng đổi mới độc lập và đã thiết lập một hệ thống công nghệ đẳng cấp thế giới với quyền sở hữu trí tuệ độc lập". Chính phủ Trung Quốc tập trung vào việc tạo ra một mạng lưới dày đặc và kết nối cao. Đường sắt cao tốc hiện kết nối các thành phố lớn, rút ​​ngắn thời gian di chuyển và tăng cường kết nối giữa các khu vực, bao phủ 93% các thành phố có dân số trên nửa triệu người tính đến cuối năm 2021. Tham vọng của Trung Quốc vẫn tiếp tục với kế hoạch mở rộng mạng lưới đường sắt cao tốc lên 31.000 dặm vào năm 2025 và lên 43.495 dặm vào năm 2035. Theo Đại sứ quán Trung Quốc, khả năng của chính quyền nước này trong việc nhanh chóng huy động nguồn lực khổng lồ cho các dự án lớn là một "lợi thế về mặt thể chế". Tuy nhiên, bất chấp những lợi ích, mạng lưới đường sắt cao tốc vẫn chưa tạo ra đủ doanh thu để trang trải khoản đầu tư ban đầu đáng kể và chi phí bảo trì liên tục. Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc, đơn vị điều hành thuộc sở hữu nhà nước, đang gánh khoản nợ khổng lồ, với khoản nợ phải trả vào cuối năm 2021 lên tới khoảng 900 tỷ USD. Điều này đã thúc đẩy giá vé tăng, một động thái hiếm hoi ở nước này. Dù vậy, trong báo cáo tài chính mới nhất, tập đoàn này đã công bố lợi nhuận và lượng hành khách tăng trong nửa đầu năm 2024. Theo đó, tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc đã quay trở lại mức lợi nhuận ròng là 1,7 tỷ nhân dân tệ (239,6 triệu USD) sau khoản lỗ 11,1 tỷ nhân dân tệ trong nửa đầu năm 2023, mặc dù doanh thu bán hàng trong nửa đầu năm giảm xuống còn 579,4 tỷ nhân dân tệ từ mức 580,7 tỷ nhân dân tệ trong cùng kỳ, theo báo cáo tài chính mới nhất. Trong cùng khu vực, nước láng giềng Nhật Bản có mạng lưới đường sắt cao tốc rộng thứ hai ở châu Á, thứ ba trên thế giới, với chiều dài 2.000 dặm. Quốc gia này đã mở tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên trên thế giới, Shinkansen, vào năm 1964. Hàn Quốc đã khai trương tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên, tuyến Seoul-Busan, vào năm 2004. Ngày nay, Hàn Quốc có hai nhà khai thác đường sắt cao tốc và bốn tuyến với tổng chiều dài 542 dặm. Đài Loan bắt đầu khai thác tuyến đường sắt cao tốc của mình vào năm 2007, chạy dài 217 dặm từ bắc xuống nam. Trong những năm gần đây, Trung Quốc cũng đã mở rộng mạng lưới đường sắt cao tốc sang các nước có chung biên giới, bao gồm tuyến nối Côn Minh của Trung Quốc với thủ đô Viêng Chăn của Lào và một tuyến khác nối Trung Quốc với Thái Lan. Các dự án này, một phần của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, chủ yếu được tài trợ thông qua sự kết hợp giữa các khoản vay, đầu tư và quan hệ đối tác của nhà nước Trung Quốc với các quốc gia chủ nhà. Chúng không chỉ tăng cường liên kết giao thông khu vực mà còn đóng vai trò là một hình thức quyền lực mềm hiệu quả của Trung Quốc.
88f4a30a52d031bc1854cb9b2c5c5550
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
13:05
096a2f4bc08a1644385940a62ca441f3
20240916
https://vietnamfinance.vn/hang-chuc-nghin-ty-no-xau-kho-thu-hoi-d115786.html
5073ba8428101f3f1d55865383c7da5e
Hàng chục nghìn tỷ nợ xấu khó thu hồi
20f83b8fdc956e4b44bd1cc6573e4db1
Nợ xấu ngành ngân hàng tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm và được dự báo sẽ tiếp tục đi lên. Trong khi đó, việc xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
3e3d70d8e77f3de0c5157388c9177207
Nợ xấu tăng cao Dù được giãn, hoãn nhưng nợ xấu nội bảng của hệ thống ngân hàng tại thời điểm cuối tháng 6 vẫn tăng so với cuối năm ngoái. Trong 2 năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu ở mức cao và có khả năng tiếp tục gia tăng. Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến cuối tháng 6/2024,nợ xấu nội bảngcủa toàn hệ thống tổ chức tín dụng tăng 5,77% so với cuối năm 2023. Tỷ lệ nợ xấu cuối tháng 6/2024 ở mức 4,56%, tăng nhẹ so với mức 4,55% tại thời điểm cuối năm 2023 và gần như gấp đôi so với mức 2,03% của cuối năm 2022. Kết quả khảo sát kết quả kinh doanh của 29 ngân hàng thương mại trong nước cho thấy, nợ xấu tại hầu hết ngân hàng đều “phình to”. Nhiều ngân hàng ghi nhận số dư nợ xấu tuyệt đối lên đến 30% - 50% so với cuối năm trước. Về tỷ lệ nợ xấu, trong số 29 ngân hàng, có tới 24 đơn vị ghi nhận tăng trong 2 quý đầu năm. Toàn ngành chỉ ghi nhận 5 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cải thiện là: Agribank (giảm 0,01%), Eximbank (giảm 0,01%), SeABank (giảm 0,03%), SHB (giảm 0,23%), PG Bank (giảm 0,24%). So với mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đề ra là tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 3% thì nhiều ngân hàng đã vượt ngưỡng. Trong đó, có thể kể đến: BaoViet Bank (4,79%), BVBank (3,77%), VIB (3,67%), ABBank (3,55%), Vietbank (3,43%). Đa số ngân hàng đều ghi nhận nợ xấu tăng, nhiều khoản nợ nghi ngờ mất vốn (nợ nhóm 4) chuyển sang nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5). Đấy chính là mối lo lắng lớn nhất vì hàng chục ngìn tỷ đồng gần như không thể thu hồi. Chẳng hạn như, tại VIB, vào cuối quý II/2024, nợ nhóm 5 tăng tới 91% so với thời điểm cuối năm 2023, lên 4.205 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu tăng từ 3,14% đầu năm lên 3,65%. Tại Sacombank, tính đến 30/6, nợ có khả năng mất vốn tăng gần 72% so với đầu năm lên 8.409 tỷ đồng, kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,28% lên 2,43%. Xét về số dư tuyệt đối, VPBank dẫn đầu với tổng nợ xấu đạt 31.712 tỷ đồng vào cuối quý II, tăng 11,6% so với cuối năm trước. Đáng chú ý, cả 4 "ông lớn" ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank đều đang thuộc nhóm có số dư nợ xấu cao nhất ngành. Cụ thể, số dư nợ xấu tại Agribank đến cuối tháng 6 đã tăng 1,9%, đạt mức 29.276 tỷ đồng. BIDV và VietinBank cũng ghi nhận tổng số dư nợ xấu tăng đáng kể so với đầu năm khi BIDV tăng 28% lên 28.687 tỷ đồng và VietinBank tăng 48,4% lên 24.646 tỷ đồng. “Quán quân lợi nhuận” Vietcombank thường nằm trong nhóm có chất lượng tài sản tốt toàn ngành cũng tăng thêm hơn 3.991 tỷ đồng nợ xấu sau 6 tháng đầu năm, tương đương tăng 32%, đạt 16.446 tỷ đồng. Nhưng đây chưa phải những ngân hàng có tốc độ tăng nợ xấu nhanh nhất trong 6 tháng qua. Xét về tốc độ tăng nợ xấu, Bac A Bank là đơn vị dẫn đầu với số dư nợ xấu tăng tới 65,3% so với thời điểm cuối năm 2023, tiếp theo là VietABank tăng 52,3%, LPBank tăng 48,6%, VietBank tăng 47,4%... Kết thúc 6 tháng đầu năm nay, số dư nợ xấu tại 29 ngân hàng đã tăng thêm 20,8%, tương ứng với 46.719 tỷ đồng, đạt 271.461 tỷ đồng. Cùng chiều với số dư nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành trong 6 tháng đầu năm đã tăng 0,24% so với cuối năm 2023, đạt 2,17%. Đặc biệt, nợ cơ cấu lại thời hạn và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 06/2024/TT-NHNN và Thông tư số 02/2023/TT-NHNN tăng khá mạnh cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc trả nợ và cần sự hỗ trợ từ các chính sách cơ cấu lại nợ. Trước áp lực nợ xấu gia tăng, nhiều ngân hàng đã tăng cường trích lập dự phòng rủi ro. Dù vậy, tỷ lệ bao phủ nợ xấu vẫn suy giảm. Tính tới giữa năm nay, tỷ lệ bao phủ nợ xấu toàn ngành giảm xuống chỉ còn gần 85%, thay vì mức gần 99% cuối năm ngoái. Có tới 23/29 ngân hàng suy giảm bao phủ nợ xấu, trong đó mạnh nhất là VietinBank (giảm 53,5%), tiếp đến là BIDV (giảm gần 49%), Bac A Bank (giảm 45%)... Toàn hệ thống chỉ còn 6 ngân hàng có quỹ dự phòng rủi ro đủ sức bao phủ trên 100% nợ xấu, bao gồm nhóm “Big 4” và MB, Techcombank. Các ngân hàng đang cấp tập rao bán tài sản thế chấp để xử lý, thu hồi nợ. Nhưng đại diện nhiều ngân hàng cho hay, họ đang đứng trước khó khăn kép về nợ xấu. Không chỉ nợ xấu tăng cao, tỷ lệ bao phủ nợ xấu suy giảm mà việc thu hồi, xử lý nợ ngày càng khó khăn trong bối cảnh Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực và hiện chưa có văn bản thay thế. Ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch HĐTV Agribank, chia sẻ Nghị quyết 42/2017/QH14 đã hết hiệu lực nhưng một số quy định không được kế thừa trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, đặc biệt là vấn đề hỗ trợ từ các cơ quan công an, chính quyền địa phương trong việc thực thi quyền thu, giữ tài sản đảm bảo của chủ nợ, càng khiến cho việc xử lý nợ xấu khó khăn hơn. Còn ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho biết quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng còn gặp nhiều vướng mắc, đến từ nhiều yếu tố như khách hàng gặp khó khăn, không có khả năng trả nợ hoặc chây ì trả nợ, không hợp tác trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó cục trưởng Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) thừa nhận hiện chưa có cơ chế pháp lý đủ mạnh cho phép bên nhận bảo đảm tiếp cận, thu hồi tài sản bảo đảm để xử lý. Số liệu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước, cho biết tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn hệ thống xử lý được 167.300 tỷ đồng nợ xấu, tăng khoảng 45,6% so với cùng kỳ năm trước. Song gần một nửa trong số đó là do các tổ chức tín dụng tự xử lý bằng trích lập dự phòng rủi ro. Việc thu giữ tài sản đảm bảo, xử lý nợ xấu đang gặp nhiều khó khăn. Giới chuyên gia cho rằng để giải quyết tình trạng nợ xấu, có 2 vấn đề cần phải quan tâm. Đó là phát triển thị trường mua bán nợ và vực dậy thị trường bất động sản, vì đa số nguồn vốn đang nằm tại thị trường này và chủ yếu nợ xấu của hệ thống ngân hàng cũng là bất động sản, với 80% - 90% tài sản thế chấp ngân hàng là bất động sản. Liên quan đến việc thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu, ông Nguyễn Quốc Hùng kiến nghị: Các cơ quan có thẩm quyền cần thiết bổ sung quy định pháp luật cho phép các tổ chức tín dụng là bên nhận bảo đảm của khoản nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm, góp phần đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu; đồng thời, bổ sung quy định về cơ chế phối hợp, hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan công an cho các tổ chức tín dụng trong việc thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu… Kết thúc 6 tháng đầu năm nay, số dư nợ xấu tại 29 ngân hàng đã tăng thêm 20,8%, tương ứng với 46.719 tỷ đồng, đạt 271.461 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành tăng 0,24% so với cuối năm 2023, đạt 2,17%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu toàn ngành giảm xuống chỉ còn gần 85%, thay vì mức gần 99% cuối năm ngoái.
147b5bd49d8f893bcc0a9f0e232c6899
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
07:00
fd375dee4843d6afdf6aeae485db529d
20240916
https://vietnamfinance.vn/nha-thau-lon-lo-chuyen-gia-mao-khong-trung-thuc-bang-cap-nhan-su-d115789.html
94da6293057570ec7fb612d22c5b94e8
Nhà thầu lớn lộ chuyện giả mạo, không trung thực bằng cấp nhân sự
c48c83dccd3dcc6fa5c17287a03ab419
Tham gia dự thầu Gói thầu xây lắp hơn 300 tỷ đồng tại Bà Rịa - Vũng Tàu, hàng loạt “ông lớn” trong ngành xây dựng như CTCP Hải Đăng, CTCP Tập đoàn Đạt Phương, CTCP xây dựng công trình 525, Công ty TNHH Hải Đăng Khoa… bị phát hiện dấu hiệu giả mạo, không trung thực đối với bằng cấp nhân sự.
314e8f199dffb09e3f0098476c06d9c1
Ngày 23/8/2024, Ban QLDA chuyên ngành giao thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (bên mời thầu) đã công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện Gói thầu Xây lắp đoạn từ Km4+740 đến cuối tuyến và cầu cạn qua Mũi Kỳ Vân, thuộc dự án Xây dựng mới cầu Cửa Lấp 2 và nâng cấp, mở rộng đoạn từ Ngã ba Lò Vôi đến cổng khu du lịch Thùy Dương huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ. Theo đó, nhà thầu trúng thầu là Liên danh Xây lắp tuyến và cầu cạn qua Mũi Kỳ Vân gồm: CTCP xây dựng công trình 510 (đứng đầu liên danh) - Công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải xây dựng giao thông T&T - CTCP công trình giao thông Sài Gòn. Liên danh này trúng thầu với giá trúng thầu hơn 305,39 tỷ đồng, giá dự toán hơn 330,82 tỷ đồng. Tại gói thầu này, có 7 nhà thầu tham dự, gồm: Liên danh CTCP Hải Đăng – CTCP xây dựng công trình 525; Liên danh Xây lắp đường và cầu qua Mũi Kỳ Vân- Vũng Tàu (gồm: CTCP Tập đoàn Đạt Phương, Công ty TNHH Thanh Tiến); Liên danh Thái Sơn- Phú Vinh (gồm: CTCP Xây dựng công trình giao thông Thái Sơn, Công ty TNHH xây dựng Phú Vinh); Liên danh Kỳ Vân HT (gồm: CTCP Thành Huy, CTCP Tập đoàn Quang Phúc); Liên danh QH-624 (gồm: CTCP Vật tư thiết bị và xây dựng công trình 624, Công ty TNHH xây lắp điện Quang Huy); Liên danh các nhà thầu G20 (Công ty TNHH Hải Đăng Khoa, CTCP thương mại Tân Hoàng Long, Công ty TNHH Đồng Thuận Hà) và Liên danh Xây lắp tuyến và cầu cạn qua Mũi Kỳ Vân (gồm: CTCP xây dựng công trình 510, Công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải xây dựng giao thông T&T, CTCP công trình giao thông Sài Gòn). Theo báo cáo đánh giá HSDT, có 5 nhà thầu bị loại vì kê khai bằng cấp, kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự không có thật của nhân sự. Cụ thể, đối với Liên danh các nhà thầu G20, Công ty TNHH Đồng Thuận Hà (đại diện liên danh) có văn bản số 01/2024/LDNT ngày 12/8/2024 làm rõ E-HSDT đáp ứng yêu cầu của E-HSDT. Tuy nhiên, ngày 29/7/2024, Ban QLDA chuyên ngành giao thông có văn bản số 1066/CV-DAGT gửi trường Đại học Giao thông Vận tải (ĐH GTVT) đề nghị xác minh văn bằng tốt nghiệp đại học và nhận được văn bản phúc đáp ngày 5/8/2024 của trường ĐH GTVT. Theo đó, trường ĐH GTVT xác nhận không cấp bằng tốt nghiệp đại học cho ông Đào Ngọc Anh (ông Đào Ngọc Anh được nhà thầu bố trí làm Cán bộ phụ trách kỹ thuật thi công hạng mục thoát nước). Tiếp đó, đối với Liên danh CTCP Hải Đăng - CTCP Xây dựng Công trình 525, CTCP Hải Đăng (đại diện liên danh) có văn bản số 677/KHTH ngày 13/8/2024 làm rõ E-HSDT đáp ứng yêu cầu của E-HSMT. Tuy nhiên, ngày 29/7/2024 Ban QLDA chuyên ngành giao thông có văn bản số 1066/CV-DAGT gửi trường ĐH GTVT đề nghị xác minh văn bằng tốt nghiệp đại học và nhận được văn bản phúc đáp ngày 05/8/2024 của trường ĐH GTVT. Theo đó, trường ĐH GTVT xác nhận không cấp bằng tốt nghiệp đại học cho ông Nguyễn Văn Lương (ông Nguyễn Văn Lương được nhà thầu bố trí làm Cán bộ phụ trách an toàn lao động, vệ sinh lao động). Đối với Liên danh Xây lắp đường và cầu qua Mũi Kỳ Vân- Vũng Tàu, ngày 29/7/2024 Ban QLDA chuyên ngành giao thông có văn bản số 1066/CV-DAGT gửi trường ĐHGTVT đề nghị xác minh văn bằng tốt nghiệp đại học và nhận được văn bản phúc đáp ngày 5/8/2024 của trường ĐHGTVT. Theo đó, trường ĐHGTVT không cấp bằng tốt nghiệp cho ông Lương Viết Thắng, Đặng Đình Kiên (nhà thầu bố trí ông Lương Viết Thắng làm Chỉ huy trưởng công trường và ông Đặng Đình Kiên làm Cán bộ phụ trách kỹ thuật thi công đường giao thông). Đối vớiLiên danh Thái Sơn – Phú Vinh,nhân sự chủ chốt thực hiện gói thầu không đáp ứng yêu cầu của E-HSMT. Cụ thể, nhà thầu kê khai bố trí ông Nguyễn Văn Đạt làm Chỉ huy trưởng công trường, ông Nguyễn Hữu Thắng làm Cán bộ phụ trách kỹ thuật thi công hạng mục thoát nước, ông Nguyễn Thế Lực làm Cán bộ phụ trách an toàn lao động, vệ sinh lao động. Theo E-HSDT, nhà thầu có đính kèm tài liệu chứng minh các nhân sự nêu trên đã tham gia thi công hoàn thành gói thầu XL2.TP4 Thi công cống hộp và đường trên cống hộp (Lý trình Km5+183,8 – Km6+003,8) thuộc Dự án thành phần số 4: Cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hoá - Lò Gốm. Tuy nhiên, ngày 31/7/2024 Ban QLDA chuyên ngành giao thông có văn bản số 1131/CV-DAGT gửi Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. HCM đề nghị xác minh nhân sự tham gia thi công hoàn thành gói thầu nêu trên và nhận được văn bản phúc đáp số 1942/DDCN ngày 16/8/2024. Theo đó, không có tên các nhân sự nêu trên trong danh sách các nhân sự chủ chốt thực hiện gói thầu XL2.TP4 Thi công cống hộp và đường trên cống hộp (Lý trình Km5+183,8 - Km6+003,8) thuộc Dự án thành phần số 4: Cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hoá – Lò Gốm. Về vị trí công việc Cán bộ phụ trách kỹ thuật thi công hạng mục điện chiếu sáng, nhà thầu kê khai bố trí ông Tạ Ngọc Phát (nhân sự huy động) làm Cán bộ phụ trách kỹ thuật thi công hạng mục điện chiếu sáng. Theo E-HSDT, nhà thầu có đính kèm tài liệu chứng minh ông Tạ Ngọc Phát đã tham gia thi công hoàn thành gói thầu: Xây lắp công trình thuộc dự án Đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến QL.57, QL.57B, QL.57C, QL.60, ĐT.885, ĐH.24, ĐH.92 và tuyến sông Cửa Đại năm 2021 theo Hợp đồng số 168/2021/HĐ-BATGT ngày 09/9/2021 giữa Ban An toàn giao thông tỉnh Bến Tre và CTCP đầu tư và xây dựng Trung Nam Phát. Tuy nhiên, ngày 31/7/2024 Ban QLDA chuyên ngành giao thông có văn bản số 1132/CV-DAGT gửi Ban An toàn giao thông tỉnh Bến Tre đề nghị xác minh nhân sự tham gia thi công hoàn thành gói thầu nêu trên và nhận được văn bản phúc đáp số 114/BATGT ngày 08/8/2024 của Ban An toàn giao thông tỉnh Bến Tre. Theo đó, không có tên ông Tạ Ngọc Phát tham gia thi công gói thầu nêu trên. Vị trí công việc Cán bộ phụ trách an toàn lao động, vệ sinh lao động, Nhà thầu kê khai bố trí ông Hồ Văn Dũng và ông Nguyễn Thế Lực làm Cán bộ phụ trách an toàn lao động, vệ sinh lao động. Tuy nhiên, ngày 29/7/2024 Ban QLDA chuyên ngành giao thông có văn bản số 1070/CV-DAGT gửi Trường Đại học Công đoàn đề nghị xác minh văn bằng tốt nghiệp đại học và nhận được văn bản số 239/ĐHCĐ ngày 09/8/2024 của Trường Đại học Công đoàn về việc trả lời xác minh văn bằng. Theo kết quả xác minh thì không có tên hai ông Hồ Văn Dũng và ông Nguyễn Thế Lực. Về phíaLiên danh QH-624,Công ty TNHH xây lắp điện Quang Huy (đại diện liên danh) có văn bản số 48/CV-QH ngày 13/8/2024 làm rõ E-HSDT và đính kèm tài liệu chứng minh đáp ứng yêu cầu của E-HSMT. Tuy nhiên, còn một số nhân sự chủ chốt thực hiện gói thầu không đáp ứng yêu cầu của E-HSMT. Cụ thể, vị trí công việc Cán bộ phụ trách kỹ thuật thi công cầu, nhà thầu bố trí ông Liên Viễn Tòng làm Cán bộ phụ trách kỹ thuật thi công Cầu. Theo E-HSDT, nhà thầu kê khai ông Liên Viễn Tòng đã tham gia phụ trách kỹ thuật thi công cầu gói thầu Xây dựng cầu chính và đường vào cầu thuộc dự án Cầu Bình Xuân trên Đường tỉnh 873. Ngày 31/7/2024, Ban QLDA chuyên ngành giao thông có văn bản số 1112/CV-DAGT gửi Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Tiền Giang đề nghị xác minh hợp đồng và nhân sự thực hiện các dự án do Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Tiền Giang làm chủ đầu tư. Kết quả xác minh tại văn bản số 451/BQLDAGT ngày 7/8/2024 của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Tiền Giang thì ông Liên Viễn Tòng phụ trách kỹ thuật thi công phần đường gói thầu Xây dựng cầu chính và đường vào cầu thuộc dự án Cầu Bình Xuân trên Đường tỉnh 873. Về vị trí công việc Cán bộ phụ trách kỹ thuật thi công đường giao thông, nhà thầu bố trí ông Nguyễn Đức Thiện làm Cán bộ phụ trách kỹ thuật thi công đường giao thông. Tuy nhiên, ngày 31/7/2024 Ban QLDA chuyên ngành giao thông có văn bản số 1067/CV-DAGT gửi trường ĐH GTVT TP. HCM đề nghị xác minh văn bằng tốt nghiệp đại học và nhận được văn bản phúc đáp số 155/UTH-ĐT ngày 09/8/2024 của trường ĐH GTVT TP. HCM. Theo đó, trường ĐH GTVT TP. HCM xác nhận không cấp bằng tốt nghiệp đại học cho ông Nguyễn Đức Thiện.
5ebb30ea60c33297daccee74f8478b45
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
13:30
16960d1979648efc4525e6ddd92bf330
20240916
https://vietnamfinance.vn/samsung-display-rot-18-ty-usd-lam-du-an-moi-tai-bac-ninh-d115991.html
2ca0c4bbaea7684080eea855583ec812
Samsung Display quyết định rót 1,8 tỷ USD làm dự án mới tại Bắc Ninh.
2415c24ff143782263eaec95ad37eca8
Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam sẽ phát triển một dự án mới tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
4b70e4f99f3f3b44704a19cd7d5e3c87
Tại hội nghị ngày 11/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh thống nhất tờ trình về việc ký kết biên bản ghi nhớ về phát triển dự án mới của Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam tại khu công nghiệp Yên Phong. Được biết, vào ngày 15/9 tới đây, tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024, địa phương sẽ trao biên bản ghi nhớ phát triển dự án sản xuất màn hình và các linh kiện điện tử của Samsung Display Việt Nam tại khu công nghiệp Yên Phong với tổng vốn đầu tư là 1,8 tỷ USD. Vào năm 2008,Samsungđược trao giấy chứng nhận đầu tư tại Bắc Ninh với tổng số vốn 670 triệu USD. Sau hơn một thập kỷ, từ số vốn 670 triệu USD đầu tư ban đầu, Samsung hiện là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam, với 4 nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP. HCM có tổng vốn hơn 22,4 tỷ USD, trong đó có gần 50% là đầu tư vào Bắc Ninh. Sau 15 năm kể từ khi Samsung đầu tư, Bắc Ninh đã vươn lên trở thành một trong những địa phương có kim ngạch xuất khẩu luôn nằm trong top đầu cả nước. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu địa phương này đạt 45,1 tỷ USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục duy trì vị trí thứ hai cả nước, sau TP. HCM. Năm 2023, Bắc Ninh tiếp tục đứng ở vị trí thứ hai cả nước về kim ngạch xuất khẩu với 39,3 tỷ USD, chỉ sau TP. HCM. Năm 2023, doanh thu và xuất khẩu của Samsung đạt tương ứng 65 tỷ USD và 55,7 tỷ USD. Tại Bắc Ninh, 2 cơ sở của Samsung là Samsung Electronics (SEV) đạt doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt 15,1 tỷ USD và 1,1 tỷ USD; Samsung Display (SDV) là 18,2 tỷ USD doanh thu và 0,8 tỷ USD lợi nhuận. Theo báo cáo mới nhất, trong quý I/2024, Samsung Electronics (SEV) đạt 4,2 tỷ USD doanh thu và lợi nhuận 300 triệu USD; còn Samsung Display (SDV) đạt 2,65 tỷ USD doanh thu và 123 triệu USD lợi nhuận. Tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính vào đầu tháng 7 mới đây, Chủ tịch Samsung Lee Jae Yong cam kết gắn bó lâu dài với tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ". Trong đó, Samsung có kế hoạch đầu tư mạnh mẽ trong 3 năm tới để nhà máy tại Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất module hiển thị lớn nhất của tập đoàn trên toàn cầu. Còn tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính hồi giữa tháng 5, lãnh đạo Samsung cũng từng cho biết hãng dự kiến đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm ở Việt Nam.
952fb6575d9d5f8bf049f8bd872571ac
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
06:45
261644833fb9c8047bd28d21e4e573c6
20240916
https://vietnamfinance.vn/vnpt-trien-khai-goi-ho-tro-50-ty-dong-khac-phuc-hau-qua-con-bao-so-3-d116010.html
a5f3146b4fcba82ec85403450ea242ee
VNPT triển khai gói hỗ trợ 50 tỷ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3
7d4e209bb9b64177c88a204ee05d44d6
cong-nghe
Ngày 12/9/2024, tại Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã tổ chức lễ phát động quyên góp, ủng hộ các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) và công bố gói hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trị giá 50 tỷ đồng.
02cd94d69647df3f15b2ae196d8b5d94
Trước những thiệt hại to lớn mà cơn bão số 3 gây ra cho các tỉnh từ Quảng Ninh, Hải Phòng…. cho tới hiện giờ là lũ lớn tại các tỉnh miền núi phía Bắc, với trách nhiệm của một doanh nghiệp nhà nước với cộng đồng, Tập đoàn VNPT cho biết quyết định triển khai một gói hỗ trợ đặc biệt dành cho người dân và khách hàng bị ảnh hưởng của bão lũ với tổng trị giá 50 tỷ đồng, trong đó 25 tỷ đồng hiện vật (do CBCNV VNPT mỗi người đóng góp một ngày lương và từ nguồn Quỹ chính sách xã hội của VNPT) và 25 tỷ đồng là các dịch vụ VNPT cung cấp hỗ trợ người dân vùng lũ. Với tinh thần thần tốc, VNPT đặt mục tiêu trong vòng 10 ngày sẽ triển khai gói hỗ trợ này tới tận tay người dân với những hình thức hỗ trợ thiết thực nhất nhằm góp phần giúp người dân địa phương nhanh chóng ổn định cuộc sống. Là doanh nghiệp chủ lực cung cấp hạ tầng viễn thông - CNTT, với hạ tầng mạng lưới rộng khắp cả nước, VNPT cũng là một trong những doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề trong bão lũ. Nhưng để giữ vững thông tin liên lạc cho người dân và phục vụ chính quyền các cấp trong công tác điều hành khi thiên tai, bão lũ xảy đến, VNPT cho hay đã huy động tổng lực 100% nhân lực của mình tại các địa bàn bị ảnh hưởng bão, lũ quét/sạt lở luôn trong trạng thái trực chiến ứng cứu và xử lý sự cố. Trong thời khắc cam go nhất của cơn bão Yagi thì VNPT đã vẫn cơ bản đảm bảo thông tin liên lạc cho chính quyền và người dân. Suốt những ngày qua gần như toàn bộ CBCNV của VNPT căng mình với bão lũ. Đã có hàng nghìn nhân lực VNPT tại các tỉnh/thành khác đang được bổ sung cho địa bàn bị ảnh hưởng để chung tay ứng cứu, sớm khắc phục mạng lưới phục vụ người dân và chính quyền. Tại các địa phương mạng lưới viễn thông nói chung bị thiệt hại nặng nề do bão số 3, VNPT cũng đã chia sẻ mạng lưới với các doanh nghiệp viễn thông khác. Tính đến nay, đã có gần 550.000 thuê bao di động mạng khác sử dụng mạng VinaPhone để duy trì liên lạc, giờ cao điểm mạng VinaPhone tại các khu vực bão lũ đã phục vụ đồng thời gần 300.000 thuê bao di động mạng khác. Hàng trăm điểm giao dịch của VNPT đã hỗ trợ cung cấp điện để sạc điện thoại cho khách hàng, đồng thời đã mở cửa phục vụ, cung cấp dịch vụ từ 7 giờ đến 22-23 giờ hàng ngày (và cho đến khi hết khách hàng) để hỗ trợ người dân. VNPT cho biết cũng đã nhanh chóng triển khai chính sách hỗ trợ gói cước di động VinaPhone và giảm cước thuê bao internet cáp quang để chia sẻ khó khăn với khách hàng tại 16 tỉnh/thành miền Bắc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão số 3 và lũ quét/sạt lở. Tính đến nay, đã có hơn 3,6 triệu thuê bao VinaPhone được hỗ trợ gói cước (bao gồm 100 phút gọi trong nước & 15Gb Data) và có gần 600.000 thuê bao Internet cáp quang được hỗ trợ cước thuê bao.
7a6596ea4aa090db72c17009e4faa70e
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
15:31
0256228edc29f54be49ca43c24434721
20240916
https://vietnamfinance.vn/vuot-bao-lu-dn-chung-suc-cuu-tro-dong-bao-bi-anh-huong-thien-tai-d116004.html
849cec3f2e15886d638f61e5745e1864
Vượt bão lũ, DN chung sức cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai
80fb379f21d3034fa7164d61a665b659
Trong bối cảnh bão lũ đang diễn ra phức tạp tại các tỉnh, thành phố phía Bắc, cộng đồng doanh nghiệp đã có những hành động hỗ trợ thiết thực, đồng hành cùng người dân vượt qua giai đoạn khó khăn.
e0a43fa520226304d44934468c657477
Mới nhất, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã phát đi thông báo cho biết sẽ hỗ trợ vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ cho người dân các địa phương bị ảnh hưởng bão Yagi. Theo đó, việc vận chuyển sẽ được triển khai từ hôm nay 11/9. Nơi gửi hàng bao gồm các ga Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh), Sóng Thần (Bình Dương), Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Đồng Hới, Vinh, Thanh Hóa. Nơi tập kết hàng đến tại Hà Nội bao gồm ga Giáp Bát (đường Giải Phóng) và ga Hà Nội (đường Trần Quý Cáp). Trước đó, ngày 10/9, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietam Airlines) đã khởi động chương trình tương tự. Cụ thể, hàng hoá cứu trợ sẽ được miễn phí vận chuyển, phụ thu nhiên liệu và các phí liên quan, đồng thời được đặt giữ tải ưu tiên trên các chuyến bay do Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco khai thác. Các sân bay đón nhận hàng hóa cứu trợ bao gồm Nội Bài (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng), Vinh (Nghệ An), Thọ Xuân (Thanh Hóa), Vân Đồn (Quảng Ninh) và Điện Biên. Tại Bamboo Airways, hàng hóa cứu trợ đến các vùng bị ảnh hưởng sẽ được vận chuyển miễn phí từ ngày 11/9 đến 26/9 trên các chuyến bay xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cam Ranh, Quy Nhơn và Đà Lạt đến Hà Nội. Đối với Vietjet Air, chương trình miễn cước vận tới vùng bão lũ sẽ kéo dài đến hết ngày 20/9. Bên cạnh đó, hãng hàng không này sẽ trích 5.000 đồng từ mỗi vé máy bay bán được trong thời gian từ nay đến hết ngày 30/9 để hỗ trợ người dân khôi phục cuộc sống sau bão lũ. Ước tính tổng số tiền Vietjet trích từ bán vé máy bay sẽ là khoảng 5 tỷ đồng. Không chỉ có các doanh nghiệp lớn, nhiều đơn vị vận tải nhỏ cũng chung sức vào hành trình cứu trợ. Điển hình, Công ty TNHH X.E Việt Nam - một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải bằng xe limousine từ Hà Nội đi các tỉnh miền Bắc, đã bố trí các xe tải để vận chuyển miễn phí nhu yếu phẩm đến các tỉnh bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Hay như Việt-Flycam - một đơn vị cung cấp dịch vụ flycam, đã phối hợp với các đội cứu trợ để tham gia tìm kiếm, khảo sát và cung cấp hàng hóa cho người dân tại các khu vực ngập lụt. Với các thiết bị các flycam chuyên dụng, trong ngày 10/9, đơn vị này đã thực hiện hơn 100 chuyến bay mang theo đồ ăn, nước uống, áo phao đồ cứu trợ tới những người dân Thái Nguyên bị nước lũ cô lập. Cùng với những chuyến xe cứu trợ đang miệt mài lăn bánh, tiền và hàng cũng không ngừng chảy về, mang theo sự sẻ chia của doanh nghiệp đến với người dân vùng lũ. Trong số này, có cả những doanh nghiệp trực tiếp gánh chịu thiệt hại từ cơn bão. Về hiện kim, gần nhất, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã hỗ trợ khẩn cấp 2,9 tỷ đồng cho 10 tỉnh thành chịu thiệt hại nặng nề từ bão và mưa lũ sau bão. Còn theo thống kê từ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tính đến ngày 10/9, danh sách tổ chức ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Bắc ghi nhận sự đóng góp của 24 ngân hàng với tổng số tiền lên tới 37,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn có sự tham gia của hàng loạt doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (20 tỷ đồng), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (5 tỷ đồng), Tập đoàn Bảo Việt (5 tỷ đồng), TH True Milk (2 tỷ đồng), Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (1 tỷ đồng),… Về hiện vật, Tập đoàn Masan đã hỗ trợ 16.000 phần quà (gồm cháo dinh dưỡng, mỳ gói, phở, sữa, nước tăng lực...) cho các địa phương vùng lũ với trị giá ước tính khoảng 7 tỷ đồng, đồng thời cam kết ổn định giá các mặt hàng, thực phẩm thiết yếu tại hệ thống siêu thị. Điều đáng trân trọng là dù đang phải khắc phục hậu quả sau bão và chưa thể khôi phục hoàn toàn sản xuất kinh doanh, Tập đoàn Masan vẫn ưu tiên cứu trợ. Với 700 cơ sở WinMart tại miền Bắc, 4 nông trại WinEco tại Hà Nam, Quảng Ninh, Hải Phòng, cùng cụm nhà máy chế biến thịt Meatlife ở Hà Nam và trại gà tại Bắc Giang, đây là một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bão Yagi. Tương tự, Công ty CP Thế Giới Di Động, dù ghi nhận 3-5% cơ sở (Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh) trên tổng số cửa hàng của hệ thống thiệt hại, vẫn nhanh chóng làm việc với các nhà cung cấp để đặt 10.000 nồi cơm điện gửi tặng người dân vùng bão lũ, với mong muốn giúp đỡ họ sớm tái thiết cuộc sống. Doanh nghiệp cũng cho biết sẽ đảm bảo duy trì đủ nguồn cung các mặt hàng cần thiết như sạc dự phòng, đèn tích điện, bếp gas và hỗ trợ bà con sửa chữa các thiết bị điện tử bị hư hỏng. Không đứng ngoài cuộc, ngày 11/9, MM Mega Market đã chuyển 1.000 thùng mì và 300 thùng nước đến Lạng Sơn. Trong khi đó, chủ chuỗi siêu thị Go, BigC ủng hộ 10.000 suất nhu yếu phẩm cho các gia đình, với tổng giá trị hơn 1,2 tỷ đồng. Một “ông lớn” khác là Vinamilk sẽ mang theo 550.000 sản phẩm dinh dưỡng với tổng giá trị gần 3 tỷ đồng tới 10 tỉnh thành. Chiều qua 11/9, đợt hàng đầu tiên đã đến Thái Nguyên, Yên Bái. Tại Thái Nguyên, sáng ngày 10/9, Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc - một thành viên của hệ sinh thái Đất Xanh, đã mở cửa các căn hộ trống tại tầng 18 của chung cư Tecco Elite cho khoảng 150-200 người dân tới lánh nạn. Động thái này giúp những người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ có một nơi an toàn với đầy đủ điện nước và các tiện nghi cơ bản để ổn định trong thời gian ngắn hạn. Cần biết, do ảnh hưởng của bão Yagi, mưa từ thượng nguồn phía bắc khiến nước sông Cầu tăng nhanh liên tục, Thái Nguyên đang ở trong tình trạng ngập nặng, nước lũ đã dâng cao tới cổ. Như một cách “tiếp sức” với các địa phương vùng thiên tai, một số doanh nghiệp tại phía Nam như Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn - TNHH MTV, Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP Hồ Chí Minh, Công ty TNHH MTV Chiếu sáng công cộng TP Hồ Chí Minh đã cử cán bộ, công nhân ra Bắc. Đội ngũ này sẽ chung tay khắc phục các sự cố điện, nước, chiếu sáng do mưa bão gây ra. Trước đó, ngày 9/9, ngay khi bão Yagi vừa đi qua, đội ngũ cán bộ, công nhân của Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP. Hồ Chí Minh đã có mặt tại Hà Nội và Hải Phòng, bắt tay tham gia khắc phục các cây xanh bị ngã đổ cùng các địa phương này. Trong bối cảnh tình trạng mất điện trên diện rộng chưa được khắc phục hoàn toàn, hàng trăm trạm sạc đã được các nhà mạng và đại lý bán lẻ mở ra, đáp ứng nhu cầu kết nối của người dân. Trong đó, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) và Tập đoàn VNPT, mỗi đơn vị đã thiết lập gần 200 điểm sạc điện thoại miễn phí tại 16 tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi. Tương tự, hệ thống cửa hàng bán lẻ công nghệ FPT Shop cũng đã triển khai dịch vụ “sạc 0 đồng”, nhận sạc miễn phí các thiết bị điện tử gồm điện thoại, máy tính bảng, laptop, sạc dự phòng,… Mặt khác, cả ba nhà mạng VNPT, MobiFone, Viettel đều đã đưa ra các chương trình hỗ trợ bằng data, phút gọi hoặc tiền trong tài khoản để giúp người dân duy trì liên lạc, cập nhật thông tin, cũng như giúp công tác cứu trợ được tiến hành một cách thuận lợi, dễ dàng hơn. Trong khi đó, FPT Telecom sẽ tặng mã sử dụng FPT Play trong nửa tháng đến người dùng. Một thành viên khác thuộc hệ sinh thái FPT là nhà thuốc Long Châu của Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) đã triển khai chương trình sơ cứu và phát thuốc miễn phí. cũng thông báo sẽ tặng thuốc và kit sơ cứu miễn phí hỗ trợ bà con vùng lũ. Theo đó, người dân bị thương do dọn dẹp hoặc mắc các bệnh như cảm sốt, tiêu chảy có thể đến nhà thuốc Long Châu gần nhất. Tại đây, đội ngũ dược sĩ sẽ hỗ trợ sơ cứu, sát khuẩn và băng bó miễn phí để tránh nhiễm trùng, đồng thời cấp phát các bộ kit sơ cứu với đầy đủ vật dụng cần thiết như băng gạc, cồn sát khuẩn, thuốc cảm, sốt, tiêu chảy,...
9ce722dab0faaf0891ab85c45957e25d
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
16:29
05830a0b79983986db16c3fb3ec4dcea
20240916
https://vietnamfinance.vn/vo-co-chu-tich-dic-corp-nguyen-thien-tuan-nhan-thua-ke-co-phieu-tri-gia-450-ty-d116035.html
00b3c9c220a9efc131ae9d694c646b56
Vợ cố Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế cổ phiếu trị giá 450 tỷ
f84b5503cf43de537286fc16e07ff765
doanh-nghiep-bds
Bà Lê Thị Hà Thành sẽ nhận thừa kế hơn 20,75 triệu cổ phiếu DIG trị giá khoảng 450 tỷ đồng từ Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng từ chồng là cố Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn.
6f497371ba0f8aa455cd2ee65e688d51
CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán DIG) mới đây công bố, bà Lê Thị Hà Thành sẽ nhận được thừa kế hơn 20,75 triệu cổ phiếu DIG từ cố Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn. Thời gian dự kiến giao dịch từ ngày 17/9-16/10, theo phương thức chuyển nhượng không thông qua hệ thống giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Sau giao dịch, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu DIG của bà Thành sẽ nâng từ hơn 4.900 cổ phiếu lên gần 20,8 triệu cổ phiếu, tương ứng 3,4% vốn điều lệ. Đây là lượng cổ phiếu trong khối tài sản chung của vợ chồng bà, sau khi ông Nguyễn Thiện Tuấn qua đời. Nếu tính theo giá cổ phiếu DIG kết phiên 12/9 là 21.700 đồng/cp thì số cổ phiếu mà bà Thành nhận được trị giá khoảng 450 tỷ đồng. Con trai bà Thành là ông Nguyễn Hùng Cường đang sở hữu gần 62 triệu cổ phiếu DIG (tỷ lệ 10,16%). Ngày 19/8, ông Cường - Phó Chủ tịch HĐQT thường trực được bầu làm chủ tịch HĐQT, đồng thời là người đại diện pháp luật của DIC Corp thay cho bố mình là ông Nguyễn Thiện Tuấn. Tháng 2/2024, bà Thành đã bán 940.000 cổ phiếu DIG. Sau giao dịch, bà còn hơn 4.900 cổ phiếu DIG như hiện tại. Ông Nguyễn Thiện Tuấn đột ngột qua đời vào ngày 10/8, tại nhà riêng, ở tuổi 68. Ông là cố Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng DIC Group. Trải qua 34 năm thành lập và phát triển, DIC Corp mang lại nhiều dấu ấn và trở thành một trong những doanh nghiệp bất động sản có tiếng tại Việt Nam. Hiện nay, công ty đang sở hữu nhiều dự án quy mô lớn. DIC Corp sở hữu lợi thế về quỹ đất sạch tại các vị trí đắc địa, trải dài từ Bắc vào Nam như Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Hậu Giang với nhiều dự án có quy mô “khủng”. Có thể kể đến như Khu đô thị Chí Linh tại TP. Vũng Tàu, Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước Nhơn Trạch - Đồng Nai, Khu đô thị mới Nam TP. Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc, Khu đô thị du lịch Long Tân - Đồng Nai, Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu...
8a98cfbbcf702788121e9631b5b0f857
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
22:05
da3181a7f3203a001b2b7975df20fee6
20240916
https://vietnamfinance.vn/bao-yagi-tan-pha-quang-ninh--hai-phong-12000-khach-hang-thiet-hai-26000-ty-dong-d116007.html
2f6f5b8de9dd59a2efa2157b04db07f8
Bão Yagi tàn phá Quảng Ninh - Hải Phòng: 12.000 khách hàng thiệt hại 26.000 tỷ đồng
5eb9790bcfcc6bb57ba1ac084de0c70e
Theo thống kê sơ bộ, tại Hải Phòng và Quảng Ninh hiện có khoảng 12.000 khách vay, với tổng dư nợ hơn 26.000 tỷ đồng bị thiệt hại sau cơn bão số 3 (bão Yagi).
32ae3f19e0bb862f049b9c10db6452af
Báo cáo sơ bộ về tình hình thiệt hại của các ngân hàng và khách hàng của các tổ chức tín dụng sau bão, ông Nguyễn Đức Hiển, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Tính đến hết ngày 10/9, có tổng số 11.058 khách hàng, với tổng dư nợ 10.654 tỷ đồng (chiếm 5,6% tổng dư nợ toàn địa bàn tỉnh Quảng Ninh) đã bị ảnh hưởng nặng nề do hậu quả cơn bão số 3 để lại. Có một số khách hàng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng rất nặng nề (bị trôi dạt mất bè nuôi thủy sản)”. Còn tại Hải Phòng, bà Nguyễn Thị Dung, Giám đốc NHNN Chi nhánh thành phố Hải Phòng cho biết: “Theo báo cáo nhanh về tình hình các khách hàng bị ảnh hưởng sau bão số 3, có tổng số 890 khách hàng với tổng dư nợ là 15.686 tỷ đồng bị ảnh hưởng sau bão, tập trung vào các ngành nghề như lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và thương mại, lĩnh vực cầu cảng, tàu bè đánh bắt thủy hải sản…”. Như vậy, tại Hải Phòng và Quảng Ninh hiện có khoảng 12.000 khách vay, với tổng dư nợ hơn 26.000 tỷ đồng bị thiệt hại sau bão số 3. Tại cuộc làm việc ngày 11/9, Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú nhận định cơn bão số 3 để lại hậu quả rất lớn khi rất nhiều khách hàng, nhiều doanh nghiệp thiệt hại mà không có khả năng trả nợ được và gần như mất trắng tài sản, không có nguồn nào bù đắp được trong thời gian trước mắt. Đại diện NHNN yêu cầu các đơn vị nhanh chóng rà soát từng khách hàng, làm rõ mức độ thiệt hại, nắm nguyện vọng, đề xuất của họ. Đồng thời, "ngân hàng không thu nợ bằng mọi cách mà phải linh hoạt, trở thành 'chỗ dựa' cho doanh nghiệp. Toàn bộ ngành ngân hàng lúc này cần hỗ trợ để người dân phục hồi sản xuất, làm ăn, từ đó có nguồn tiền hoàn trả lại nhà băng”, ông nói. Ông Lê Duy Hải, Phó Tổng Giám đốc VietinBank cho biết: “Theo thống kê sơ bộ có khoảng 195 khách hàng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 với dư nợ khoảng 18.000 tỷ đồng. Trong thời gian tới, ngân hàng sẽ nhanh chóng đánh giá tổng thể thiệt hại với các khách hàng trong toàn hệ thống để có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Đối với các khách hàng có mua bảo hiểm củangân hàng, VietinBank sẽ nhanh chóng đẩy nhanh công tác đền bù để tạo điều kiện cho người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống”. Ông Đoàn Ngọc Lưu, Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết, ngân hàng cũng đang triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng, khắc phục hậu quả cơn bão số 3. “Agribank đã chỉ đạo Công ty Bảo hiểm ABIC khẩn trương tiến hành các thủ tục hỗ trợ, đền bù đối với các khách hàng, đảm bảo hỗ trợ khách hàng kịp thời. Bên cạnh đó, Agribank cũng sẽ nắm bắt, đánh giá tổng thể mức độ thiệt hại của khách hàng vay vốn, dự kiến dư nợ bị ảnh hưởng, khả năng trả nợ, các giải pháp triển khai hỗ trợ khách hàng cụ thể, bao gồm triển khai các biện pháp, cơ cấu đối với dư nợ cho vay theo Nghị định 55, cơ cấu lại dư nợ bị ảnh hưởng theo Thông tư 02, giảm lãi suất, cho vay mới, khẩn trương hỗ trợ khách hàng khôi phục, ổn định hoạt động kinh doanh…”, đại diện ngân hàng cho hay.
e888afbd2ccc333a04f75dd2e9f0d722
12/09/2024
d8eb3f3afa21a0ceb238cae19e85e01e
15:00
50f488a55ba3243f3437d477f8990403
20240916
https://vietnamfinance.vn/tan-hoang-vi-yagi-dao-ngoc-co-to-can-su-se-chia-d115946.html
82df872f787b553d4e1b32cb25ab420b
Tan hoang vì Yagi, đảo ngọc Cô Tô cần sự sẻ chia
7650f0c89de1efe789bbfed11bfedade
tieu-diem
Siêu bão Yagi quét qua Cô Tô ngày 7/9 đã gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với hòn đảo thơ mộng này. Nhiều hộ dân ở đây đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do nhà bị tốc mái, đời sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
56f7e505c8d52e26e33a5cddd899107d
Siêu bão Yagivừa đổ bộ đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các tỉnh thành như Hải Phòng, Quảng Ninh… đặc biệt là khu vực ngoài đảo xa như huyệnđảo Cô Tô, nơi từng được ví như hòn ngọc giữa vùng biển Đông Bắc. Đời sống của người dân trên đảo hiện đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi nhiều hộ dân nhà cửa không còn nguyên vẹn, đường xá di chuyển khó khăn gây mất an toàn. Vốn đã vất vả mưu sinh hàng ngày bằng công việc đánh hà, bắt ốc nuôi con nhỏ, bà Nguyễn Thị Dinh ở Thôn 1 xã Thanh Lân,đảo Cô Tônay còn phải chứng kiến mái ấm duy nhất của hai mẹ con bị bão cuốn bay mái. Đồ đạc bên trong nhà cũng bị xáo trộn. Hộ gia đình thứ 2 là của ông Trần Hữu Sước, hiện đang sinh sống tại thôn Hải Tiến, đảo Cô Tô. Ông Sước là hộ neo đơn, trước nay chỉ sống trong một căn nhà nhỏ đã xuống cấp. Đến nay, siêu bão Yagi đã khiến nơi trú mưa trú nắng duy nhất của ông gần như đổ nát hoàn toàn. Lối nhỏ dẫn vào căn nhà hai bên cây cối đổ rạp và rất khó di chuyển. Theo báo cáo về Công tác phòng, chống bão số 3 và khắc phục thiệt hại sau bão của Uỷ ban nhân dân huyện Cô Tô, toàn địa bàn đang bị ảnh hưởng nặng nề. Đảo Cô Tô lớn bị mất điện từ 2h30 ngày 7/9, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có điện lưới. 50 điểm dây điện bị đứt rơi xuống đường, đường dây trung áp và hạ áp có nhiều cột bị gãy và hư hỏng. Các trạm biến áp hầu như bị hỏng phụ kiện, hệ thống điện trang trí trên các tuyến đường trên địa bàn huyện bị hư hỏng toàn bộ. Các công tác liên lạc, cứu trợ rất khó khăn do 100% hệ thống điện chiếu sáng bằng đèn năng lượng trên các trục đường chính bị bay mất tấm năng lượng mặt trời; hệ thống cáp quang gây mất liên lạc. Cơn bão đã khiến 25 tàu thuyền các loại bị đắm, 4 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại hoàn toàn, tác động trực tiếp đến kế sinh nhai của người dân. Về nhà ở, trụ sở, vật kiến trúc có trên 500 nhà nhà dân bị tốc mái; hầu hết các trụ sở làm việc của huyện, xã, các ngành, đơn vị, trường học bị bay mái tôn chống nóng, mái tôn nhà để xe; cây xanh trong khuôn viên bị gãy đổ hoàn toàn. Cây cối và hoa màu trên địa bàn bị tác động hoàn toàn khi trên 400 cây xanh 2 bên đường bị gãy đổ; trên 2.000 cây ăn quả (cây lâu năm) của nhân dân bị gãy, đổ; trên 10 ha hoa màu bị thiệt hại; khoảng trên 80% cây rừng bị gãy ngọn, mất hết lá… Đến nay, huyện đảo Cô Tô chưa ghi nhận thiệt hại về người. VietnamFinance Foundationthuộc Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance sẽ tổ chức chương trình về thăm huyện đảo Cô Tô và trực tiếp tặng quà cho gia đình nhà bà Nguyễn Thị Dinh và nhà ông Trần Hữu Sước và các cơ sở, hộ gia đình bị thiệt hại nặng vì bão.Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance rất mong nhận được sự ủng hộ từ các tổ chức, doanh nghiệp và bạn đọc gần xa trong chương trình này.Mọi sự ủng hộ, giúp đỡ xin gửi về:- Tiền mặt: STK: 0989254170 - Ngân hàng VPBank. Chủ tài khoản: Trần Thị Vân Anh. Nội dung chuyển khoản ghi: Ủng hộ người dân đảo Cô Tô- Hiện vật (quần áo, sách vở, trang thiết bị và đồ dùng): Tầng 2, Tòa nhà N02-T3 Quang Minh Land, Khu đô thị Đoàn ngoại giao, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
414908b85b270784820acaec9c24cdf4
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
10:31
f036fda96a3b76b91b2f0f243103ca1c
20240912
https://vietnamfinance.vn/da-nang-cho-thue-1ha-dat-vang-gia-1336-ty-2-lan-goi-moi-nhung-khong-co-khach-d115927.html
1ad6ba79b13c137ba6eb5294102b834e
Đà Nẵng cho thuê 1ha đất vàng giá 1.336 tỷ, 2 lần gọi mời nhưng không có khách
b48fe895d7bbd1883867eceeeca247f0
Khu đất có ký hiệu A1-2-1 thuộc vệt trục đường từ cầu Sông Hàn ra biển đường Phạm Văn Đồng đấu giá theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, số tiền khoảng 1.336 tỷ đồng, đưa ra đấu giá 2 lần nhưng không thành.
78a6626fb956e000946e6d6685f82cd1
Cụ thể, tháng 1/2024, UBND TP. Đà Nẵng đã phê duyệt giá khởi điểmKhu đất có ký hiệu A1-2-1thuộc vệt trục đường từ cầu Sông Hàn ra biển đường Phạm Văn Đồng đấu giá theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, với số tiền khoảng 1.336 tỷ đồng. Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Đà Nẵng đã tổ chức đấu giá 2 lần nhưng không thành vì không có người tham gia đấu giá. Khu đất có ký hiệu A1-2-1 thuộc vệt trục đường từ cầu Sông Hàn ra biển đường Phạm Văn Đồng có phía Bắc giáp đường An Đồn 2, phía Tây giáp đường Ngô Quyền, phía Đông giáp đường Hoàng Đức Lương và đường đi bộ, phía Nam giáp đường Phạm Văn Đồng, với diện tích 9.754m2. Giá khởi điểm đối với khu đất này là hơn 137 triệu đồng/m2. Thời gian sử dụng đất 50 năm kể từ ngày có quyết định công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất. Người thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê. Hiện, khu đất đã thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng, hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật. Mục đích sử dụng khu đất là xây trung tâm thương mại – văn phòng cho thuê. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ngoài ngân sách do người trúng đấu giá thực hiện. Ngoài ra, UBND TP. Đà Nẵng cũng đã phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất đối với 13 khu đất. Trong đó, 4 khu đất đấu giá trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê với tiền thuê khoảng 59,5 tỷ đồng và 9 khu đất đấu giá trả tiền thuê đất hàng năm với tiền khoảng 7,8 tỷ đồng/năm. Đến nay, thanh phố đã đấu giá thành công 4 khu đất, 6 khu đất khác không tổ chức đấu giá được do không đủ điều kiện tổ chức đấu giá theo quy định của Luật đấu giá tài sản, 3 khu còn lại thành phố đang xem xét điều chỉnh lại cho đúng quy định.
98a8b5bdd1b6e0acfb13e2266ad46f5e
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
11:00
cb73f2f1a23779bd445d8199ad3c522f
20240912
https://vietnamfinance.vn/chu-tich-hud-nguyen-viet-hung-lam-thu-truong-bo-xay-dung-d115986.html
98fa24f37ad96be033f3d50b9e3098c7
Chủ tịch HUD Nguyễn Việt Hùng làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng
bf3a134865ac34360ae4c9669e73c8b0
Ông Nguyễn Việt Hùng, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) vừa được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
1dc610a6e7b67d83fdabf102610c2100
Ngày 11/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Phạm Minh Hà, Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng; và ông Nguyễn Việt Hùng, Chủ tịch HĐTB Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Được biết, ông Phạm Minh Hà sinh năm 1969, quê quán phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP. Hà Nội. Học hàm học vị là Phó giáo sư - Tiến sĩ. Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Phạm Minh Hà đã trải qua các chức vụ như Phó Hiệu trưởng Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. Còn ông Nguyễn Việt Hùng sinh năm 1978, quê quán xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội. Trình độ cử nhân kinh tế, thạc sỹ quản trị kinh doanh. Trước khi được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Việt Hùng trải qua các vị trí công tác như Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty HUD; Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng; Chủ tịch HĐTV Tổng công ty HUD. Bộ Xây dựng hiện do ông Nguyễn Thanh Nghị làm Bộ trưởng; 5 Thứ trưởng gồm: Nguyễn Văn Sinh, Nguyễn Tường Văn, Bùi Xuân Dũng, Phạm Minh Hà và Nguyễn Việt Hùng. Một Thứ trưởng Bộ Xây dựng khác là ông Bùi Hồng Minh trước đó đã được điều động sang làm Phó trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp.
c865a89b123a8d5bf8a9f97d49a5a53d
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
19:25
1fae5425b5cc7eaebedf6dd5f5a043f9
20240912
https://vietnamfinance.vn/tap-doan-cs-wind-xay-nha-may-thiet-bi-dien-gio-lon-nhat-the-gioi-o-long-an-d115932.html
524ab5899590567e1ebd5dcc901cebb3
Tập đoàn CS Wind xây nhà máy thiết bị điện gió lớn nhất thế giới ở Long An
c263fd9c2e4ce0512c1db02a1e33b8be
Theo biên bản ghi nhớ, Đồng Tâm Group cho Tập đoàn CS Wind thuê lại đất để đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất thiết bị điện gió với tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 200 triệu USD.
62805cea50008c1f0796d0c1ed3e9668
Đồng Tâm Group (Việt Nam) và Tập đoàn CS Wind (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ thuê 50ha đất trong Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An, thuộc cụm dự án Cảng quốc tế Long An, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Tập đoàn CS Wind thuê khu đất trên để xây dựng nhà máy sản xuất, bãi lắp ráp cho thiết bị tháp gió ngoài khơi và trên bờ, các sản phẩm điện gió ngoài khơi như cọc đơn, các thiết bị chuyển tiếp… và cung cấp cho thị trường toàn cầu với quy mô lớn trên thế giới. Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 200 triệu USD. Dự kiến, nhà máy cung ứng thiết bị siêu trường, siêu trọng từ 500 - 4.000 tấn trên mỗi thiết bị. Phần lớn, thiết bị và phụ kiện giai đoạn đầu xuất nhập thông qua Cảng Quốc tế Long An với ước tính từ 150.000 - 200.000 tấn/năm. Được biết, đây là nhà máy có công suất sản xuất thiết bị điện gió lớn nhất trên thế giới (tính đến thời điểm lập dự án). Tập đoàn CS Wind thành lập năm 1984 tại Hàn Quốc, là tập đoàn hàng đầu trong ngành sản xuất tháp gió cho các máy phát điện gió lớn nhất thế giới. Năm 2003, Tập đoàn CS Wind thành lập công ty sản xuất tháp gió đầu tiên tại Việt Nam. Đây là nhà máy cốt lõi số 1 tại Đông Nam Á đã tiếp cận các thị trường châu Á, Nam Thái Bình Dương và Hoa Kỳ, nhanh chóng trở thành tập đoàn đứng top 1 trên thế giới về sản xuất tháp gió. Hiện nay, Tập đoàn CS Wind cung cấp hơn 13.000 tháp gió cho các nhà sản xuất tua-bin gió hàng đầu thế giới như Vestas, Siemens-Gamesa, GE và Goldwind… khẳng định vị thế trong ngành năng lượng tái tạo toàn cầu.
70fecd1790e86702e1d992d388031cde
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
07:45
1ae0c6f6e8df7b265a9a43548f03edec
20240912
https://vietnamfinance.vn/ngap-lut-2--3-ngay-nua-bao-dong-cap-3-noi-thanh-ha-noi-van-an-toan-d115957.html
309f78dabbc1d5141aa5626aed970d93
Ngập lụt 2 - 3 ngày nữa, báo động cấp 3 nội thành Hà Nội vẫn an toàn
a180cd25496df401bef5074fef223d3e
Tính đến thời điểm trưa 11/9, mực nước sông Hồng tại Hà Nội đã vượt báo động 2 là 62cm. Tuy nhiên, 'không thể gây ngập trong nội thành do có đê sông Hồng'.
f82766bc878da2d42d47621eb0d3b1be
Thông tin về tình hình mưa lũ, ngập lụt trong thời gian tới tại các tỉnh miền Bắc, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết mưa ở miền Bắc đang có xu thế giảm so với hai ngày trước. Mưa tập trung ở đồng bằng và Đông Bắc bộ, Bắc Trung Bộ, dự báo sau ngày 12/9 sẽ giảm. Theo ông Khiêm, lũ trên các hệ thống hồ tại miền Bắc hiện nay rất cao do lượng mưa lớn trong nhiều ngày, trong đó có hồ Thác Bà. Trưa 11/9, lưu lượng nước về hồ Thác Bà đã giảm mạnh so với 2 ngày trước. Đến 10 giờ sáng 11/9, lưu lượng nước về hồ là 2.955m3/s (lúc 22 giờ 30 ngày 10/9 lưu lượng nước đến hồ là 3.750 m3/s). Mực nước tại hồ Thác Bà sáng 11/9 là 59,83m. Ông Khiêm đánh giá, mặc dù lưu lượng nước ở hồ Thác Bà là lớn, nhưng áp lực đã giảm so với trước đó nên trong vùng an toàn. Đối với lũ trên khu vực sông Hồng, ông Khiêm cho biết từ ngày 10/9 đến trưa 11/9, mực nước tăng. Đến 11 giờ ngày 11/9, mực nước trên sông Hồng đã đạt mức 11,02m (thấp hơn báo động 3 0,48m). "So với dữ liệu trong quá khứ, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội trên 11m đã xảy ra vào năm 2004. Năm 2004, mực nước sông Hồng tại Hà Nội đạt mức 11,04m", ông Khiêm nói và dự báo, trong những giờ tới mực nước thượng nguồn biến đổi chậm nên mực nước ở sông Hồng tăng nhưng tăng chậm. Tuy nhiên, lũ trên sông Hồng chỉ gây ngập khu vực ngoài đê của các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình..., không thể ngập vào nội đô. Dự báo trong 6 giờ tới, mực nước sông Hồng tại Hà Nội sẽ lên 11,3 m, dưới báo động ba khoảng 20 cm, sau đó có thể chững lại phụ thuộc vào mưa và xả của hồ thủy điện. "Dù nước lũ có lên báo động ba (mức cao nhất) thì vẫn không thể gây ngập nội thành Hà Nội, do có hệ thống đê sông Hồng", ông Mai Văn Khiêm và ông Vũ Đức Long, Vụ trưởng Quản lý dự báo khí tượng thủy văn, Tổng cục Khí tượng thủy văn, khẳng định. Chia sẻ với báo chí, ông Võ Văn Hòa, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ dự báo, một số tỉnh có nguy cơ chịu tác động mưa lũ kéo dài 1 - 2 ngày tới. Tại thành phố Thái Nguyên và các huyện Phú Bình, Phổ Yên hiện bị lũ chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử số liệu ghi nhận tại đây. Tại Bắc Giang, các xã tiếp giáp sông Thương và sông Cầu từ Lục Giang đến Yên Dũng, Hiệp Hòa đang ngập kéo dài. Mực nước sông Thao (sông Hồng) tại Lào Cai, Yên Bái đã đạt đỉnh và đang xuống. Hồ Hòa Bình, hồ Tuyên Quang đã đóng cửa xả nên giảm nước về hạ du. Song nước trên sông Thao và các sông khác đã vượt báo động ba, một số sông đã có lũ lịch sử nên khả năng tiêu thoát nước ở khu vực ngập lụt sẽ chậm. Đánh giá về nguy cơ, ông Võ Văn Hoà cho rằng, thời gian ngập lụt vùng hạ du gồm Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình còn kéo dài ít nhất 2 - 3 ngày tới. Vùng hạ du sông Hồng đang là trọng điểm cảnh báo lũ. Dự báo lũ các sông hạ du có xu hướng tăng, đêm nay sẽ đạt đỉnh, sau đó biến đổi chậm, gây ngập úng kéo dài và giảm dần phụ thuộc vào điều tiết của các hồ chứa. Theo ông Vũ Đức Long, Vụ trưởng Vụ quản lý dự báo khí tượng thủy văn (Tổng cục khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường), hồ Hòa Bình, hồ Tuyên Quang tiếp tục đóng thêm cửa xả là những thông tin tích cực để giảm nước lũ ở hạ lưu, khả năng tiêu thoát lũ đang diễn ra chậm nên thời gian ngập lụt còn kéo dài khoảng 2 - 3 ngày tới. Ông Long khuyến cáo người dân ở vùng ven sông phải thường xuyên theo dõi các dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia để nắm các diễn biến của mưa lũ, có biện pháp ứng phó kịp thời. Ngoài ra, người dân vùng ven sông cần tuyệt đối chấp hành các khuyến cáo, cảnh báo, di dời của chính quyền địa phương. Ông Long cũng cảnh báo, tại các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang,... những ngày qua có mưa rất lớn. Chính vì thế, đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã bị bão hòa nên nếu tiếp tục có mưa nguy cơ sạt lở là rất cao. 'Không có chuyện nội thành Hà Nội ngập'Dẫn thông tin trên mạng xã hội gây nhầm lẫn rằng nước trên sông Hồng đang lên và đã ngập vào nội thành, ông Long khẳng định không có chuyện đó."Thời điểm này lũ trên sông Hồng không thể gây ngập trong nội thành. Đối với lũ trên sông Hồng tại Hà Nội 11m trên báo động 2 là 0,5m thì ngập chỉ xảy ra ở khu vực ngoài đê thuộc quận Hoàn Kiếm như các phường Phúc Tân, Phúc Xá, đường Bạch Đằng chứ không thể nào ngập vào nội đô được" - ông Long nhấn mạnh.
9e4b1965e5b3971bd4e73dc8d149e67a
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
17:27
f55c449e393326f9f7ab4aaaf8c31c89
20240912
https://vietnamfinance.vn/trung-quoc-xa-lu-tai-dap-thuy-dien-thuong-nguon-song-lo-tu-chieu-11-9-d115983.html
733759c2b0931c5b212d5318054f2521
Trung Quốc xả lũ tại đập thủy điện thượng nguồn sông Lô từ chiều 11/9
37827919deadcd84c928af86aa813fa8
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, Trung Quốc sẽ xả lũ ở đập thủy điện Ma Lù Thàng ở thượng nguồn sông Lô từ chiều 11/9 để không vỡ đập, song sẽ lùi thời gian và giảm khối lượng xả, trong khi tất cả nhà máy thủy điện ở thượng nguồn sông Hồng không xả lũ.
9a15e7067ff535f6ae66c48821deaf5d
Trước thông tin về việc Trung Quốc chuẩn bị xả lũ đập thuỷ điện Ma Lù Thàng (thuộc Châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, thượng nguồn sông Lô), Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc đã khẩn trương làm việc với Bộ Ngoại giao Trung Quốc và tỉnh Vân Nam. Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Trung Quốc, để hỗ trợ công tác phòng chống lũ lụt, cứu hộ cứu nạn ở hạ nguồn của Trung Quốc và Việt Nam, đập thuỷ điện Ma Lù Thàng đã không tiến hành xả đập. Tuy nhiên, vừa qua do xảy ra mưa lớn liên tục nhiều ngày, mực nước tại đập thuỷ điện Ma Lù Thàng dâng rất cao, gây nguy cơ vỡ đập. Trong trường hợp vỡ đập sẽ gây tổn thất rất lớn cho các địa phương hai nước. Trên cơ sở cân nhắc thận trọng, Trung Quốc đã thông báo cho tỉnh Hà Giang về việc dự kiến xả đập Ma Lu Thàng vào lúc 15h00 ngày 11/9/2024 đến 14h00 ngày 12/9/2024 với khối lượng xả tối đa là 250m3/giây. Sau các trao đổi của Việt Nam, cơ quan chức năng Trung Quốc sẽ giảm khối lượng xả tối đa từ 250m3/giây thành 200m3/giây và lùi thời gian xả lũ thành 16h30 ngày 11/9/2024. Phía Trung Quốc cũng cho biết đã yêu cầu các địa phương liên quan của Trung Quốc bảo đảm chỉ xả lũ ở mức nhỏ nhất với mục đích giữ an toàn cho đập nước. ​Đối với thượng nguồn sông Nguyên/sông Hồng, phía Trung Quốc khẳng định tất cả các nhà máy thủy điện và đập nước của Trung Quốc không xả lũ. Trong thời gian tới, các cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại cập nhật kịp thời, thường xuyên thông tin về tình hình lũ lụt tai các địa phương ở Trung Quốc có ảnh hưởng đến các địa phương của Việt Nam. Hai bên sẽ phối hợp trao đổi thường xuyên với sở tại nhằm thúc đẩy các biện pháp giảm thiểu tối đa lượng nước thượng nguồn của Trung Quốc đổ xuống hạ nguồn các địa phương của Việt Nam, qua đó giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra tại lưu vực các con sông khu vực miền Bắc
8ed83e303bd5acc572029e09b4afbb50
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
18:20
82aa68d789bd905c386b94e1f7ae3b70
20240912
https://vietnamfinance.vn/lu-song-hong-tai-ha-noi-len-bao-dong-ii-co-the-dat-dinh-vao-trua-nay-d115943.html
5359b660695976589e0e2089bae72b85
Lũ sông Hồng tại Hà Nội lên báo động II, có thể đạt đỉnh vào trưa nay
155b057927b9ae54f41a52e3b8912c71
tieu-diem
Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đã chạm mức 10,54m, vượt báo động cấp II và có khả năng đạt đỉnh vào trưa 11/9.
473d25af32cf44ad123b3cda2732df02
Sáng 11/9, trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia phát thông báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao, lũ khẩn cấp trên sông Lô, sông Cầu, sông sông Cầu, sông Thương, sông Hoàng Long và tin lũ trên sông Thái Bình, sông Lục Nam, sông Hồng. Theo đó, diễn biến lũ trên sông Thao tại Yên Bái đang xuống nhưng vẫn ở trên mức nước lũ lịch sử năm 1968; tại Phú Thọ đang biến đổi chậm. Lũ trên sông Lô (Tuyên Quang, Phú Thọ), sông Cầu (Bắc Ninh), sông Thương (Bắc Giang), sông Thái Bình (Hải Dương), sông Hồng (Hà Nội), sông Hoàng Long (Ninh Bình) đang lên; sông Lục Nam (Bắc Giang) đang xuống. Trong 10 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức báo động 3, tại Phú Thọ biến đổi chậm ở mức báo động 2. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang có khả năng đạt đỉnh 27,8m, trên báo động 3 khoảng 1,8m vào sáng sớm 11/9 sau đó xuống chậm; tại Vụ Quang tiếp tục lên và đạt đỉnh ở mức 21m, trên mức báo động 3 vào trưa 11/9, sau đó xuống. Lũ trên sông Cầu tiếp tục lên và ở trên mức báo động 3; lũ trên sông Thương sẽ biến đổi chậm ở trên mức báo động 3; lũ trên sông Lục Nam xuống chậm nhưng vẫn ở trên mức báo động 2; lũ trên sông Thái Bình tiếp tục lên mức báo động 3; lũ trên sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm trên mức báo động 3. Đáng lưu ý, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa 11/9. Còn lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang những giờ tiếp theo sẽ xuống chậm nhưng vẫn ở trên mức báo động 3, tại Vụ Quang sẽ xuống nhưng vẫn ở trên mức báo động 2. Trong 12 đến 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình lên mức báo động 3 và trên báo động 3. Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bôí ven sông, sạt lở đê kè ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu thuộc hệ thống đê, kè, công trình ven sông thuộc các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình. Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo nguy cơ ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm tại các vùng trũng thấp ven sông thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình. Trước đó, vào 23h30 ngày 10/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội đã chính thức nâng mức báo động lũ trên sông Hồng lên cấp 2. Quyết định này được đưa ra sau khi mực nước sông Hồng tại trạm Long Biên đạt mức 10,50m, ở ngưỡng báo động cấp 2. Khi lên báo động một, TP. Hà Nội cho biết tính từ năm 2008 đến nay sông Hồng mới lên cao ở mức này nên người dân có thể chủ quan, thiếu kỹ năng ứng phó, chính quyền có thể bị động. Để đảm bảo an toàn, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội hạn chế xe qua Cầu Chương Dương, bắt đầu từ 8h30 ngày 10/9 đến khi có thông báo thay thế. Cụ thể, hướng từ Hoàn Kiếm đi Long Biên cấm xe khách, xe hợp đồng, ôtô du lịch trên 9 chỗ; cấm ôtô tải trên 0,5 tấn; xe buýt được chạy bình thường. Hướng từ Long Biên đi Hoàn Kiếm cấm xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ; cấm xe tải trên 0,5 tấn; xe buýt được qua cầu. Xe khách, xe hợp đồng, ôtô du lịch trên 9 chỗ và ôtô tải trên 0,5 tấn chạy qua các cầu Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thăng Long. Cầu Long Biên bị cấm từ 15h hôm qua đến khi đảm bảo an toàn. Người đi bộ, đi xe đạp, xe máy, xe ba bánh sẽ không được qua cầu nối quận Hoàn Kiếm với Long Biên. 9h cùng ngày, ngành đường sắt dừng tàu hỏa chạy qua cầu Long Biên, đồng nghĩa 5-6 đôi tàu sẽ phải dừng lại.
5ddfa7c0e871cd2f8bf588cb993da5f6
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
07:21
e5d101a0c68487dc5ebb30b13f0dfaa1
20240912
https://vietnamfinance.vn/quang-ninh-no-luc-van-hanh-som-nhat-cac-cong-trinh-ha-tang-d115955.html
11a1f8a72993e194b0e13d2cb002104b
Quảng Ninh: Nỗ lực vận hành sớm nhất các công trình hạ tầng
2f670cb333a618d00ff93bb9b6fb9f00
tieu-diem
Dồn toàn lực 100% nhân sự, bất kể ngày đêm, các đơn vị vận hành Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Vân Đồn, Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Mong Cái, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long nỗ lực đưa vào vận hành và duy trì giao thông thông suốt bộ ba “Không – Thủy – Bộ” tại Quảng Ninh
05b85f9c4e4b0ddc34db40abcc536da1
Vào 20h ngày 7/9, Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Vân Đồn bắt đầu mở cửa trở lại, sau 14 tiếng gián đoạn vận hành do ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi. Theo đó, sáng 8/9 hai chuyến bay của Vietjet Air đã cất – hạ cánh tại sân bay Vân Đồn. Hiện các chuyến bay Vân Đồn – TP. HCM và ngược lại duy trì đều đặn hàng tuần với lịch chuyến bay khởi hành lúc 8h50 của hãng hàng không Vietnam Airlines vào thứ 3,5,7; còn hãng hàng không Vietjet duy trì lịch bay khởi hành lúc 9h50 các ngày thứ 4,6, Chủ nhật trong tuần. Chủ động ứng phó với siêu bão Yagi, Cảng HKQT Vân Đồn đã tạm dừng khai thác từ 4h sáng 7/9. Các chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airlines đã phải hủy bỏ. Theo công văn của Cục Hàng không Việt Nam, Cảng HKQT Vân Đồn tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay từ 4h đến 16h ngày 7/9. Tuy nhiên sau đó, do tình hình bão vẫn diễn biến phức tạp nên Cục Hàng không Việt Nam đề nghị sân bay Vân Đồn tiếp tục lùi giờ mở cửa thêm một lần nữa, tới 20h ngày 7/9. Theo đại diện sân bay Vân Đồn, dù đã triển khai hàng loạt công tác ứng phó với bão lũ, thiên tai, nhưng trước sức mạnh tàn phá của siêu bão Yagi, sân bay Vân Đồn vẫn chịu một số thiệt hại về cơ sở vật chất. Cụ thể, một số mái kính nhà ga đi hành khách đã bị bong, lớp kính ốp ngoài một số khu vực cũng bị gió thổi bay. 80% cây trong khu vực công cộng đổ gãy. Một số biển chỉ dẫn khu vực ga đi, ga đến bị bong bật, hệ thống trần tại một số khu vực bị gió thổi bay. Rất may, cảng HKQT Vân Đồn không ghi nhận bất kỳ sự cố tai nạn nào liên quan đến người, phương tiện, trang thiết bị đảm bảo hoạt động bay. Ngay sau khi gió giảm bớt cường độ, CBNV Cảng HKQT Vân Đồn đã nhanh chóng bắt tay vào công tác khắc phục sự cố trong đêm, dồn toàn bộ lực lượng sửa chữa, gia cố nhằm đảm bảo điều kiện bay an toàn nhất để đón khách trở lại. Sáng 10/9, sau thời gian ngắn bị gián đoạn hoạt động do siêu bão Yagi, Cảng tàu khách Quốc tế Hạ Long đã mở cửa trở lại đón khách quốc tế đi thăm Vịnh. Hơn 1.500 khách đến từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc… di chuyển từ Hà Nội xuống Hạ Long vào sáng sớm, theo lịch trình đã ấn định từ trước. Ông Phạm Văn Hiệp (Giám đốc Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long) cho biết ngay sau khi bão tan, cảng tàu đã bắt tay vào sửa chữa, gia cố một số hạng mục bị hư hỏng do bão, dọn dẹp cây xanh gãy đổ. “Cảng tàu khách của chúng tôi là cửa ngõ đón khách tham quan Vịnh Hạ Long, đặc biệt khách quốc tế, nên chúng tôi đã dốc toàn lực kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, hệ thống bến cảng…. Đến nay, bến tàu số 1,2 đã vận hành bình thường, đảm bảo an toàn khai thác. Nhiều tàu du lịch đã quay trở lại neo đậu tại bến cảng sau thời gian tạm di trú tránh bão”, ông Hiệp chia sẻ. Trước đó, khi siêu bão Yagi đổ bộ ngày 7/9, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long đã buộc phải tạm đóng cửa, và thực hiện các công tác phòng chống thiên tai, bão lũ từ ngày 5/9. Theo thống kê sơ bộ tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, nhiều cây cối và pano bị đổ, rơi hiện chưa thống kê được số lượng. Một số pontoon (phao) đã bị chìm, rách, lật hay trôi dạt vào bờ kè, tuy nhiên chưa thể tiếp cận để thống kê do tình trạng mưa lớn và gió giật mạnh. Song song với việc mở cửa đón khách, hiện Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long vẫn đang nỗ lực khắc phục các thiệt hại nhằm chuẩn bị cơ sở vật chất tốt nhất đón mùa khách quốc tế đi thăm Vịnh bằng tàu biển bắt đầu từ tháng 10 tới. Do tác động của siêu bão Yagi, tuyến cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái gánh chịu một số thiệt hại như sau: đường dây điện bị rơi xuống đất, cây quật mạnh kèm theo mái tôn nhà dân, vật dụng bị gió lốc cuốn đổ dồn lên tuyến đường, mái tôn một số trạm thu phí bị tốc mái…. Do vậy, chiều 7/9, đơn vị vận hành tuyến cao tốc Hạ Long – Vân Đồn đã nhanh chóng phong tỏa đoạn đường khó lưu thông. Ngay trong đêm, sự cố đã được khắc phục và tuyến cao tốc Hạ Long – Vân Đồn hoạt động trở lại. Cũng theo cập nhật của đơn vị, cao tốc đoạn Tiên Yên – Móng Cái hiện giao thông vẫn thông suốt, tạm thời, chưa phát sinh các điểm sạt trượt mới. Các điểm sạt, trượt cũ (trong các đợt bão, lũ trước đây) do được rào chắn kĩ lưỡng nên vẫn đảm bảo an toàn. Hiện nay, trên toàn tuyến cao tốc chỉ còn duy nhất đoạn đường nối giữa Đồng Đăng – Đồng Lá (làn đường bên phải) do bùn đất sạt trượt xuống đường nên đơn vị vận hanh cao tốc đang tạm đóng cửa để khắc phục, khuyến cáo các phương tiện không đi vào cao tốc theo hướng này. Trong khi đó, công viên Sun World Hạ Long tại khu vực Bãi Cháy cũng gánh chịu một số thiệt hại về cơ sở hạ tầng. Khoảng 90% cây xanh trong khuôn viên bị quật đổ, gãy hoặc bật gốc. Tại các khu nhà điều hành, trần thạch cao, kính, bảng biển… cũng bị rơi đổ do gió lớn. Hiện công viên đang tích cực thống kê thiệt hại để đưa ra phương án xử lý, khắc phục. “An toàn của đội ngũ CBNV và của du khách là yêu cầu số 1 của chúng tôi. Sau khi khảo sát đánh giá hiện trạng và khắc phục đầy đủ sự cố, chúng tôi sẽ sớm mở cửa trở lại trong điều kiện an toàn nhất để không ảnh hưởng tới trải nghiệm của du khách”, đại diện công viên Sun World Hạ Long chia sẻ.
eff2389d8bfc4a9e671d8bb07ef7da4f
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
11:21
4c5369bb8c2370d8b89e90d493ff65d5
20240912
https://vietnamfinance.vn/vi-pham-lien-quan-den-tap-doan-thuan-an-ong-dang-quoc-khanh-bi-de-nghi-ky-luat-d115977.html
0b7147b869f8b0ac33d52a8e5bf95291
Vi phạm liên quan Tập đoàn Thuận An, ông Đặng Quốc Khánh bị đề nghị kỷ luật
a283e26bb146b356eea2ee168ef1423f
UBKT Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang nhiệm kỳ 2020-2025 và ông Đặng Quốc Khánh.
2258a91b2aeceb6bbe9af654748ce575
Tại kỳ họp thứ 47 vừa diễn ra, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Giang. Sau khi xem xét, UBKT Trung ương nhận thấy Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Giang nhiệm kỳ 2020-2025, Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức thực hiện dự án cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang (gói thầu số 04 do Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An thực hiện); một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải thi hành kỷ luật. Trách nhiệm cá nhân đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về ông Đặng Quốc Khánh, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Lương Văn Đoàn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Lê Minh Đức, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Lê Tiến Dũng, Phó Bí thư Chi bộ, Quyền Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hà Giang và một số tổ chức đảng, đảng viên khác. Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Tiến Dũng. UBKT Trung ương cảnh cáo Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2021-2026; Đảng ủy Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi bộ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các ông Nguyễn Văn Sơn, Lương Văn Đoàn. Bên cạnh đó, UBKT Trung ương khiển trách Đảng ủy Sở Giao thông vận tải, Đảng ủy Văn phòng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 và ông Lê Minh Đức. UBKT Trung ương cũng đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang nhiệm kỳ 2020-2025 và ông Đặng Quốc Khánh. UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Giang lãnh đạo, chỉ đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan theo kết luận của UBKT Trung ương; khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm được chỉ ra. Ông Đặng Quốc Khánh sinh năm 1976, quê huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình, kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII (dự khuyết), XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV. Ông Khánh từng là chuyên viên Phòng thẩm định thuộc Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh, sau đó kinh qua nhiều chức vụ ở tỉnh này như Giám đốc Sở Xây dựng, Bí thư huyện Nghi Xuân, Phó chủ tịch tỉnh. Năm 2016, khi nhậm chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ở tuổi 40, ông là chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước. Tháng 7/2019, Bộ Chính trị điều động ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang. Tháng 5/2023, ông được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021-2026. Đầu tháng 8/2024, tại cuộc họp về công tác cán bộ theo thẩm quyền trên cơ sở báo cáo của UBKT Trung ương và đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận thấy ông Đặng Quốc Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã vi phạm các quy định của Đảng trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương và các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, ông Đặng Quốc Khánh đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công. Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của các nhân sự trên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Đặng Quốc Khánh thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII. Tại kỳ họp bất thường ngày 26/8, Quốc hội đã phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường với ông Đặng Quốc Khánh.
e169dc77dc52ea7b51ffb2c4d6ea72b1
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
17:26
15bbcb003f957af2e69f131b9a0a6a9b
20240912
https://vietnamfinance.vn/mien-bac-chua-dut-mua-cung-ung-hang-hoa-co-dam-bao-d115971.html
6d8e1fe81a2ac500407106b18b26c1af
Miền Bắc chưa dứt mưa, cung ứng hàng hoá có đảm bảo?
84b29a90b5a8ac56beee97706b368083
Tính đến 11h ngày 11/9/2024, các hoạt động khắc phục ảnh hưởng của bão lũ tại các tỉnh, thành phố miền Bắc diễn ra khẩn trương. Về cơ bản, nguồn cung hàng hoá đảm bảo, nhưng rau, củ, thịt có dấu hiệu tăng giá...
fa5c6840dbf6efd6e4aaafeb52092690
Theo báo cáo nhanh củaBộ Công Thương, tính đến 11h ngày 11/9/2024, tại các khu vực chưa bị ngập lụt, chia cắt, tình hình cung ứng hàng hóa vẫn được bảo đảm, giá hàng hóa tại các hệ thống phân phối hiện đại được giữ ổn định. Tại các chợ truyền thống, giá một số loại rau, củ, thịt lợn, mỳ có tăng nhưng nguồn cung được bổ sung thường xuyên nên không có hiện tượng thiếu hàng tăng giá đột biến. Đối với các khu vực bị ngập, lụt, chia cắt, sở công thương và cácdoanh nghiệpđang phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn, cung ứng các mặt hàng như nhu yếu phẩm như mỳ, lương khô, bánh mỳ, bánh trưng, nước uống đóng chai đến cho người dân. Theo Bộ Công Thương, tại Hà Nội, hàng về chợ chậm, giá rau củ tănghệ thống bán lẻvà các chợ, nguồn cung hàng hóa thiết yếu vẫn cơ bản được đảm bảo để phục vụ người dân. Một số điểm bán trên địa bàn nằm trong khu vực ngập úng dẫn đến công tác vận chuyển hàng hóa chậm hơn so với thông thường do phương tiện vận chuyển được điều chuyển đến các tỉnh ảnh hưởng nặng nề của bão. Các mặt hàng rau, củ, quả có tăng do mưa, ngập khiến rau bị hỏng và khó khăn trong công tác thu hoạch và vận chuyển. Tuy nhiên, các mặt hàng này đã được chủ động điều chuyển từ nguồn hàng các tỉnh phía Nam để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người dân. Tại điểm nóng Quảng Ninh, theo Bộ Công Thương, tình hình cung ứng hàng hoá thiết yếu được đảm bảo đủ. Tình hình cung ứng hàng hóa tại các siêu thị, chợ, trong đó có một số địa bàn của tỉnh mặc dù cơ sở vật chất bị hư hỏng do bão gây ra nhưng các đơn vị vẫn duy trì hoạt động. Hiện có 130/133 chợ, 11 siêu thị kinh doanh tổng hợp và 342 cửa hàng tiện lợi trên địa bàn đa số đều duy trì bán các mặt hàng thiết yếu trong đó có rau củ quả, thịt, trứng. Tỉnh Quảng Ninh vẫn đáp ứng nhu cầu cung ứng hàng hóa thiết yếu cho nhân dân, giá các mặt hàng cơ bản ổn định, trừ một số mặt hàng như rau xanh, thịt có mức tăng nhẹ từ 10-15% so với thời điểm trước bão. Trong khi đó tại TP. Hải Phòng, Bộ Công Thương cho biết nguồn cung dồi dào, giá tăng từ 5-10%. Theo đó, trên địa bàn thành phố Hải Phòng mưa lớn, nhiều tuyến đường thành phố bị ngập nước, tuy nhiên, hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn thành phố diễn ra bình thường. Tại các chợ: các mặt hàng lương thực, thực phẩm, rau củ quả nguồn cung dồi dào, nhu cầu mua sắm không có biến động nhiều (tăng 5-10% so với ngày thường). Tại các siêu thị, nguồn cung hàng hóa tăng 80-100% (chủ yếu đối với các mặt hàng thiết yếu). Do tâm lý lo ngại mua lũ, sạt lở tại các tỉnh phía Bắc kéo dài, ngay từ chiều ngày 10/9, khách hàng vào mua sắm tại các siêu thị tăng đột biến (tăng trên 150-170% so với ngày thường), người dân xếp hàng dài mua nhu yếu phẩm như thịt, cá, rau xanh, các loại đồ ăn sẵn, bánh mỳ, lương khô, sữa, nước, giá cả hàng hóa tại các siêu thị vẫn ổn định so với ngày thường, không có tăng giá các mặt hàng, lượng hàng bán ra tăng mạnh từ 50-80% so với ngày thường.
d8c5142cc47986d8eb885af004cdc669
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
17:21
1207a32ff27387f369a419f039ae0c89
20240916
https://vietnamfinance.vn/thanh-hoa-khu-dan-cu-gan-400-ty-dong-ve-tay-at-viet-nam-d115925.html
5ab2312d50b7c83be9cac51438acab62
Thanh Hoá: Khu dân cư gần 400 tỷ đồng về tay A&T Việt Nam
022ba4d1372daa4abf8e4cc1f7cdb94e
du-an
Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị A&T Việt Nam là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện Dự án Khu dân cư Hồ Thanh Niên, thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa với tổng chi phí thực hiện dự kiến khoảng 397,3 tỷ đồng vừa được UBND tỉnh Thanh Hoá chấp thuận là nhà đầu tư.
e1640f941e50073f36dc064220a67d3c
Ngày 9/9/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Mai Xuân Liêm đã ký quyết định chấp thuận Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị A&T Việt Nam là nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu dân cư Hồ Thanh Niên, thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Trước đó, dự án được UBND tỉnh Thanh Hoá chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 12/10/2023. Dự án có tổng diện tích sử dụng đất hơn 20,1ha. Cơ cấu sản phẩm dự án là xây mới 86 lô liền kề, hoàn thiện mặt trước, 243 lô đất ở còn lại gồm 229 lô liền kề và 14 lô biệt thự được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền. Quy mô dân số khoảng 1.800 người. Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị A&T Việt Nam địa chỉ đăng ký đóng tại khu 1 - N20, khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương, TP. Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Doanh nghiệp được thành lập vào năm 2003 với nghành nghề đăng ký kinh doanh chính là bất động sản; dịch vụ quản lý nhà ở, chung cư. Tại thời điểm mới thành lập, Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị A&T Việt Nam có vốn điệu lệ đăng ký ở mức 50 tỷ đồng do 3 cổ đông góp vốn là: Công ty cổ phần Đầu tư thương mại kỹ thuật A&T Việt Nam 55% cổ phần và cá nhân ông Nguyễn Quốc Thái, sinh năm 1976, hộ khẩu thường trú tại phường Ba Đình, TP. Thanh Hoá góp vốn 15% cổ phần; ông Đăng Hồng An, trú tại phường Thanh Xuân, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội góp 30% cổ phần. Cuối năm 2020, Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị A&T Việt Nam tăng số vốn điều lệ công ty lên 250 tỷ đồng, cổ đông góp vốn vẫn giữ nguyên và người đại diện pháp luật kiêm chức vụ giám đốc công ty là ông Nguyễn Quốc Thái. Đầu tháng 1/2024, Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị A&T Việt Nam có sự thay đổi về cổ đông góp vốn. Theo đó, Công ty cổ phần đầu tư thương mại kỹ thuật A&T Việt Nam rút khỏi thành viên và thay vào là cá nhân ông Nguyễn Mạnh Cường, trú tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội góp vốn 55% cổ phần trong Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị A&T Việt Nam. Ông Nguyễn Quốc Thái vẫn làm người đại diện pháp luật kiêm giữ chức vụ điều hành Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị A&T Việt Nam. Tại Thanh Hoá, Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị A&T Việt Nam được biết đến là doanh nghiệp từng đề xuất đầu tư mô hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng farmstay tại xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương (quy mô diện tích khoảng 60ha).
a010eaa82c66e386b1c54ce46f85ba92
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
07:15
e285afe9b33fa917c60c19bb4cc67ddf
20240912
https://vietnamfinance.vn/cuu-lanh-dao-samsung-bi-bat-vi-cao-buoc-danh-cap-cong-nghe-chip-3-ty-usd-cho-trung-quoc-d115941.html
7ec9e85f888072c634dd9135de0e6c29
Bắt cựu lãnh đạo Samsung vì nghi đánh cắp công nghệ chip 3 tỷ USD cho Trung Quốc
3b7d3cec2af22f13a9dee286caee7517
Cảnh sát Hàn Quốc mới đây đã bắt giữ một cựu lãnh đạo của Samsung Electronics vì nghi ngờ đánh cắp công nghệ trị giá hơn 4,3 nghìn tỷ won (3,3 tỷ USD) để xây dựng một nhà máy sản xuất chip nhái tại Trung Quốc.
8a305041309c9f9bdfb475c60c167c2c
Cụ thể, theo thông báo của Đơn vị điều tra an ninh công nghệ công nghiệp thuộc Sở cảnh sát thủ đô Seoul ngày 9/9, cảnh sát đã tiến hành bắt giữ một người đàn ông 66 tuổi họ Choi, CEO của nhà sản xuất chất bán dẫn Trung Quốc Chengdu Gaozhen (CHJS) và một người họ Oh, giám đốc thiết kế quy trình. Ông Choi trước đây từng là giám đốc điều hành tại hai "ông lớn" công nghệ của Hàn Quốc là Samsung Electronics và Hynix Semiconductor (nay là SK Hynix). Người này bị cáo buộc đã đánh cắp các công nghệ quy trình quan trọng do Samsung Electronics phát triển độc lập để sản xuất chất bán dẫn DRAM 20 nanomet. Theo cáo buộc, vào tháng 9/2020, ông Choi đã thành lập Chengdu Gaozhen hợp tác với chính quyền địa phương của Trung Quốc và tuyển dụng các chuyên gia bán dẫn trong nước, bao gồm ông Oh, một cựu nghiên cứu viên cao cấp tại Samsung Electronics, để sử dụng trái phép công nghệ bán dẫn bộ nhớ lõi của Samsung Electronics. Ông Oh chuyển đến Thành Đô Gaozhen và làm việc với tư cách là người đứng đầu bộ phận thiết kế quy trình, đóng vai trò quan trọng trong việc rò rỉ công nghệ cốt lõi của Samsung Electronics. Đến tháng 4/2022, ông Choi đã sản xuất các sản phẩm phát triển cơ bản để đo lường chức năng của chúng như chất bán dẫn thực tế. Cảnh sát giải thích rằng giá trị kinh tế của các công nghệ phát triển quy trình 20 nanomet bị rò rỉ từ Samsung Electronics lên tới 4,3 nghìn tỷ won (khoảng 3,3 tỷ USD). Họ cũng đang điều tra những nhân viên khác chuyển từ các công ty trong nước, bao gồm Samsung Electronics, đến Chengdu Gaozhen để xác định xem có rò rỉ công nghệ nào khác hay không. Văn phòng Công tố quận Suwon cho biết trong một tuyên bố: "Đây không phải là vụ rò rỉ công nghệ bán dẫn đơn thuần mà là nỗ lực sao chép toàn bộ nhà máy chip". “Phạm vi của tội phạm và thiệt hại không thể so sánh với các vụ rò rỉ công nghệ cá nhân trước đây. Nếu nhà máy trong nước bị sao chép và chất lượng sản phẩm tương tự được sản xuất hàng loạt tại Trung Quốc, thì sẽ gây ra tổn thất không thể khắc phục được cho ngành công nghiệp bán dẫn Hàn Quốc”, tuyên bố nêu rõ. Trước khi bị bắt, giám đốc điều hành họ Choi này đã thuê khoảng 200 nhân viên từ Samsung và SK Hynix cho một công ty mới thành lập tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Các công tố viên tuyên bố rằng các nhân viên được giao nhiệm vụ đánh cắp bí mật thương mại từ các công ty cũ của họ. Cựu giám đốc điều hành của Samsung đã cố gắng huy động 6,2 tỷ USD từ một doanh nghiệp Đài Loan cho một công ty mà ông thành lập tại Singapore, nhưng đã thất bại. Tuy nhiên, ông đã huy động được hơn 350 triệu USD từ các nhà đầu tư Trung Quốc. Vụ việc này xảy ra chỉ vài tháng sau khi 7 người bị kết án tù vì chuyển giao công nghệ đánh cắp cho một công ty Trung Quốc, bao gồm một cựu nhân viên của Semes, công ty thiết bị làm sạch tấm wafer của Samsung. Một viên chức cảnh sát cho hay "vụ án này đã làm rung chuyển nền tảng an ninh kinh tế", không chỉ gây thiệt hại cho Samsung mà còn "làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Hàn Quốc trong bối cảnh các quốc gia đang trong cuộc chiến chip toàn cầu". Hàn Quốc, với tư cách là nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới, là đồng minh chủ chốt của Mỹ trong nỗ lực kiềm chế tham vọng công nghệ của Bắc Kinh.
b53b4e6be144bc5ee07d2da5d455473a
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
08:00
5188aa9e6815c731a69a0c302c772797
20240912
https://vietnamfinance.vn/nguoi-tieu-dung-my-co-nhu-cau-manh-me-voi-hang-made-in-vietnam-d115926.html
682464130f709de700cd60fc489f68d3
'Người tiêu dùng Mỹ có nhu cầu mạnh mẽ với hàng Made in Vietnam'
b35cb07958309680b9f0b648d13458a0
Ông Michael Kokalari, CFA Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital đã đánh giá: “Việt Nam là một trong 3 quốc gia trên thế giới có mối liên kết chặt chẽ nhất với Mỹ về mặt kinh tế, và mức tiêu dùng mạnh mẽ của Mỹ đang thúc đẩy sự phục hồi của xuất khẩu, sản xuất và tăng trưởng GDP của Việt Nam”.
4971620f38cd3aa7efc04d67d4bf9116
Ông Michael Kokalari,cho biết thêm, nhu cầu mạnh mẽ đối với các sản phẩm “Made in Vietnam” từ người tiêu dùng Mỹ đã thúc đẩy sự phục hồi xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ từ mức giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái trong 7 tháng đầu năm 2023 lên mức tăng 24% trong 7 tháng đầu năm 2024. Sản xuất chiếm 1/4 nền kinh tế của Việt Nam, vì vậy sự phục hồi trong sản xuất – hoàn toàn nhờ xuất khẩu sang Mỹ – có khả năng nâng tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 5,1% trong năm 2023 lên 6,5% trong năm 2024 (GDP tăng 6,4% trong 6 tháng đầu năm 2024). Cũng theo chuyên gia VinaCapital, nền kinh tế Việt Nam đang được hỗ trợ bởi động lực kinh tế “hình chữ K” tại Mỹ trong năm nay. Fed đã tăng lãi suất tại Mỹ để hạ nhiệt lạm phát, nhưng thay vì hạ nhiệt nền kinh tế Mỹ, lãi suất cao hơn đã thúc đẩy chi tiêu gia tăng từ những người tiêu dùng giàu có tại Mỹ, được đại diện bởi phần trên của “chữ K” trong nền kinh tế “hình chữ K”. Những người tiêu dùng này hiện đang nhận được thu nhập đầu tư cao hơn từ khoản tiết kiệm của họ và đang chi tiêu số “thu nhập bất ngờ” này, bao gồm cả các sản phẩm “Made in Vietnam”. Tuy nhiên, tiêu dùng của những người có thu nhập trung bình thấp, đại diện cho phần dưới của “chữ K”, gần đây bắt đầu sụt giảm do lương của những người lao động này, sống theo kiểu phụ thuộc vào “tiền lương theo tháng”, không theo kịp lạm phát và do “người tiêu dùng Mỹ nghèo hơn đang cạn kiệt tiền”, theo báo cáo từ Dollar General. Do đó, nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ đối với các sản phẩm “Made in Vietnam” sẽ chững lại (nhưng không giảm mạnh) vào đầu năm 2025. Tuy nhiên, VinaCapital lạc quan rằng sự phục hồi trong lĩnh vực bất động sản của Việt Nam và đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam gần đây đã nâng mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 từ 6,5% lên 7%, cho thấy quyết tâm của các nhà hoạch định chính sách trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam. Cũng theo chuyên gia VinaCapital, các chính trị gia thuộc cả hai phía của chính trường Mỹ đều muốn đưa các công đoạn sản xuất trở lại Mỹ, vốn đã thất bại sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Đảng Cộng hòa ủng hộ việc áp đặt thuế quan để giảm tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu (đặc biệt là từ Trung Quốc), trong khi Đảng Dân chủ có xu hướng ủng hộ cách tiếp cận “chính sách công nghiệp”, bao gồm trợ cấp phát triển các ngành công nghiệp trong nước, mặc dù gần đây Đảng Dân chủ bắt đầu ủng hộ các chính sách bảo hộ. "Đạo luật “CHIPS” của Tổng thống Biden năm 2022 là một sáng kiến chính sách công nghiệp lớn nhằm thúc đẩy sản xuất công nghệ tại Mỹ và đã khiến số tiền đầu tư vào xây dựng nhà máy mới tại Mỹ tăng gấp 4 lần. Tuy nhiên, chi phí sản xuất sản phẩm tại Mỹ rất cao và số lượng công nhân sản xuất có tay nghề cao tại Mỹ rất thấp, vì vậy việc đưa sản xuất trở lại Mỹ khó trở thành mối đe dọa nghiêm trọng với các loại sản phẩm sản xuất tại Việt Nam", vị chuyên gia nêu. "Ông Trump được cho là muốn tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ lên 60% và áp đặt thuế 10-20% đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, ông Trump và người đồng tranh cử JD Vance cũng cho rằng USD đang bị định giá quá cao, điều này là trở ngại cho việc “hồi hương” các công đoạn sản xuất. Việc áp đặt thuế quan sẽ làm tăng giá trị USD, vì vậy chính quyền Trump sẽ phải lựa chọn giữa việc áp đặt thuế và thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm giá trị USD", ông Michael Kokalari cho hay. Do đó, nếu ông Trump đắc cử, VinaCapital kỳ vọng tân Tổng thống Mỹ sẽ tập trung vào việc làm giảm giá trị USD thay vì tăng thuế quan đáng kể, mặc dù đã nhiều lần cam kết sẽ làm ngược lại. Việc tăng thuế sẽ làm tăng lạm phát tại Mỹ và USD yếu hơn cũng sẽ giúp Chính phủ Mỹ giải quyết nhiều vấn đề khác. Chuyên gia VinaCapital cũng khẳng định rằng USD yếu hơn sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia ngoài Mỹ, việc áp đặt thuế 10-20% đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác ngoài Trung Quốc sẽ không làm giảm tính cạnh tranh của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh và nếu Mỹ áp đặt thuế 60% đối với Trung Quốc, Việt Nam và Mexico sẽ lần nữa hưởng lợi lớn nhất về xuất khẩu, theo báo cáo của Standard Chartered và các tổ chức khác. VinaCapital lạc quan rằng sự phục hồi mới nhen nhóm trong thị trường bất động sản Việt Nam sẽ trở thành động lực tăng trưởng quan trọng vào năm tới bằng cách thúc đẩy cả hoạt động kinh tế và niềm tin/chi tiêu của người tiêu dùng. Cuối cùng, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ tiếp tục mạnh mẽ bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc đua Tổng thống Mỹ", VinaCapital nhấn mạnh.
e3e67bab96ffee0360dc77797dc3bc5d
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
10:00
044f058d53707e520ecab1c8b300635c
20240912
https://vietnamfinance.vn/dong-tien-chuyen-huong-sau-sot-gia-chung-cu-ha-noi-d115733.html
319dfbda579c4b53920911ee7030812b
Dòng tiền chuyển hướng sau 'sốt' giá chung cư Hà Nội
b9f5ca06ecc0892036ac0c7affc24f66
Thị trường chung cư Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới sau thời gian tăng “nóng”, dần lan sang phân khúc đất nền, nhà thổ cư. Dự báo, sau sóng chung cư Hà Nội, thị trường bất động sản các tỉnh lân cận sẽ được kích hoạt.
8ad8c681256bcb4c143d10aafbee7baf
Trong tất cả các phân khúc,chung cưlà từ khóa “hot” nhất trên thị trường bất động sản nửa đầu năm 2024, đặc biệt tại thị trường Hà Nội. Khan hiếm nguồn hàng và giá bán tăng vọt khiếnchung cư Hà Nộitiệm cận mặt bằng giá chung cư TP. HCM dù trước đó chưa đầy hai năm, khoảng cách này khá xa. Theo số liệu từ Batdongsan.com.vn, nếu lấy tháng 1/2023 làm cột mốc so sánh thì tại thời điểm này, giá bán chung cư TP. HCM có mức trung bình 47 triệu đồng/m2, giá chung cư Hà Nội trung bình khoảng 38 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, giá chung cư trung bình (theo tin đăng bán) ở cả Hà Nội và TP. HCM hiện tại đều tiệm cận mốc 50 triệu đồng/m2. Đáng chú ý, diễn biến tăng giá ở loại hình chung cư tại Hà Nội không phải là tình trạng cục bộ, mà diễn ra ở tất cả các phân khúc, khu vực và dự án. Còn theo khảo sát của Viện Kinh tế Xây dựng (Bộ Xây dựng) và Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, giá bán trung bình một số dự án tại TP. Hà Nội hiện dao động khoảng 50 - 70 triệu/m2. Giá căn hộ chung cư rao bán ghi nhận liên tục tăng trên cả thị trường sơ cấp (bán từ chủ đầu tư) và thứ cấp (người mua của chủ đầu tư sau đó bán lại). Đáng chú ý, khảo sát của một số tổ chức nghiên cứu trên thị trường cho thấy có những dự án chung cư đã đi vào sử dụng 5 - 10 năm, thậm chí nhà tập thể cao tầng cũ, cũng được đẩy giá khá cao. Tựu trung, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội nửa đầu năm 2024 tăng khoảng 38% so với năm 2019. Tình trạng sốt giá căn hộ diễn ra từ cuối năm 2023 đến tháng 4/2024, khi nhiều người gấp gáp mua chung cư vì tâm lý sợ bỏ lỡ (FOMO), sợ giá tiếp tục leo thang nên vừa đi xem nhà đã chốt cọc ngay. Cho đến thời điểm hiện tại, giá chung cư đã hạ nhiệt song vẫn còn neo cao. So với các phân khúc bất động sản, chung cư vẫn là loại hình có thanh khoản tốt nhất trong bối cảnh thị trường còn khó khăn hiện nay. Sự tăng giá của chung cư thời gian gần đây được chuyên gia ví von như “cơn giông mùa hè, tăng giá nhanh nhưng lướt qua nhanh”. Ông Trần Quang Trung, Giám đốc Phát triển kinh doanhOneHousing, nhìn nhận sau “cơn giông”, thị trường chung cư Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới. “Một số chủ đầu tư ra hàng và bán rất nhanh. Khi cả sản phẩm bán mới và chuyển nhượng đều tăng giá, nguồn cung thấp hơn lượng tiêu thụ, đó là lúc thị trường đã chấp nhận mặt bằng giá mới”, ông Trung nói và cho biết thời gian tới, giá chung cư có thể sẽ đi ngang trước khi bước vào chu kỳ tăng giá mới, bởi nguồn cung trong 1-2 năm tới còn thấp hơn so với nhu cầu của thị trường. Theo OneHousing, nguồn cung thị trường Hà Nội năm 2024 dự kiến đạt 22.000 căn, cao hơn thời kỳ 2020-2023 và bằng khoảng 69% năm 2019 - thời kỳ trước Covid-19. Trong đó, phân khúc cao cấp với khoảng giá từ 50 - 80 triệu đồng/m2, (chưa bao gồm 10% thuế VAT và 2% phí bảo trì) sẽ tiếp tục gia tăng thị phần và chiếm đa số khoảng 70% trong những tháng cuối năm 2024 và chiếm khoảng 68% trong năm 2025. Đặc biệt, năm 2025, thị trường sẽ xuất hiện thêm nhiều dự án phân khúc hạng sang giá từ 80 - 230 triệu đồng/m2 tại khu Tây và khu Bắc, trong khi phân khúc trung cấp 30-50 triệu đồng/m2 dự báo chỉ chiếm khoảng 5% nguồn cung toàn thị trường Hà Nội. CEO SGO Homes, ông Lê Đình Chung cũng dự báo giá chung cư sẽ có chiều hướng tăng. Các dự án mở bán mới gần đây đều ghi nhận tăng 5% - 10% so với giai đoạn trước và đầu năm. Dù mức tăng không nhiều nhưng ông tin rằng xu hướng sẽ tăng trong năm nay và cả năm sau, bởi lẽ bản chất trong ngắn hạn, nguồn cung Hà Nội không có gì thay đổi. Vị CEO cũng cho biết giá chung cư Hà Nội hiện tại dao động 50 - 100 triệu đồng/m2, mức giá dưới 30 triệu đồng/m2 không còn tồn tại. Trong khi đó, giá chung cư nội đô bắt đầu tiệm cận đến mức hơn 100 - 150 triệu đồng/m2. Cùng nhận định, Tổng giám đốc EZ Property Phạm Đức Toản đánh giá sau 3 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh, thị trường chung cư Hà Nội đang đi ngang, kéo theo đó giao dịch thứ cấp có xu hướng chậm lại, trong khi giỏ hàng mới thời điểm này duy trì thanh khoản tốt với quỹ căn diện tích nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn người mua có tâm lý dè dặt và chờ đợi vì mặt bằng giá cao. CEO EZ Property dự báo từ nay đến cuối năm, chung cư tiếp tục là phân khúc dẫn đầu về thanh khoản so với đất nền, nhà phố hay bất động sản nghỉ dưỡng. Bởi chênh lệch cung - cầu của loại hình này vẫn rất lớn. Do đó, dù hạ nhiệt quan tâm, giá bán căn hộ, nhất là dự án mới khó giảm thời gian tới. “Kích hoạt” thị trường bất động sản lân cận CEO Đất Xanh Miền Bắc, ông Vũ Cương Quyết thừa nhận sau khichung cư tăng giátrong vòng 6 tháng trên 10% - một mức tăng giá khá tốt - đã kéo theo sự tăng giá ở phân khúc đất nền, nhà thổ cư. Thời gian đầu năm, đất nền ven đô và các tỉnh thành quanh TP. Hà Nội được cải thiện rõ ràng về thanh khoản. Giá đất nền mặc dù tăng khá tốt nhưng thực chất cũng chỉ thoát đáy sau thời kỳ lao dốc trước đó, còn so với giá cách đây 1 năm thì vẫn chưa bắt kịp, chỉ mới đạt khoảng 70% - 80%. Trong khi đó, CEO SGO Homes nhìn nhận sau con sóng chung cư Hà Nội, nhu cầu đầu tư phân khúc này sẽ không tăng mạnh trong thời gian tới. Theo quan sát của ông, hiện nay, các khách hàng có trong tay 5-10 tỷ đồng gần như không còn cơ hội để đầu tư tại thị trường Hà Nội. Thay vào đó, nhà đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển dòng tiền vào các tỉnh ven đô Hà Nội như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương… với vùng giá dưới 10 tỷ đồng, phần lớn mua để ở chứ không phải để đầu tư, kinh doanh. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch BHS Group, cũng cho rằng sau sự “sốt nóng” của bất động sản Hà Nội, thị trường sẽ lan sang các tỉnh khác. Đó có thể là các sản phẩm đất đấu giá hoặc các sản phẩm nằm ở trung tâm các tỉnh. Ông Tuyển chỉ điểm tại miền Bắc có các tỉnh như Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh… đang phát triển mạnh về công nghiệp, việc làm sẽ nhiều hơn. Trong đó, Thái Bình cũng là một vùng đất tiềm năng khi trước đây chưa được nhắc đến trong các cơn sốt giá so với các tỉnh lân cận, vì thế mặt bằng giá sẽ tốt. “Mỗi tỉnh có một đặc thù riêng nhưng thị trường bất động sản ở các tỉnh này đều có điểm chung là sau thời gian hơn 2 năm không có thanh khoản, giá bất động sản ở những vị trí trung tâm hiện không thể rẻ hơn được nữa. Đây cũng sẽ là khu vực tiềm năng cho các nhà đầu tư địa phương lẫn nhà đầu tư Hà Nội trong tương lai”, ông Tuyển nhận định.
17e9cf72a9ea3ae281267351ea5019a7
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
09:00
d8cdf71171862eb00e39c6d33a5e694a
20240912
https://vietnamfinance.vn/chuyen-gia-nha-dau-tu-nen-phong-thu-trong-thang-9-d115942.html
05842e45465f972fad273d951db24179
Chuyên gia: 'Nhà đầu tư nên phòng thủ trong tháng 9'
4c692d7352d1264355a33ec731d305ef
"Với những nhà đầu tư thận trọng, giai đoạn này nên ưu tiên yếu tố phòng thủ nhiều hơn", PGS. TS Võ Đình Trí cho hay.
cc96de6f164bdbc76afaab2ced35d139
Tại Talk show Phố Tài Chính (The Finance Street Talk Show), ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC), cho biết thông thường, VN-Index có diễn biến đi ngang trong tháng 9. Theo ông Long, nhiều nhà đầu tư Việt Nam quan tâm tới các thông tin trên thị trường nước ngoài, đặc biệt là diễn biến về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) với kỳ vọng cơ quan này sẽ cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, cùng với đó là các chỉ tiêu kinh tế quan trọng về thị trường lao động, lạm phát. “Nền kinh tế Mỹ vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối tốt so với kỳ vọng của các nhà kinh tế học cũng như thị trường chứng khoán. GDP của Mỹ vẫn đang được kỳ vọng tăng trưởng ở mức khoảng 3%, điều này cho thấy động lực của họ trong việc cắt giảm lãi suất là hoàn toàn có. Tuy nhiên, FED cũng sẽ cân nhắc việc mức độ giảm bao nhiêu và giảm tốc độ như thế nào để phù hợp với cả tình hình kinh tế hiện tại”, ông Long cho hay. Ông rần Thăng Long (bên phải) và PGS. TS Võ Đình Trí tại chương trình. PGS. TS Võ Đình Trí, Giảng viên Trường IPAG Business School Paris, Pháp nêu quan điểm: “Câu chuyện về bức tranh thị trường lao động của Mỹ rất lạ, nhiều gam màu không rõ ràng, vừa có yếu tố tốt đan xen những yếu tố không tốt. Tôi nghĩ rằng FED vẫn thăm dò trong đợt tháng 9 này và sau đó có thể có quyết định tiếp theo ở tháng 12”. PGS. TS Võ Đình Trí cũng nhấn mạnh thị trường chứng khoán thế giới được phân thành 2 nhóm cơ bản: lạc quan và dè chừng. Trong đó, nhóm dè chừng lo ngại nền kinh tế, đặc biệt thị trường chứng khoán của Mỹ quá nóng và quá tập trung vào trong một số nhóm doanh nghiệp có vốn hóa lớn, thậm chí khả năng kinh tế Mỹ hạ cánh cứng. Trong khi đó, nhóm lạc quan nhìn nhận sự phát triển mạnh mẽ về nội tại của nền kinh tế Mỹ. Đánh giá thêm về thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Trần Thăng Long nhận định 7 tháng vừa qua, thị trường gần như đi ngang và tích lũy trong biên độ 100 điểm kéo dài. Về nguyên nhân, ông Long chỉ ra nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng với một khối lượng lớn chưa từng có, xấp xỉ 2,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán của các quốc gia phát triển như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều cho thấy mức độ tăng trưởng nhanh cũng đã tạo ra xu hướng chuyển dịch của dòng tiền. Còn theo PGS. TS Võ Đình Trí, tại mốc 1.300 điểm, nhà đầu tư có phần lạc quan nhưng cũng còn những yếu tố lo ngại. Đặc biệt do cơ cấu lại danh mục, các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng liên tục. Tuy nhiên, theo ông Trí, việc VN-Index chưa tăng được nhiều cũng sẽ là một yếu tố mang lại kỳ vọng cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. Đưa ra lời khuyên, đại diện BSC cho rằng, trong những giai đoạn chuyển giao, thông thường về nguyên tắc, nhà đầu tư cũng không nên quá vội vã, nên duy trì một tâm thế cẩn trọng và bình tĩnh và theo dõi thị trường. Bên cạnh đó, theo dõi những diễn biến liên quan đến vĩ mô nếu vẫn vẫn theo hướng tích cực, Việt Nam có sẽ có nhiều cơ hội để tiếp tục tích lũy cổ phiếu. BSC dự báo, một số nhóm đang có mức tăng trưởng khá tốt về kết quả kinh doanh như ngành công nghệ thông tin, ngân hàng, bán lẻ, những ngành liên quan đến xuất nhập khẩu và đặc biệt là thủy sản, dệt may hay là những ngành hỗ trợ cho nhóm xuất nhập khẩu, như logistics, cảng biển hay khu công nghiệp. Nói triển vọng thị trường tháng 9, quan điểm của ông Trí cho rằng nhà đầu tư nên chờ đợi. "Tôi nghĩ rằng với những nhà đầu tư thận trọng, giai đoạn này nên ưu tiên yếu tố phòng thủ nhiều hơn, chờ các tín hiệu rõ ràng hơn sau cuộc họp của FED sắp tới trong tháng 9. Còn đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp, khi thị trường có những biến động lớn thường thì đó lại là những cơ hội rất lớn cho họ. Về nhóm ngành, những lĩnh vực mà tôi nghĩ vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng đó chính là ngân hàng, tài chính, chứng khoán và nhóm bán lẻ", ông Trí nói.
a08f893ade3f46f4453f38936adb9a58
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
14:39
d462e994028e80f443590f3fef18a011
20240912
https://vietnamfinance.vn/garena-ong-lon-game-viet-thu-tien-hang-nghin-ty-moi-nam-d115953.html
acdfab4d0c6a11af3e24bbfb90f87086
GARENA: ‘Ông lớn’ game Việt, thu tiền hàng nghìn tỷ mỗi năm
31f38e1e12747a50c8ed1e62462f0ee0
Cùng với các “ông lớn” khác như VNG, VTCGame hay SohaGame, Garena được xem là một trong những nhà phát hành game lớn tại Việt Nam. Nhờ việc thu tiền thông qua bán các vật phẩm game giúp doanh thu của công ty ghi nhận hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, tuy nhiên lãi sau thuế lại khá “mỏng”.
e446f575064d4049f1470955e127a596
Trong vài năm trở lại đây, Công ty cổ phần Giải trí và thể thao điện tử Việt Nam (Garena) được coi là một trong những nhà phát hành game lớn tại Việt Nam, chỉ đứng sau VNG, VTCGame, Funtap hay SohaGame. Thậm chí, không sai khi nói Garena được cho là đã “soán ngôi” nhiều nhà phát hành game gạo cội để giữ vị trí top đầu trong ngành game Việt Nam. Một số tựa game cho Garena phát hành thu hút lượng lớn người dùng có thể kể đến như Liên minh huyền thoại, FiFa online 3, Free Fire, Liên quân mobile… Đáng chú ý nhất là tựa game Free Fire, game bắn súng thể loại đấu trường sinh tồn do Garena phát triển được công nhận là game di động nhiều lượt tải nhất trên thế giới năm 2019 và 2020, theo App Annie. Bên cạnh đó, Garena cũng là đơn vị tổ chức các giải đấu thể thao điện tử lớn nhất trên thế giới. Theo dữ liệu về doanh nghiệp, Garena Việt Nam được thành lập từ tháng 6/2009 với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần Garena Việt Nam (Garena Vietnam) nhưng hiện tại đã đổi tên thành Công ty cổ phần giải trí và Thể thao điện tử Việt Nam. Danh sách cổ đông sáng lập của Garena gồm: Lê Quang Trà; Mai Thanh Bình và Mai Thị Hoà. Tuy nhiên, cả ba cổ đông này đều đã chuyển nhượng. Hiện cơ cấu sở hữu Garena gồm: ông Mai Minh Huy sở hữu 69,5%, Cổ đông nước ngoài sở hữu 30% và ông Lê Minh Trí sở hữu 0,5%. Vốn điều lệ hiện tại của Garena đang ở mức 9 tỷ đồng. Người đại diện pháp luật với chức danh Tổng Giám đốc đang là ông Vũ Chí Công. Garena có ba công ty con là Công ty TNHH Dịch vụ phần mềm Hoà Thái; Công ty TNHH dịch vụ phần mềm Thiên Bình và Công ty TNHH dịch vụ phần mềm bình minh. Với lượng người chơi lên tới hàng chục triệu người và liên tục gia tăng giúp doanh thu của doanh nghiệp này lên tới con số hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Trong những năm gần đây, doanh thu của Garena Việt Nam liên tục tăng trưởng mạnh lên tới hàng trăm, thậm chí nghìn tỷ đồng. Đặc biệt, trong những năm diễn ra đại dịch Covid-19, trong khi rất nhiều ngành kinh tế bị thiệt hại nặng nề do chính sách giãn cách xã hội nhằm chống dịch của Chính phủ thì ngành công nghiệp game lại chứng kiến sự bùng nổ chưa từng có, trong đó có Garena. Bởi lẽ Garena vận hành chủ yếu trên môi trường điện tử (online), doanh thu đến phần lớn từ bán thẻ game, vật phẩm trong game nên trong thời gian dịch bệnh, việc giãn cách xã hội vô hình chung đã thúc đẩy nhiều khách hàng có thêm thời gian để chơi game và tiêu tiền vào nạp thẻ để mua vật phẩm. Theo số liệu của Công ty Nghiên cứu thị trường Newzoo, Đông Nam Á là khu vực có tốc độ tăng trưởnggame di độngcao nhất nhì thế giới, bình quân khoảng 7,4%/năm trong giai đoạn 2022-2025. Doanh thu ngành game có bước nhảy vọt từ 2,4 tỷ USD năm 2019 lên hơn 5,3 tỷ USD năm 2023. Ngành công nghiệp game Việt Nam có những bước tiến vượt bậc, với 54,6 triệu người chơi game, doanh thu năm 2023 là 507 triệu USD. Theo dữ liệu của VietnamFinance, trong lịch sử kinh doanh của Garena, doanh nghiệp này có doanh thu hàng năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng nhưng lợi nhuận lại trái ngược. Đơn cử, năm 2014 là thời điểm đánh dấu doanh thu thuần của Garena đặt trên 1.236 tỷ đồng nhưng doanh nghiệp lại báo lỗ 16 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2020 – 2022, doanh thu của Garena tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ và trững lại vào năm 2023. Cụ thể, năm 2020, doanh thu của Garena ghi nhận hơn 5.296 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 143 tỷ đồng. Sang năm 2021, doanh thu tăng lên 6.062 tỷ đồng (tăng 14,4% so với năm trước đó), công ty báo lãi sau thuế hơn 102 tỷ đồng. Sang năm 2022, doanh thu tiếp tục đà tăng trưởng và đạt hơn 6.908 tỷ đồng, lãi sau thuế của công ty đạt hơn 114 tỷ đồng. Tuy nhiên, bước sang năm 2023, doanh thu của Garena bất ngờ giảm hơn 1.500 tỷ đồng xuống còn 5.361 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu giảm nhưng công ty lại báo lãi sau thuế hơn 215 tỷ đồng, tăng gấp gần 1,9 lần so với năm trước đó.
a59d51dd2852f5c023168ab75a673a70
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
14:15
7f1d95820663e3167ca8b4f1eb2f3ac0
20240912
https://vietnamfinance.vn/volkswagen-chinh-thuc-xuong-tay-huy-loat-cam-ket-viec-lam-keo-dai-hang-thap-ky-d115949.html
cbec6f0b14d4a9a76319654354d196f6
Volkswagen chính thức ‘xuống tay’, phá bỏ loạt cam kết tồn tại hàng thập kỷ
2708db2f3e05bed60b052903c0645cea
Volkswagen ngày 10/9 cho biết họ sẽ hủy bỏ một loạt các thỏa thuận lao động bao gồm cả việc đảm bảo việc làm cho đến năm 2029 tại 6 nhà máy ở Đức, làm dấy lên viễn cảnh sa thải từ năm sau.
19ec68654b404c3f21025da9e5ecd654
Nhà sản xuất ô tô hàng đầu châu Âu đang hủy bỏ chế độ đảm bảo việc làm đã tồn tại trong nhiều thập kỷ như một phần của chiến dịch cắt giảm chi phí gây ra xung đột với người lao động khi Volkswagen đang phải vật lộn để cạnh tranh với các đối thủ châu Á. “Công ty buộc phải làm như vậy vì những thách thức kinh tế hiện tại”, Volkswagen cho biết trong một tuyên bố. Theo đó, Volkswagen sẽ chấm dứt thỏa thuận bảo vệ việc làm, vốn có hiệu lực với lực lượng lao động tại Đức kể từ năm 1994, cũng như thỏa thuận lương cho những nhân viên giữ chức vụ chuyên gia hoặc lãnh đạo. Công ty cũng cho biết sẽ hủy bỏ các hợp đồng lao động tạm thời và những hợp đồng quy định rằng công ty phải tuyển dụng những người học việc đã hoàn thành khóa đào tạo. Thông báo của Volkswagen nêu rõ chế độ bảo đảm việc làm cho nhân viên vẫn được duy trì cho đến ngày 30/6/2025, đồng thời cho biết thêm rằng hãng sẽ bắt đầu đàm phán với đại diện của người lao động. Trong tuyên bố đưa ra ngày 10/9, Chủ tịch Hội đồng Công nhân Daniela Cavallo nhắc lại lời cảnh báo trước đó rằng sẽ có sự phản đối đối với kế hoạch của Volkswagen. "Công ty thực sự đã có những động thái như chúng tôi đã lường trước. Và tôi xin nhắc lại rằng chúng tôi sẽ phản kháng dữ dội trước 'cuộc tấn công' lịch sử này vào công việc của chúng tôi. Với chúng tôi, sẽ không có chuyện sa thải”, bà nhấn mạnh thêm. Cùng ngày, ông Thorsten Gröger, nhà đàm phán chính tại tổ chức công đoàn lớn nhất của Đức IG Metall, sẽ có những phản đối đối với việc chấm dứt thỏa thuận bảo vệ việc làm và đặc biệt là khả năng đóng cửa các nhà máy của Volkswagen. “Bảo đảm việc làm không chỉ cần thiết trong thời kỳ tốt đẹp, mà đặc biệt là trong thách thức hiện tại, nó phải là một túi khí cho người lao động. Bây giờ, khi đường trơn trượt và ngày càng có nhiều chướng ngại vật trên đường, VW sẽ loại bỏ túi khí này. Chúng tôi sẽ không im lặng chấp nhận điều này và sẽ hành động”, ông Thorsten nêu rõ. Công đoàn IG Metall trước đó đã nói rằng họ có thể cân nhắc chuyển sang chế độ làm việc bốn ngày một tuần như một giải pháp thay thế cho việc đóng cửa, giống như chiến dịch cắt giảm chi phí trước đó vào những năm 1990. Động thái của Volkswagen diễn ra sau lời đe dọa rằng hãng này có thể đóng cửa các nhà máy tại Đức lần đầu tiên trong lịch sử 87 năm của mình, gây chấn động khắp ngành ô tô toàn cầu và khiến chính phủ cấp cao của Đức lo ngại. Lời đe doạ của của Volkswagen được đưa ra trong bối cảnh các hãng xe lớn của châu Âu đang phải đối mặt với vô vàn thách thức trên con đường tiến tới điện khí hóa hoàn toàn. Giám đốc Lao động của công ty, ông Gunnar Kilian cho biết trong một tuyên bố: "Chúng tôi phải giúp Volkswagen AG giảm chi phí tại Đức xuống mức cạnh tranh để có thể đầu tư vào các công nghệ và sản phẩm mới bằng chính nguồn lực của mình". Trong nỗ lực chống lại sự bất ổn xung quanh các thỏa thuận lao động, ông Kilian cho biết Volkswagen đã đề nghị đẩy nhanh đàm phán tiền lương. Các cuộc đàm phán như vậy dự kiến bắt đầu vào giữa đến cuối tháng 10, nhưng hội đồng công nhân đã kêu gọi các cuộc đàm phán bắt đầu vào tháng này.
8ad16d7ac445449ee3d7bd472f2ec2e3
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
10:30
9060da63f57e419732b39ade83a52119
20240912
https://vietnamfinance.vn/bau-cu-my-ba-harris-phan-doi-chinh-sach-ap-thue-20-voi-tat-ca-hang-nhap-khau-cua-ong-trump-d115976.html
a0de3cefda9bbe766c1f391548106cb4
Ông Trump khiêu khích, bà Harris chiếm thế thượng phong
a8ec1b0087b11cd822c5a9ed4dba7059
Bà Kamala Harris đã khiêu khích ông Donald Trump trong gần như toàn bộ thời gian 1 giờ 45 phút của cuộc tranh luận đầu tiên và có thể là duy nhất của họ.
239c4c0637e90bbdc253f79494faf061
Tối 10/9, hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là bà Kamala Harris và ông Donald Trump đã có cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Philadelphia kéo dài 90 phút, được kênh ABC News tổ chức và phát sóng trực tiếp. Đây được coi là một cuộc đối đầu có tính quyết định có thể định hình phần còn lại của chiến dịch khi chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là đến ngày bầu cử. Trong cuộc tranh luận kéo dài 90 phút, ông Trump và bà Harris đã có những xung đột về vấn đề phá thai, nhập cư, kinh tế, chính sách đối ngoại và nhiều vấn đề khác. Ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris đã đẩy đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump vào thế phòng thủ trong cuộc tranh luận tổng thống gay gắt với hàng loạt đòn tấn công vào năng lực đảm nhiệm chức vụ của ông, việc ông ủng hộ các hạn chế phá thai và vô số rắc rối pháp lý của ông. Cựu công tố viên Harris, 59 tuổi, đã chiếm thế thượng phong trong cuộc tranh luận ngay từ đầu, liên tục gây khó chịu cho đối thủ và khiến ông Trump, 78 tuổi, tức giận và đưa ra một loạt lời đáp trả thiếu chính xác. Bà Harris chỉ trích ông Trump về những vấn đề mà ông để lại cho Mỹ và chính quyền Tổng thống Biden phải giải quyết khi ông rời Nhà Trắng vào tháng 1/2021. “Ông Donald Trump đã để lại cho chúng ta tình trạng thất nghiệp tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái. Ông ấy đã để lại cho chúng ta dịch bệnh sức khỏe cộng đồng tồi tệ nhất trong một thế kỷ. Và những gì chúng tôi đã làm là dọn dẹp mớ hỗn độn do ông Trump gây ra”, bà Harris nói. Bên cạnh đó, bà Harris cũng khéo léo tránh đi câu hỏi về việc nền kinh tế Mỹ có "khoẻ" hơn so với 4 năm trước hay không bằng cách quảng bá những đề xuất kinh tế của mình, bao gồm việc tăng khoản tín dụng thuế dành cho trẻ em lên 6.000 USD và cung cấp các khoản khấu trừ thuế cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ. Và khi được MC hỏi về việc liệu ông Trump có đang cố gắng đe dọa và ngăn cản việc bỏ phiếu hay không, bà Harris đáp lại bằng cách nói rằng "ông Donald Trump đã bị 81 triệu người sa thải", ám chỉ về lần thất bại của cựu Tổng thống vào năm 2020. Không chỉ vậy, Phó Tổng thống Mỹ còn đề cập tới việc đối thủ của mình đang vướng vào những vụ kiện pháp lý phức tạp, “Thật là tuyệt vời khi những tuyên bố này đến từ một người đã bị truy tố vì tội an ninh quốc gia, tội kinh tế, can thiệp bầu cử, bị phát hiện có tội tấn công tình dục và lần ra tòa tiếp theo của ông ta là vào tháng 11 khi ông ta bị tuyên án hình sự”, bà Harris nói. Trong tuyên bố đầu tiên của mình, bà Harris đã nhắm vào chính sách thuế quan của ông Trump và lời tuyên bố sẽ áp thuế toàn bộ từ 10% đến 20% đối với tất cả hàng nhập khẩu. Bà cho biết: “Đối thủ của tôi có một kế hoạch mà tôi gọi là ‘Thuế bán hàng của Trump’, tức là đánh thuế 20% vào các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày mà bạn cần để trang trải chi phí trong tháng”, đồng thời nói thêm rằng chính sách này sẽ ảnh hưởng đến các gia đình trung lưu. Trong khi đó, ông Trump bảo vệ đề xuất áp thuế quan của mình, bao gồm mức thuế bổ sung từ 60% đến 100% đối với Trung Quốc, động thái sẽ gia tăng cuộc chiến thương mại mà ông đã phát động trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Cựu tổng thống cho biết: “Cuối cùng, sau 75 năm, các quốc gia khác sẽ phải trả lại cho chúng ta tất cả những gì chúng ta đã làm cho thế giới và mức thuế quan sẽ rất đáng kể”, đồng thời nói thêm rằng chính quyền của ông đã thu được “hàng tỷ USD” từ Trung Quốc. Ông Trump cũng chỉ ra rằng chính quyền Biden-Harris vẫn duy trì hầu hết các mức thuế quan đối với Trung Quốc. Ngoài việc duy trì hầu hết các mức thuế của ông Trump, vào tháng 5, chính quyền TT Biden đã tăng thuế đối với 18 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, bao gồm chất bán dẫn và xe điện. Về vấn đề nhập cư, ông Trump, như mọi khi, nói rằng những người nhập cư không có giấy tờ đang lấy mất việc làm của người Mỹ da đen và người Mỹ gốc Tây Ban Nha, và cho biết những người nhập cư phạm tội đang "chiếm đóng thị trấn, chiếm đóng các tòa nhà". Không chỉ vậy, ông Trump đã nhắc lại tuyên bố về việc người nhập cư ăn thịt vật nuôi đang lan truyền trong giới truyền thông bảo thủ những ngày gần đây và không hề có cơ sở thực tế. "Nhiều thị trấn không muốn nói về điều đó vì họ quá xấu hổ về nó. Ở Springfield, họ đang ăn thịt chó, những người đã đến. Họ đang ăn thịt mèo. Họ đang ăn thịt thú cưng của những người sống ở đó", ông Trump nói. Bình luận này ám chỉ đến Springfield, Ohio, nơi đã trở thành chủ đề của các báo cáo về chủ đề này. Tuy nhiên, người phát ngôn của thành phố đã nói với CBS News vào đầu tuần này rằng "không có báo cáo đáng tin cậy hoặc tuyên bố cụ thể nào" về việc vật nuôi bị người di cư làm hại. Trong khi đó, khi được hỏi về quyết định của chính quyền TT Biden áp đặt các hạn chế tị nạn mới nghiêm ngặt, khiến số lượng người vượt biên giảm và bà Harris sẽ làm gì khác đi, Phó Tổng thống bảo vệ thành tích truy tố các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia của mình trước khi chỉ ra một dự luật an ninh biên giới lưỡng đảng sẽ tăng thêm nhiều đặc vụ và nguồn lực hơn ở biên giới. Các ứng viên cũng tranh luận về quyền sinh sản, một vấn đề đã quen thuộc trong các bầu cử gần đây kể từ khi Tòa án Tối cao hủy bỏ quyền phá thai theo hiến pháp vào năm 2022. Ông Trump đã giải thích lập trường của mình về lệnh hạn chế phá thai ở Florida, sau khi liên tục thay đổi quan điểm về lệnh hạn chế phá thai sáu tuần trong những tuần gần đây, đổ lỗi cho đảng Dân chủ về lập trường "cực đoan" của họ về vấn đề này, tuyên bố rằng họ ủng hộ việc phá thai đến tháng thứ chín của thai kỳ. Bà Harris đổ lỗi cho ông Trump về các lệnh hạn chế phá thai hiện đang áp dụng ở hàng chục tiểu bang, đồng thời bác bỏ tuyên bố của ông về việc phá thai ở giai đoạn muộn. Vài phút sau cuộc tranh luận, ông Trump tuyên bố trên nền tảng Truth Social rằng “mọi người nói ông đã thắng “LỚN”. Trong bài đăng tiếp theo, ông Trump đã chỉ trích những người điều hành cuộc thảo luận. “Tôi nghĩ đó là cuộc tranh luận hay nhất của tôi TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY, đặc biệt là vì đó là BA ĐẤU MỘT!” ông viết. Chỉ vài phút sau khi hai ứng cử viên rời khỏi sân khấu tranh luận, chiến dịch tranh cử của bà Harris đã gửi lời thách thức ông Trump trong cuộc tranh luận thứ hai. “Dưới ánh đèn rực rỡ, người dân Mỹ đã được chứng kiến ​​sự lựa chọn mà họ sẽ phải đối mặt vào mùa thu năm nay tại hòm phiếu: giữa việc tiến lên cùng Kamala Harris, hay lùi bước cùng Trump,” Chủ tịch Chiến dịch Jen O’Malley Dillon cho biết trong một tuyên bố. “Đó là những gì họ thấy tối nay và những gì họ nên thấy ở cuộc tranh luận thứ hai vào tháng 10. Phó Tổng thống Harris đã sẵn sàng cho cuộc tranh luận thứ hai. Còn Donald Trump thì sao?”, ông Dillon bày tỏ. Còn bà Harris đã tập hợp những người ủng hộ tại một bữa tiệc theo dõi sau cuộc tranh luận của bà với ông Trump, nói rằng đó là một “ngày tốt lành”. “Hôm nay là một ngày tốt lành. Chúng ta phải làm việc vào ngày mai. Chúng ta còn 56 ngày nữa, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Và tôi chỉ muốn nói rằng tôi nghĩ tất cả chúng ta đều biết rằng đêm nay là đêm làm nổi bật điều gì đó mà tất cả các bạn đã làm việc rất chăm chỉ”, bà Harris nói với khán giả. Ứng cử viên của đảng Dân chủ đã cảm ơn khán phòng vì sự ủng hộ và nỗ lực vận động tại chiến trường quan trọng Pennsylvania, đồng thời nhấn mạnh tính quyết liệt của cuộc đua trên toàn quốc. Bà Kamala Harris bước xuống sân khấu theo giai điệu bài hát “The Man” của nữ ca sĩ Taylor Swift, người đã lên tiếng ủng hộ bà ngay sau khi cuộc tranh luận kết thúc.
c2d0da40edf01288d4dc7fdc041f5c3e
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
18:31
3dec909cc7e58631be682b040ac0f931
20240912
https://vietnamfinance.vn/quang-ninh-cap-180-ty-dong-de-khac-phuc-hau-qua-bao-so-3-d115938.html
7daba8e467ad57fe367827ab45fd2214
Quảng Ninh cấp 180 tỷ đồng để khắc phục hậu quả bão số 3
37ff2d10332c0b6b92e65a77ec64ea7f
tieu-diem
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Ngày 10/9, tỉnh Quảng Ninh đã quyết định cấp 180 tỷ đồng - đợt 1 để các địa phương khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3.
4d5e97dead681e8d001048fd9a779b4b
Ngày 10/9, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 2551/QĐ-UBND quyết định về việc cấp bổ sung mục tiêu cho các địa phương kinh phí hỗ trợ (đợt 1) khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 và mưa, lũ sau bão trên địa bàn tỉnh với số tiền là 180 tỷ đồng. Đây là kinh phí bổ sung để các địa phương sử dụng cùng nguồn ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác kịp thời khắc phục hậu quả mưa lũ. Trước đó, vào ngày 9/9, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3, UBND tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương theo dõi chặt chẽ và thông tin kịp thời về diễn biến của mưa lũ, ảnh hưởng của mưa lũ, sạt lở để thông báo đến nhân dân biết, phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp chủ động phòng tránh; rà soát, đánh giá, nắm chắc tình hình, địa hình, những vị trí xung yếu, những nơi có tiềm ẩn rủi ro cao để có biện pháp xử lý, di dời người dân đến nơi ở an toàn. Quảng Ninh chỉ đạo các cơ quan khẩn trương rà soát, thống kê các thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ gây ra; phân loại các đối tượng bị ảnh hưởng để tổng hợp báo cáo trước mắt thống kê ngay số người bị mất nhà ở; số người phải tạm cư nhiều ngày tới; số người diện cứu trợ khẩn cấp (lương thực, nước uống, thuốc men, quần áo...) chủ động thực hiện các biện pháp hỗ trợ theo thẩm quyền và quy định, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời để người dân được đảm bảo có môi trường sống an toàn, hợp vệ sinh trước mắt và lâu dài.
e0cf0cf0807c80dc3ae0dc676bfd87bf
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
06:30
f3898cd24888a0f866852d9da4be8c1f
20240912
https://vietnamfinance.vn/thiet-hai-ty-do-vi-sieu-bao-yagi-d115967.html
b76de6036e9c1ae4e844049ac9c639ac
Thiệt hại tỷ đô vì siêu bão Yagi
175048f41241c68fcaaa042369ecaa0a
tieu-diem
Siêu bão Yagi quét qua Trung Quốc và Việt Nam đã để lại hậu quả nặng nề cho cả hai quốc gia. Hiện nay, những nỗ lực khắc phục đang được chính quyền và người dân tích cực triển khai để có thể ổn định đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh.
5bfcac1b83981649648b08d0354bf241
Nhà chức trách tỉnh Hải Nam, Trung Quốc hôm 7/9 đã có cuộc họp báo thống kê thiệt hại do siêu bão Yagi gây ra. Theo đó, siêu bão này đã khiến 4 người thiệt mạng và 95 người khác bị thương. Hơn 526.000 người trên khắp Hải Nam đã bị ảnh hưởng bởi cơn bão. Hai thành phố trực tiếp bão đổ bộ là Hải Khẩu và Văn Xương, ước tính thiệt hại lên đến 60 tỷ NDT (gần 8,5 tỷ USD). Ngược dòng lịch sử, năm 2005 nước Mỹ đã phải hứng chịu siêu bão Katrina, một cơn bão có sức gió giật lên tới 205km/h. Theo ước tính được công bố sau đó, cơn bão khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.800 người và gây tổng thiệt hại kinh tế ước tính lên tới hơn 150 tỷ USD và các công ty bảo hiểm đã chi trả khoảng 40 tỷ USD cho những thiệt hại này. Tại Đông Nam Á, một trong những cơn bão tồi tệ nhất ở châu Á là cơn bão Haiyan năm 2013, đã tàn phá nhiều khu vực ở Đông Nam Á và được ghi nhận là một trong những cơn bão lớn nhất đổ bộ vào Philippines. Theo tính toán, siêu bão này gây ra thiệt hại ước tính 5,8 tỷ USD , khiến khoảng 6.340 người tử vong. Hiện vẫn chưa thể thống kê được những thiệt hại do bão Yagi gây ra cho Việt Nam, nhưng theo tính toán sơ bộ thì chắc chắn sẽ lên tới hàng tỷ USD. Không chỉ gây hại trực tiếp khi tấn công các tỉnh thành miền Bắc, đặc biệt là Quảng Ninh và Hải Phòng, bão Yagi còn gây mưa to và từ đó gây tình trạng ngập lụt nghiêm trọng kéo dài cho miền Bắc nhiều ngày sau đó. Ghi nhận của cơ quan chức năng Quảng Ninh cho thấy hồi 13 giờ ngày 07/9, bão số 3 ở trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng cường độ cấp 12, giật cấp 16, nhưng khi đổ bộ vào Bãi Cháy, bão có cường độ cấp 14, giật trên cấp 17. Chỉ tính riêng tại Quảng Ninh, theo thông tin được công bố tại cuộc họp báo chiều ngày 10/9, mặc dù đã có sự chuẩn bị kỹ càng, nghiêm túc để chống bão, song bão Yagi đã làm 20.245 nhà bị tốc mái; 21 phương tiện vận tải thủy, 23 tàu du lịch, 41 tàu cá các loại bị chìm, trôi dạt; trên 2.402 cơ sở nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 1.273ha lúa, màu bị đổ, ngập úng, ảnh hưởng; 17.223 ha rừng trồng bị ảnh hưởng tại 08 địa phương; 1.403 cột điện bị gẫy đổ, khoảng 70% cây xanh đô thị bị gẫy đổ (tập trung tại các đô thị lớn như Hạ Long, Cẩm Phả, Quảng Yên), 02 trạm điện, 03 trạm viễn thông và nhiều cột thu phát sóng bị hư hỏng. Nhiều nhà cao tầng, trụ sở cơ quan, trường học bị hư hỏng (cơ bản bị tốc mái tôn, vỡ kính); số lượng lớn pano biển quảng cáo, cột quảng cáo… bị gãy đổ. Hạ tầng cơ sở các khu công nghiệp ven biển tại thị xã Quảng Yên bị hư hại trên diện rộng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đấy mới chỉ là thiệt hại phần nổi được thống kê. Thiệt hại tiếp theo cho phải ngừng hoạt động kinh doanh để khắc phục hậu quả bão, dọn dẹp chỉnh trang đô thị, tiến độ các đơn hàng bị ảnh hưởng… là không thể đo đếm ngay được. Đặc biệt là với Quảng Ninh là địa bàn du lịch hàng đầu, sẽ mất rất nhiều thời gian để khắc phục hậu quả và trả lại vẻ đẹp từng có. Bão đi qua nhưng hình ảnh các đơn vị chức năng của Quảng Ninh căng mình chống bão và khắc phục hậu quả của bão là rất ấn tượng. Ngay từ khi có thông tin bão ở Đông Philippines, Quảng Ninh đã chủ động nắm bắt, chỉ đạo chuẩn bị công tác phòng, chống bão số 3; đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo PCTT-TKCN và PTDS tỉnh tổ chức họp để triển khai công tác ứng phó cơn bão số 3 có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. Tỉnh đã thành lập 08 đoàn công tác đi kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 trên địa bàn. Tiếp đó, tỉnh tiến hành cấm biển từ 11 giờ 00 ngày 06/9/2024 và trực chỉ huy 100% trong đêm ngày 06/9/2024 và ngày 07/9/2024 từ tỉnh, huyện, xã, phường và một số vị trí hoạt động (từ xa) có các tổ công tác của huyện. Ngay sau bão, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp trực tuyến với Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các địa phương khác về công tác chỉ đạo, khắc phục bão số 3. Và ngay trong chiều ngày 08/9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp có mặt tại Quảng Ninh để kiểm tra chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau bão. Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục tổ chức nhiều đoàn công tác do lãnh đạo tỉnh đi kiểm tra tình hình thiệt hại, công tác khắc phục thiệt hại, chỉ đạo ứng phó với mưa hoàn lưu sau bão. Hình ảnh đồng chí Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh, đầu đội nón cối, chân đi ủng lăn lộn khắp các điểm nóng đã cho thấy nỗ lực rất lớn của tỉnh này trong công tác phòng chống và khắc phục hậu quả của bão Yagi. Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, trong cuộc chiến với bão Yagi vừa qua, tổng cộng tỉnh này đã huy động gần 5.000 cán bộ chiến sỹ quân đội và công an với tổng phương tiện gồm 53 ô tô; 38 tàu; 35 xuồng tham gia. Lực lượng thường trực cứu hộ cứu nạn trên vịnh Hạ Long tổ chức trực 100% quân số, phương tiện tại Cảng tàu khách Quốc Tế Tuần Châu, phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long. Bên cạnh nỗ lực của chính quyền, những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân cũng rất đáng chú ý. Sau bão Yagi, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long của Tập đoàn Sungroup phải tạm dừng hoạt động do hệ thống cây xanh, đường điện, đường nước phục vụ hoạt động của cảng đều chịu thiệt hại nặng nề. Trong số 3 bến neo tàu của Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, cảng số 3 chịu thiệt hại nặng nề nhất khi các cầu phao bị lật, trôi dạt vào bờ, không thể neo đậu được tàu. Tập đoàn Sun Group đã tiến hành khảo sát, đánh giá thiệt hại, để có phương án sửa chữa, khôi phục hoạt động. Còn tại khu công viên Sunworld, chịu thiệt hại nặng nhất là vòng quay mặt trời. 3 cabin của vòng quay đã bị bão thổi bay, các máng trượt của công viên nước cũng bị bão làm vỡ. Lãnh đạo Tập đoàn Sun Group cho biết sau khi kiểm đếm thiệt hại, tập đoàn sẽ cho triển khai ngay việc khắc phục hậu quả, ưu tiên các khu như cảng tàu, cáp treo và khu nghỉ dưỡng Premier Village. Tại dự án khách sạn Alacarte Hạ Long, ngay khi có thông tin về cơn bão Yagi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, đơn vị quản lý vận hành là Công ty Cổ phần Alacarte Hạ Long đã huy động mọi nguồn lực để thực hiện phòng chống bão nhằm hạn chế đến mức thấp nhất về thiệt hại của các căn hộ và Tòa nhà. Tại thời điểm bão Yagi đổ bộ vào thành phố Hạ Long có hơn 150 cán bộ nhân viên có mặt tại tòa nhà để thực hiện các biện pháp chống bão, hướng dẫn khách lưu trú di chuyển đến khu vực an toàn và bảo vệ tài sản trang thiết bị của các căn hộ và tòa nhà. Ngay sau khi cơn bão đi qua, chủ đầu tư và đơn vị quản lý vận hành đã liên hệ với các nhà thầu thi công, các đơn vị cung cấp trang thiết bị và các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng để đánh giá về các thiệt hại, tìm ra những giải pháp để khắc phục hậu quả do cơn bão gây ra. Chủ đầu tư cũng đã huy động hơn 200 cán bộ nhân viên trong hệ thống trên địa bàn Hà Nội tình nguyện tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả trong đợt này. Chỉ trong hai ngày sau khi bão tan, chủ đầu tư đã tiến hành bịt kín các phần kính bị bung, vỡ bằng tấm Alu để tránh thiệt hại đối với nội thất bên trong căn hộ trong thời gian chờ để khôi phục lại toàn bộ thiệt hại kính mặt ngoài. Đồng thời, để đảm bảo an toàn, thẩm mỹ của tòa nhà nói chung cũng như các căn hộ nói riêng, chủ đầu tư đã và đang tiếp tục làm việc với các đơn vị tư vấn, nhà thầu để lên phương án khắc phục, sửa chữa, thay thế hệ thống kính bị ảnh hưởng. Trước mắt, sẽ cần ít nhất 3 tháng để khắc phục hậu quả và đưa công trình trở lại hoạt động bình thường. Trao đổi với chúng tôi, đại diện chủ đầu tư cho biết ảnh hưởng của bão là bất khả kháng. Trên thực tế, dự án đã được áp dụng gần như những tiêu chuẩn cao nhất đối với nhà cao tầng trong quá trình thi công. “Tinh thần chung là đồng hành, hỗ trợ tối đa cho khách hàng của mình, nỗ lực hoàn thành công tác khắc phục hậu quả của bão trong thời gian sớm nhất”, đại diện chủ đầu tư cho biết.
595365f0a42cdd0c6eb323f15666f594
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
13:50
b71b8f55a042551b1734e3e0ca43f149
20240912
https://vietnamfinance.vn/tai-chinh-xanh-cuoc-choi-cua-cac-ong-lon-d115671.html
1253f04d8258e384c701e108872098f0
Tài chính xanh: Cuộc chơi của các 'ông lớn'
7139c1b00cf0258620834829a0616cdd
Dự án phải có quy mô đủ lớn để tiếp nhận nguồn tài chính xanh. Đây cũng là lý do vì sao dư nợ tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, bởi các dự án trong lĩnh vực này thường có quy mô lớn.
89ec527809abab93a47d9a9da38801d4
Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy tính đến cuối năm 2023, đã có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với quy mô 620.984 tỷ đồng, tăng 24% so với cuối năm 2022, chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm tỷ trọng gần 45%) và nông nghiệp xanh (gần 30%). Theo đánh giá từ PGS.TS Bùi Quang Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, dư nợ tín dụng xanh chỉ chiếm 4,5% tổng dư nợ tín dụng là quá nhỏ, trong khi tiềm năng và mục tiêu đặt ra của Việt Nam về phát triển kinh tế xanh là rất lớn. Tín dụng xanh chỉ tập trung vào một vài lĩnh vực như năng lượng và nông nghiệp, trong khi lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo đáng ra phải là lĩnh vực đi đầu trong chuyển đổi xanh thì tín dụng xanh lại rất hạn chế. Chia sẻ câu chuyện thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo và triển khai ESG của Agribank, cho biết mặc dù là một ngân hàng chuyên cho vay tam nông (nông - lâm - ngư nghiệp) nhưng dư nợ tín dụng xanh chỉ chiếm 1,8% tổng dư nợ, thấp hơn nhiều bình quân toàn hệ thống. Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance, lãnh đạo phụ trách huy động nguồn tài chính xanh của một doanh nghiệp lớn cho biết qua thực tế triển khai, có 2 nguyên nhân quan trọng khiến cho dư nợ tín dụng xanh ở mức thấp. Đầu tiên là vấn đề về quy mô. Các dự án của doanh nghiệp phải có quy mô đủ lớn để tiếp nhận nguồntài chính xanh. Đây cũng là lý do vì sao dư nợ tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, bởi các dự án trong lĩnh vực này thường có quy mô lớn. “Cách đây khoảng 5 năm, khi chúng tôi tiếp cận nguồn vốn xanh của BNP Paribas, một ngân hàng đến từ châu Âu - nơi quan tâm đến phát triển bền vững từ rất sớm, thì họ đã cấp vốn xanh cho rất nhiều dự án trong lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam. Họ chia sẻ rằng sở dĩ lựa chọn các dự án năng lượng là bởi quy mô dự án lớn. Từ 5 năm trước, họ đã yêu cầu quy mô các khoản vay xanh phải từ 100 triệu USD trở lên”, vị này nói. Nguyên nhân thứ hai khiến dư nợ tín dụng xanh còn thấp là chi phí - lợi ích chưa thực sự hấp dẫn, nhất là ở thương vụ đầu tiên. Theo vị lãnh đạo trên, nếu như doanh nghiệp vay vốn thương mại thông thường, lãi suất có thể chỉ 5%/năm thì vay vốn xanh cũng chỉ cỡ 4,95%/năm. Tuy nhiên, đổi lại 0,05%/năm đó là rất nhiều quy trình, thủ tục và chi phí, bao gồm cả chi phí để bên thứ ba xác minh độc lập. Lợi ích kinh tế trước mắt không đáng kể, chủ yếu là lợi ích về mặt hình ảnh. Do đó, nhiều doanh nghiệp có tiềm năng đáp ứng các tiêu chí vay vốn xanh vẫn không làm mà lựa chọn vay vốn thương mại thông thường. Dẫu vậy, theo vị này, cần lưu ý rằng một khi tiếp cận được nguồn vốn xanh, nhất là từ thị trường quốc tế, sẽ mở ra một chân trời mới cho doanh nghiệp. Bởi khi doanh nghiệp đã thành công một thương vụ thì các tổ chức cấp vốn xanh sẽ ưu tiên tìm đến, vì sẽ tiết kiệm được nhiều công sức tìm kiếm và chi phí thẩm định doanh nghiệp. Đối với bản thân doanh nghiệp, trong các thương vụ huy động vốn xanh tiếp theo, họ sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí đã thực hiện ở thương vụ ban đầu. Ngoài ra, trong cam kết giải ngân của một số tổ chức tài chính có thể có lộ trình giảm dần lãi suất. Qua mỗi năm, tổ chức cho vay vốn xanh sẽ đánh giá mức độ cải thiện của các tiêu chí xanh (ví dụ như các tiêu chí về sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng nước, xử lý chất thải…), nếu đáp ứng được các cam kết thì lãi suất giải ngân kỳ tiếp theo sẽ được giảm xuống. Tuy vậy, vị này nhấn mạnh việc bước đi những bước đầu tiên trong hành trình tiếp cận vốn xanh luôn không dễ dàng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Ở góc nhìn từ phía ngân hàng, bà Hà Thu Phương, Phó trưởng phòng thị trường vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank), cũng cho rằng sở dĩ lượng vốn xanh cấp cho các doanh nghiệp vẫn còn thấp là bởi lợi ích về mặt tài chính đối với các tổ chức tài chính chưa đủ, trong khi quy trình và các yêu cầu về công bố thông tin, hướng dẫn, giám sát, quản lý việc sử dụng vốn… khiến khối lượng công việc nhân lên rất nhiều. Bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), cho hay Quyết định số 882/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 có đề cập đến các nguồn lực để thực hiện tăng trưởng xanh. Trước hết là từ nguồn ngân sách nhà nước. Thứ hai là nguồn lực tư nhân, bao gồm nguồn vốn tín dụng và trái phiếu xanh. Thứ ba là nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và thứ tư là các nguồn xã hội hóa khác. Bà Tùng cho biết Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua vào năm 2020 và Nghị định 08 được Chính phủ ban hành vào năm 2022 đã đề cập tới nhiều giải pháp hỗ trợ về kỹ thuật, về đất đai, về thuế phí… Một số ngành đã nhận được sự hỗ trợ, chẳng hạn như tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn được hưởng lãi suất ưu đãi, cơ chế cho vay không tài sản bảo đảm, cơ chế ưu đãi về xử lý rủi ro khi cho vay… Tuy nhiên, theo bà Tùng, hỗ trợ của nhà nước là một phần nhưng bản thân doanh nghiệp cũng phải tự chuyển đổi xanh, bởi một số ngành như dệt may hiện nay nếu không chuyển đổi xanh thì sẽ tự bị đào thải khỏi thị trường. Hiến kế thúc đẩy tài chính xanh, TS Cấn Văn Lực cho rằng cơ chế chính sách của Việt Nam về kinh tế xanh là khá tốt nhưng doanh nghiệp vẫn đang phải “tự chiến đấu”, nếu không có một cơ chế thực thi đủ mạnh thì rất khó thành công. Chuyên gia dẫn bài học từ Trung Quốc mà theo ông là rất đáng để Việt Nam tham khảo. Cụ thể, Trung Quốc giảm lãi suất cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào tăng trưởng xanh, đồng thời thành lập Quỹ phát triển xanh quốc gia nhằm tài trợ một phần cho các dự án đầu tư thúc đẩy kinh tế xanh. Đây đều là nguồn lực nhà nước. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng khuyến khích thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm môi trường. Tuy nhiên, trước mắt, chính sách hỗ trợ tín dụng xanh, trái phiếu xanh vẫn đang gặp vướng mắc lớn. Theo chia sẻ từ đại diện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tập quán chung trên thế giới là thông qua các tổ chức độc lập để xác định xem dự án nào là dự án xanh để được cấp vốn xanh, từ đó mới có chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên hiện cơ quan quản lý chưa thống nhất được vấn đề này, nhưng quan điểm đang nghiêng theo hướng cần sự xác nhận trực tiếp từ cơ quan nhà nước hoặc một bên thứ ba chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước, thay vì phương án thông qua tổ chức độc lập hoặc tổ chức cấp vốn xanh, để đảm bảo mức độ tin cậy khi doanh nghiệp hưởng hỗ trợ từ nhà nước.
60666701ce59ba9ad04e7c81d3534e87
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
09:33
5a1abe109cbab88841c34872e4c38814
20240912
https://vietnamfinance.vn/lan-dau-tien-viet-nam-ban-gan-17-tan-khi-giam-phat-thai-tu-lua-d115974.html
fd87413bb6d8303048d2e9a70cb153c2
Lần đầu tiên Việt Nam bán gần 17 tấn khí giảm phát thải từ lúa
c4e9d788c90ae94410389913e755a410
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk vừa bán 16,91 tấn khí giảm phát thải CO2 từ lúa với giá 20 USD mỗi tấn, thu về hơn 8,3 triệu đồng.
ab894d7cb93a03a610d01bc825467db3
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk vừa bán 16,91 tấn khí giảm phát thải CO2 từ lúa với giá 20 USD mỗi tấn, thu về hơn 8,3 triệu đồng. Đây là số lượng giảm phát thải CO2td (CO2 quy đổi tương đương) đầu tiên trên lúa tại Việt Nam được bán thành công, từ mô hình thí điểm "Giải pháp lúa xanh giảm phát thải và tăng năng suất" trên địa bàn tỉnh. Bên mua là Công ty cổ phần Net Zero Carbon, cũng là đơn vị phối hợp với Sở Nông nghiệp Đắk Lắk triển khai mô hình này trên diện tích hơn 4 ha tại xã Bình Hòa, huyện Krông Ana trong vụ Đông Xuân 2023-2024. Tuy nhiên, đây không phải là giao dịch mua bán tín chỉ carbon (carbon credit) vì lượng giảm phát thải này chỉ được công nhận bởi Công ty Net Zero Carbon và mua lại bởi chính doanh nghiệp này, như một hình thức khuyến khích trồng lúa giảm phát thải. Còn tín chỉ carbon cần được cấp bởi một tổ chức chuyên cấp tín chỉ carbon. Nó là chứng nhận phát thải khí carbon dioxide (CO2) hoặc khí nhà kính khác được quy đổi tương đương sang CO2 (CO2tđ). Một tấn CO2tđ được xem là 1 tín chỉ carbon. CO2tđ là đơn vị mua bán trên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon Trước đó, tại xã Bình Hoà, nông dân đã triển khai mô hình thí điểm sản xuất lúa giảm phát thải. Mô hình được áp dụng quy trình canh tác lúa tưới ướt - khô xen kẽ của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế và áp dụng quy trình báo cáo xác nhận giảm phát thải của Công ty cổ phần Net Zero Carbon. Sau hơn 3 tháng thực hiện, mô hình thí điểm này đã mang lại kết quả tích cực. So với mô hình đối chứng, năng suất lúa tăng gần 1 tấn/ha, chi phí đầu tư giảm được gần 10%, lợi nhuận tăng gần 20%. Đặc biệt, mô hình này giúp nông dân thay đổi phương pháp canh tác truyền thống, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải tạo đất lúa. Qua thử nghiệm, mô hình giúp giảm lượng phát thải được gần 17 tấn khí nhà kính (carbon), góp phần bảo vệ môi trường, lúa sạch hơn và sản xuất an toàn hơn. Từ kết quả bước đầu này, Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk sẽ triển khai ra 500 ha lúa trên toàn tỉnh trong vụ Đông Xuân 2024-2025. Qua đó, từng bước góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế về giảm phát thải ròng trong sản xuất nông nghiệp. Tại tọa đàm ngày 10/9 do Sở Nông nghiệp Đắk Lắk tổ chức, nhà quản lý, chuyên gia nhận định nông nghiệp là ngành gây phát thải lớn. Do vậy giảm mạnh phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp gắn với việc công nhận chứng chỉ carbon sẽ trở thành định hướng phát triển của nông nghiệp tỉnh này trong thời gian tới. Theo ước tính của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), mỗi ha lúa nước phát thải khoảng 12,7 tấn CO2 tương đương mỗi năm. Khi ruộng lúa được ngập nước, nó tạo điều kiện cho quá trình phân hủy kỵ khí diễn ra, giải phóng khí metan và các loại khí nhà kính khác. Việt Nam và Indonesia là hai nước tiềm năng lớn nhất khu vực để giảm phát thải ở lúa. Nếu ứng dụng các quy trình kỹ thuật canh tác phát thải thấp có thể giảm 40 - 65%, theo ông IRRI. Nghiên cứu của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) năm 2021 cũng chỉ ra tiềm năng giảm phát thải lúa gạo là 36%, vượt trội đáng kể so với chăn nuôi (9%) và các loại cây trồng khác (3%).
79297cca03f8091dcef1acec228f5106
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
17:16
4af79b5e3d446629e0dfde19d2873e45
20240912
https://vietnamfinance.vn/cac-kcn-o-hai-phong-noi-lai-chuoi-cung-ung-dam-bao-don-hang-sau-bao-yagi-d115954.html
f72ece1b6587ab4e69541bb643a36860
Các KCN ở Hải Phòng nối lại chuỗi cung ứng, đảm bảo đơn hàng sau bão Yagi
7d535d813cde8feedf181992b964c95f
Khu công nghiệp (KCN) Nam Cầu Kiền và hàng loạt KCN lớn ở Hải Phòng đã giảm thiểu tối đa thiệt hại, đảm bảo an toàn cho các DN và nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất sau siêu bão số 3.
e6060eb023c3b67830e147b96cf01134
Thông tin mới nhất từ KCN Nam Cầu Kiền cho biết, qua cơn bão số 3, KCN đã đảm bảo an toàn tối đa, giảm thiểu thiệt hại do bão số 3 gây ra. Thiệt hại chủ yếu liên quan đến cây cối gãy đổ và một số thiệt hại nhỏ về mái và trần nhà xưởng. Các thiệt hại này không ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong khu vực. Sau cơn bão, nhiều doanh nghiệp đã có thể khôi phục hoạt động trở lại. Một số doanh nghiệp trong KCN Nam Cầu Kiền, như Công ty TNHH Dongbang Vina và Công ty CP Kim khí Việt, chỉ gặp phải các thiệt hại nhỏ như vỡ kính hay một phần mái bị bung. Công ty Gola Lion Webbing Vina cũng chỉ bị thiệt hại về cây cối. Trong khi đó, Công ty TNHH Vanderleun Việt Nam ghi nhận một số thiệt hại nhỏ về logo và phòng làm việc nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất chính. Ông Phạm Hồng Điệp - Chủ tịch Công ty CP Shinec, đơn vị đầu tư và quản lý khu công nghiệp Nam Cầu Kiền cho biết: "Khu công nghiệp vẫn an toàn trước bão, chỉ có một số lượng nhỏ bị thiệt hại. Sau bão, khu công nghiệp đã đi vào hoạt lại bình thường". KCN Nam Cầu Kiền an toàn trong bão chứng tỏ khả năng ứng phó hiệu quả với thiên tai, bảo vệ tài sản và an toàn cho các doanh nghiệp trong khu vực. Việc nhanh chóng khôi phục hoạt động sau bão cũng thể hiện sự linh hoạt và chuyên nghiệp trong quản lý, góp phần vào sự phát triển bền vững của KCN. Đây là minh chứng cho tầm quan trọng của sự chuẩn bị và quản lý chặt chẽ trong việc giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và duy trì hoạt động sản xuất liên tục. Tại các khu công nghiệp khác của Hải Phòng, nhiều nhà xưởng bị "tan hoang" sau bão số 3. Một số điểm bị ngập lụt cục bộ trong bão. Nhiều doanh nghiệp nhà xưởng bị tốc mái, một số tường bị xé, đổ cổng, hàng rào, biển báo, hệ thống camera, nhà xe, cửa tôn kéo bị lật; không ghi nhận thiệt hại về người. Tại KCN Nam Đình Vũ I ghi nhận thiệt hại 100% doanh nghiệp thứ cấp bị tốc một số điểm mái tôn, vách tôn nhà xưởng và 1 nhà xưởng bị sập. Thêm nữa, hạ tầng như cổng chào, quảng cáo công trình hư hỏng; điện chiếu sáng hỏng 250 bóng điện, nghiêng đổ 5 cột điện. Tại KCN Deep C nhiều nhà xưởng bị lật mái, một số tường bị xé, đổ cổng, hàng rào, biển báo, hệ thống camera. Cụ thể, hơn 90% công ty trong KCN DEEP C bị thiệt hại và ít nhất 50% chịu tổn thất nặng nề. Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề như PHA Việt Nam, LS Metal, Pegatron Việt Nam, Global Meterial Handling, Adhes Việt Nam, IDP Đình Vũ và Suhil Việt Nam. Nhà xưởng của Công ty Environ Star và Vật liệu xây dựng Jinka (khu công nghiệp Đồ Sơn) bị ngập, hỏng máy móc thiết bị. Tại KCN Tràng Duệ có 6 doanh nghiệp bị tốc một số điểm mái và công trình phụ trợ vàLG Electronics bị sập1 góc nhà xưởng. Tại KCN VSIP Hải Phòng 45% cây xanh bị gãy đỗ và 17 doanh nghiệp bị tốc một số điểm mái tôn và công phụ trợ. Ở KCN Nhật Bản - Hải Phòng có 9 doanh nghiệp, KCN An Dươn cũng có 9 doanh nghiệp bị tốc mái tôn và công trình phụ trợ. Cụ thể, Công ty TNHH Wayne (KCN Nhật Bản - Hải Phòng), toàn bộ mái nhà xưởng gần 6.000m2 cuốn theo bão, khung nhôm sắt cũng gẫy đổ. Nhà xưởng hỏng hóc nghiêm trọng nên khả năng phải xây lại mới. Ít nhất một tháng nữa, công ty mới có thể khắc phục xong để trở lại sản xuất. Còn tại Công ty TNHH Daito Rubber (KCN Nhật Bản - Hải Phòng), nhà xưởng bị tốc mái, dột nát nghiêm trọng sau bão số 3. 1 bộ phận khoảng 60 công nhân phải nghỉ trong vòng 2 tuần tới để khắc phục hậu quả. Hiện nay, 100% doanh nghiệp đã được cấp điện, các điều kiện khác để hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường như nước sạch, internet cũng đã cơ bản được giải quyết. Các doanh nghiệp và khu công nghiệp đang khẩn trương xử lý sự cố, ổn định sản xuất Ông Lê Trung Kiên, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cho biết ngày đến ngày 10/9, 95% doanh nghiệp có thể sản xuất trở lại để đảm bảo các đơn đặt hàng. Phần lớn các doanh nghiệp đã khắc phục khó khăn, quay lại sản xuất. "Lãnh đạo thành phố Hải Phòng, lãnh đạo Ban Quản lý các Khu kinh tế Hải Phòng luôn tạo mọi điều kiện để hỗ trợ các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm chuỗi cung ứng tại Hải Phòng trên thị trường toàn cầu luôn thông suốt", ông Kiên nói.
f962ed22a27b0c2399aa631a80c2d3c9
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
15:15
9a1b242a82f90910bad7c33b3f172773
20240912
https://vietnamfinance.vn/nhin-lai-nhung-tran-dai-hong-thuy-trong-lich-su-o-mien-bac-d115950.html
d601d86e39f5cc472e9edd662556b6ed
Những trận 'đại hồng thủy' lớn nhất lịch sử tàn phá miền Bắc
56380bc86dfc7968173f698a04348ae7
Địa thế chung của hệ thống sông Hồng rất hiểm trở, phần lớn diện tích là miền núi, địa hình dốc và tập trung nhiều tâm mưa lớn nên khu vực miền núi tập trung lũ nhanh và tạo ra lũ lớn đổ về vùng đồng bằng trong mùa mưa bão.
4dc1a0f77652eff610981f3b375a9358
Sáng 11/9, trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia phát thông báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao, lũ khẩn cấp trên sông Lô, sông Cầu, sông sông Cầu, sông Thương, sông Hoàng Long và tin lũ trên sông Thái Bình, sông Lục Nam, sông Hồng. Đáng lưu ý,lũ trên sông Hồng tại Hà Nộicó khả năng đạt đỉnh vào trưa 11/9. Trước đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội đã chính thức nâng mức báo động lũ trên sông Hồng lên cấp 2. Quyết định này được đưa ra sau khi mực nước sông Hồng tại trạm Long Biên đạt mức 10,50m, ở ngưỡng báo động cấp 2. Theo lãnh đạo TP. Hà Nội, tính từ năm 2008 đến nay, mực nước sông Hồng mới lên cao ở mức này nên người dân có thể chủ quan, thiếu kỹ năng ứng phó, chính quyền có thể bị động. Trên thực tế, miền Bắc nước ta cũng đã trải qua nhiều trận "đại hồng thủy" đáng sợ trong suốt chiều dài lịch sử. Theo Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, từ khi lũ lụt được ghi vào quốc sử thì cũng xuất hiện những thông tin về công cuộc đắp đê, chống lũ lụt của dân tộc Việt Nam. Chẳng hạn như năm 1077, triều đình nhà Lý cho đắp đê ở sông Như Nguyệt (sông Cầu); đến năm 1108, lại đắp đê Cơ Xá. Đến đời nhà Trần, vua Trần Thái Tông đặt cơ quan chuyên phụ trách về đê điều gọi là Hà đê sứ. Nhà Trần chăm lo việc đắp đê sông ngăn lũ và đê biển ngăn mặn đồng thời coi trọng công tác hộ đê, phòng chống lụt. Sau đó, nhà Lê tiếp tục đặt các chức quan Khuyến nông và Hà đê, chuyên trông coi, đôn đốc việc sửa chữa, đắp đê, đào khơi sông ngòi, phòng chống lũ lụt, hạn hán, giải quyết vấn đề nước cho sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, tình hình lũ lụt vẫn xảy ra thường xuyên. Cuối thế kỷ 18, do chiến tranh loạn lạc, đê điều không được bảo vệ, chăm sóc thường xuyên, nạn vỡ đê vì thế ngày càng trở nên trầm trọng. Dưới thời Nguyễn, từ năm 1803 đến năm 1857, miền Bắc xảy ra 26 đợt lũ, lụt, vỡ đê. Theo thố kê, từ năm 1870 đến năm 1896, có 8 trận lụt do vỡ đê, mỗi trận lụt gây thiệt hại rất nặng nề. Dưới thời Pháp thuộc, từ năm 1909 đến năm 1930 có 30 trận bão lớn đổ bộ vào miền Bắc, gây mưa lớn và ngập lụt trên phạm vi rộng; đặc biệt là các trận bão lũ năm 1909, 1911, 1913, 1915, 1926 và 1929. Các trận lụt đáng nhớ trong lịch sử có thể kể đến là trận lụt năm 1905. Trận lụt này làm vỡ đê ở Co Lieu gây lũ lụt ở các tỉnh Hà Đông, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, làm ngập khoảng 36.000ha lúa. Mặt khác, giao thông giữa Hà Nội và Nam Định bị gián đoạn từ 12/8 đến 10/11/1905, đường sá bị thiệt hại nặng. Trận lụt năm 1905 cũng làm vỡ đê ở Kim Sơn gây ngập 30.000ha lúa ở các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Đường tàu đoạn từ Hà Nội đến Cẩm Giàng bị gián đoạn gần 1 tháng, từ 15/8 đến 4/9/1905. Mưa nhiều kết hợp với vỡ đê khiến vụ tháng 10 thiệt hại ở hầu hết các tỉnh miền Bắc. Tiếp đến là trận lụt năm 1909, khiến đê sông Đuống vỡ ở đoạn qua làng Đặng Xá, tỉnh Bắc Ninh, cách cầu sông đuống 6km về phía hạ lưu, chiều dài đoạn vỡ đê từ 50-60m, bất chấp những nỗ lực gia cố trước đó. Sau đó không lâu, đoạn vỡ thứ hai rộng hơn (250-350m) xảy ra ở hạ lưu so với đoạn thứ nhất, giữa các làng Kim Son và Lien Ho, nơi từng vỡ đê vào năm 1905. Vỡ đê sông Đuống liên tiếp gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn đối với mùa màng ở các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Đồng thời, việc này cũng khiến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội gián đoạn, đoạn từ Phu Thung đến Đình Dù trên chiều dài khoảng 2km. Giao thông ngưng trệ trong gần 1 tháng. Ở tỉnh Hải Dương, vỡ đê gây thiệt hại mùa màng trên diện tích 6.000ha; Hải Phòng thiệt hại nặng hơn 1.800ha bị ngập; Hưng Yên bị thiệt hại nặng nhất, ngoài mùa màng, nhiều gia cầm và nhà cửa bị cuốn trôi. Một trận đại hồng thuỷ khác trong lịch sử là trận lụt năm 1911. Lũ dai dẳng trong tháng 6, cộng thêm mực nước sông Hồng và các phụ lưu dâng cao bất thường ở nửa sau tháng 7 khiến đê điều suy yếu. Đê sông Cầu vỡ nhiều chỗ; Bắc Ninh bị ngập do đê tả ngạn sông Đuống, đoạn Chung Quan, Chi No, Ma Duo vỡ. Đáng chú ý nhất phải kể đến trận lụt năm 1971 (hay còn được biết đến với tên gọi Đại hồng thủy 1971) là một đợt lũ lụt rất lớn xảy ra ở các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng và sông Thái Bình vào giữa tháng 8/1971. Tại thời điểm năm 1971, tại 13 tỉnh thành phía Bắc có sự cố vỡ đê lớn. Ngày 19/8, nước lũ tràn vỡ các đê ở hạ lưu sông Lô, sông Đà và tả ngạn sông Hồng thuộc huyện Vĩnh Tường, đê bối Thanh Trì phía hữu ngạn sông Hồng. Đến ngày 20, vỡ đê Lâm Thao; sang ngày 21 thì vỡ đê Vĩnh Lại và đê Cao Xá. Nhiều đoạn đê khác cũng đã bị vỡ với chiều dài đoạn bị hỏng là tương đối lớn. Trận lụt đã khiến khoảng 100.000 người thiệt mạng, ảnh hưởng tới khoảng 2,7 triệu người khác, ước tính thiệt hại lên đến con số 70 triệu đồng theo thời giá lúc bấy giờ (năm 1971) - tương đương với hàng chục nghìn tỉ đồng ngày nay. Tổng số trên 120.000 công trình liên quan đến nhà cửa, kho tàng bị ngập và trôi.
99c0ef87f5b4aaa1163377f2e43d0061
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
10:55
b94c9fd5d7638f61eafa7e6a0b2479e1
20240912
https://vietnamfinance.vn/moodys-giu-nguyen-xep-hang-tin-nhiem-cua-ocb-o-muc-ba3-va-nang-trien-vong-len-on-dinh-d115987.html
54c9d332d2eece6b0ba4400d30861c3f
Moody's giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của OCB ở mức Ba3 và nâng triển vọng lên ‘ổn định’
749d5a82a68f7c95edba81cbd89526fe
ngan-hang
Theo thông báo mới nhất từ Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Quốc tế Moody’s Investors Service (Moody’s), xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng Phương Đông (HoSE: OCB) được giữ ở mức Ba3 và nâng triển vọng lên mức “ổn định”.
c77a454184cb88fc0a9bbb80567a2f92
Cụ thể, xếp hạng tiền gửi ngân hàng dài hạn (LT) của đồng nội tệ (LC) và ngoại tệ (FC) tại OCB đã giữ nguyên ở mức Ba3. Đồng thời, đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) và BCA điều chỉnh được duy trì ở mức B1. Ngoài ra, Moody’s cũng giữ nguyên đánh giá rủi ro đối tác (CRRs) dài hạn với đồng ngoại tệ và nội tệ ở mức Ba3, xếp hạng rủi ro đối tác dài hạn ở Ba3 (cr). Moody’s cũng nâng cấp triển vọng của OCB sang mức “ổn định”. Theo đánh giá của Moody’s, việc duy trì xếp hạng BCA, cùng với việc nâng triển vọng lên “ổn định” phản ánh kỳ vọng rằng, mức an toàn vốn của OCB hiện đang trội hơn so với các ngân hàng đồng cấp khác và sẽ tiếp tục tốt trong thời gian tới giúp hỗ trợ khả năng hấp thụ rủi ro tốt hơn. Có thể nói, trước bối cảnh thị trường trong nước và quốc tế có nhiều biến động, ngành ngân hàng tại Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức, các đánh giá xếp hạng của Moody’s cho thấy OCB vẫn đang vận hành ổn định, có khả năng chịu đựng tốt trước những rủi ro tiềm ẩn. Tháng 5 vừa qua, OCB cũng được VIS Rating (Đơn vị thành lập dựa trên mối quan hệ hợp tác với Moody's, cùng một số tổ chức khác, do hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) khởi xướng) xếp hạng A+ về độ tín nhiệm dựa trên khả năng sinh lời, năng lực quản trị rủi ro, và chất lượng tài sản. VIS Rating đánh giá năng lực độc lập của ngân hàng thể hiện khả năng sinh lời ở mức "Mạnh", chủ yếu đến từ lợi suất cho vay và biên lãi thuần (NIM) cao hơn ngành. OCB có nhiều chiến lược tập trung đến phân khúc cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Trọng tâm này giúp duy trì tỷ suất lợi nhuận trên bình quân tổng tài sản (ROA) trung bình 2,2% (giai đoạn 2019-2023), cao hơn bình quân toàn ngành 1,3%. VIS Rating nêu trong bảng xếp hạng: “Với khả năng sinh lời được cải thiện, chúng tôi kỳ vọng quy mô vốn của OCB sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong 12-18 tháng tới. Những nỗ lực giữ lại vốn thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu, nếu tiếp tục, sẽ có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy an toàn vốn”. Tổ chức này cũng đánh giá OCB hiện vẫn quản lý tốt rủi ro tài sản thông qua các nỗ lực liên quan đến công tác xử lý nợ xấu bằng rất nhiều phương pháp, ưu tiên đồng hành cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn. OCB duy trì tỷ lệ tài sản đảm bảo liên quan đến bất động sản khá chặt. Nhờ đó, chi phí tín dụng của ngân hàng được duy trì thấp hơn mức trung bình của ngành trong hai năm qua. Được biết, hiện tại OCB đã và đang triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng và nhà đầu tư, cũng như tiếp tục nhận được đánh giá cao của các tổ chức chức xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thế giới, cụ thể: trở thành một trong số ít ngân hàng tích cực triển khai áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến quốc tế (Basel II nâng cao, Basel III cho rủi ro thanh khoản, IFRS9…), từ đó tiếp tục củng cố năng lực vốn vững chắc khi tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt mức 13,8%, cao hơn nhiều so với ngưỡng 8% theo quy định của NHNN; duy trì bảng cân đối tài sản lành mạnh với tỷ lệ nợ xấu (NHNN) ở mức 2,3% vào cuối Q2/2024, tuân thủ giới hạn quy định của NHNN; chủ động quản lý các khoản vay, đa dạng hóa danh mục tín dụng, giảm rủi ro trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Đặc biệt, 6 tháng đầu năm, OCB cho biết đã tăng huy động tiền gửi khách hàng 4,5%, tỷ lệ CASA tăng 50 điểm phần trăm nhờ đó đưa tỷ lệ CASA đạt mức 12,7% vào cuối Q2/2024. OCB hiện đang được Moody’s đánh giá tích cực với ghi nhận tài sản thanh khoản chiếm 31% tổng tài sản có hữu hình. Bộ đệm thanh khoản này bao gồm tiền mặt, dự trữ bắt buộc, trái phiếu Chính phủ và nhiều loại giấy tờ có giá khác đã giúp OCB chống chịu tốt với những diễn biến thị trường bất ngờ. Thời gian tới, OCB cho hay sẽ tiếp tục duy trì và gia tăng đệm thanh khoản này nhằm đảm bảo an toàn cho chính các khách hàng, đối tác của OCB và đóng góp chung vào sự ổn định của toàn hệ thống ngân hàng.
d09468601e5702dbe09ef16c5f4d3bea
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
19:28
3cb1ae83ead6a7848c7f663c7c503f18
20240916
https://vietnamfinance.vn/goldsun-food-lien-tuc-bi-diem-ten-cham-dong-bhxh-d115940.html
584557e9d2dbcd8e3e9556837c6a11f4
Goldsun Food: Liên tục bị điểm tên chậm đóng BHXH
9c305c4582b97d3a7249f27d15bcde27
Goldsun Food liên tục bị nhắc tên do chậm đóng BHXH. Tính đến 31/8/2024, số tiền chậm đóng là hơn 2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, DN liên quan là Bao bì GoldSun gánh nợ hơn 2.200 tỷ đồng
db34f6bc76b1f40a0cc4d79963977b9f
Trong danh sách chậm đóng BHXH tính đến 31/8/2024, Công ty cổ phần Ẩm thực Mặt trời Vàng (Goldsun Food) bị nhắc tên do chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN 2 tháng. Tổng số tiền chậm đóng là hơn 2 tỷ đồng. Trước đó, trong danh sách chậm đóng bảo hiểm tháng 7/2024, Goldsun Food cũng bị nêu tên do chậm đóng 2 tháng, số tiền 1,56 tỷ đồng. Tương tự, đến ngày 30/6/2024, Goldsun Food cũng chậm đóng 3 tháng, tổng số tiền 2,4 tỷ đồng. Trong danh sách chậm đóng bảo hiểm tính đến 31/3/2024, Goldsun Food cũng bị nêu tên do chậm đóng 3 tháng, số tiền 3 tỷ đồng. Tại danh sách chậm đóng bảo hiểm tháng 2/2024, Goldsun Food cũng bị nêu tên do chậm đóng 2 tháng, số tiền 2,5 tỷ đồng. Được biết, tháng 5/2024, Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (HoSE: VND) vừa thông qua việc nhận chuyển nhượng tối đa 15% vốn cổ phần tại Công ty Cổ phần Ẩm thực Mặt Trời Vàng (Goldsun Food – GSF). Tại báo cáo tài chính bán niên của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, công ty này đã nhận chuyển nhượng cổ phần phổ thông của Công ty Goldsun Food, tổng gía trị đầu tư là 78,3 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất giao dịch, Chứng khoán VNDIRECT sẽ sở hữu 5,55% tỷ lệ cổ phần và tỷ lệ biểu quyết là 36%. Goldsun Food là đơn vị quản lý nhiều thương hiệu nhà hàng nổi tiếng như King BBQ, ThaiExpress, Seoul Garden, Capricciosa, Tasaki BBQ, Meiwei, Khao Lao,... Công ty Ẩm thực Mặt trời Vàng được thành lập vào tháng 10/2019, tỷ lệ sở hữu ban đầu của ông Phạm Cao Vinh tại doanh nghiệp này lên tới 47,6%. Tháng 1/2024, Công ty Goldsun Food tăng vốn thêm 39 tỷ đồng, đạt 1.265,5 tỷ đồng. Hiện nay, chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc là ông Phạm Cao Vinh. Được biết, ông Phạm Cao Vinh hiện là đại diện pháp luật Công ty cổ phần In và Bao bì Goldsun. Công ty Cổ phần in và bao bì Goldsun (Bao bì Goldsun) vừa công bố kết quả kinh doanh bán niên 2024. Theo đó, 6 tháng đầu năm công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế 39 tỷ đồng. Tại 30/6/2024, công ty duy trì vốn chủ sở hữu gần 630 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu đạt 6,33%. Cùng với đó, Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu 3,65 và dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu ở mức 1,52 lần, tương đương nợ phải trả và dư nợ trái phiếu của công ty lần lượt là 2.299 tỷ đồng và 957 tỷ đồng. Công ty cổ phần In và Bao bì Goldsun hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực in ấn và sản xuất bao bì carton. Bao bì Goldsun chính thức ra đời vào ngày 01/12/2008 tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, hiện nay công ty có vốn điều lệ 246,6 tỷ đồng. Theo thông tin trên website, Bao bì Goldsun là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực in ấn và bao bì. Theo xếp hạng của Vietnam Report vào tháng 12/2021, doanh nghiệp nằm trong Top 10 doanh nghiệp sản xuất bao bì giấy lớn nhất Việt Nam. Đối tác của Bao bì Goldsun là các doanh nghiệp FDI như Samsung, Hansol, Doosun, Canon, Bother, Foxcon, Dream Plastic,… Goldsun có ba nhà máy gồm: Goldsun Quế Võ 1 (Bắc Ninh), Goldsun Hà Nội và Goldsun Quế Võ 2 (Bắc Ninh).
d419fbd79f28b7b9ad2e86baf13a4ba9
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
09:15
e2e8f44eef590aa2fb31ef95a3c21aeb
20240912
https://vietnamfinance.vn/ben-du-thuyen-lien-quan-vu-nhom-7-nam-van-chua-the-dinh-doat-so-phan-d115873.html
c321cc820283e7761d01e682b746c977
Bến du thuyền liên quan Vũ ‘nhôm’, 7 năm vẫn chưa thể định đoạt 'số phận'
e5f9874dba43ae4832fccc6ac6adeb6c
Công trình Nhà hàng và bến du thuyền phía Nam cảng sông Hàn được đánh giá có kiến trúc đẹp nhưng bỏ hoang nhiều năm nay do liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (còn gọi lại Vũ “nhôm”).
292d8a0085454558c5df6bdad79a985b
UBND TP. Đà Nẵng đã trả lời kiến nghị của Công ty TNHH I.V.C về phương án giải quyết vướng mắc tại dự án Nhà hàng và bến du thuyền phía Nam cảng sông Hàn. Theo UBND TP. Đà Nẵng, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND TP. Đà Nẵng đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định. Trong đó, TP. Đà Nẵng lưu ý cần làm rõ, cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ liên quan về chủ trương quy hoạch tại khu vực. Ngoài ra, định hướng, phương án đề xuất xử lý, giá trị bồi thường (nếu có), hướng giải quyết các đề nghị của nhà đầu tư. Dự án Nhà hàng và bến du thuyền ven phía Nam cảng sông Hàn (quận Hải Châu) do Công ty TNHH I.V.C củaông Phan Văn Anh Vũđầu tư xây dựng. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng, được xây dựng trên quy mô 0,4ha với diện tích mặt đất là 2.100m2, diện tích mặt nước là 1.900m2. Công trình gồm 3 tầng, thiết kế nhiều tiểu cảnh cây xanh, được đánh giá có kiến trúc đẹp, nằm bên bờ sông Hàn, hoàn thiện năm 2017. Trong năm 2017, khi ông Phan Văn Anh Vũ bị bắt, dự án nhà hàng và bến du thuyền dừng hoạt động. Năm 2018, Ban Cán sự Đảng UBND TP. Đà Nẵng có văn bản báo cáo Thường trực Thành uỷ Đà Nẵng về việc thu hồi dự án công trình nhà hàng và bến du thuyền này. Theo đó, Sở Xây dựng đã thống nhất phương án đề xuất của đơn vị tư vấn về việc giữ lại bến du thuyền để chuyển đổi công năng thành trung tâm thông tin du lịch. Tuy nhiên, từ đó đến nay, “số phận" công trình này vẫn chưa được định đoạt. Do bỏ hoang lâu ngày, nhiều hạng mục của nhà hàng và bến du thuyền đã xuống cấp, hư hỏng.
f53901c40a022df4b7f627a1c802b3cf
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
07:30
8be44451b938c72bccfa783dbb3e81d1
20240912
https://vietnamfinance.vn/cao-oc-tan-hoang-vi-bao-yagi-ap-dung-tieu-chuan-dam-bao-khong-co-van-de-gi-d115937.html
e1c2ea9f082e4cc450a5ebf6ce252f98
Cao ốc tan hoang vì bão Yagi: 'Áp đúng tiêu chuẩn, đảm bảo không vấn đề gì'
e69e370d17cab4d3c79b881aa7669ff9
Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch GP.Invest, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam cho rằng, bão số 3 chính là phép thử lớn cho chất lượng xây dựng, đồng thời đánh giá được tâm huyết của chủ đầu tư và trách nhiệm của nhà thầu.
4202aec450bb7092d5fdb7bce667f67c
Thiên tai như bão, lũ động đất gây ra nhiều nguy cơ nghiêm trọng đối với các công trình xây dựng, đặc biệt là các tòa nhà cao tầng. Ảnh hưởng của chúng phụ thuộc vào cường độ, tần suất và vị trí của thiên tai, cũng như khả năng chống chịu của các công trình trước những tác động này. Vừa qua, siêu bão Yagi đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội với gió mạnh kèm mưa lớn đã khiến nhiều tuyến đường, tuyến phố bị gãy đổ cây xanh, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, biển báo, đường dây thông tin, bị ngập nước gây ách tắc nghiêm trọng. Nhiều nhà dân, trụ sở cơ quan, cơ sở doanh nghiệp, kho tàng, xưởng sản xuất, trang trại chăn nuôi bị hư hại, tốc mái, cột điện bị gãy đổ. Đáng chú ý, siêu bão Yagi vừa qua như một phép thử đối với chất lượng các công trình xây dựng hiện nay. Đã có không ít cao ốc, căn hộ tại các thành phố lớn như Hạ Long (Quảng Ninh), Hải Phòng, Hà Nội bị bung vách kính, kính vỡ vụn, hay nước tràn ngập nhà… Điều này cho thấy mức chịu đựng có giới hạn của các cao ốc này. Tại các quốc gia và vùng lãnh thổ có nguy cơ bị bão tấn công như Việt Nam, quy định xây dựng thường phải tuân theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, yêu cầu các tòa cao ốc phải có khả năng chịu bão. Tuy nhiên, sau cơn bão Yagi, không ít người đặt ra câu hỏi liệu các công trình cao ốc này đã đảm bảo chất lượng hay chưa? Trao đổi với VietnamFinance về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP.Invest, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu cho rằng việc các toà nhà bị vỡ kính, bong tróc vách kính không nằm ở chất liệu kính mà liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn vật liệu và kỹ thuật thi công. Ông Hiệp cho rằng việc sử dụng kính giá rẻ hoặc không đạt chuẩn có thể gây ra các vấn đề lớn. "Chủ đầu tư có đảm bảo chọn vật liệu tốt hay không? Hay là đặt kính rẻ, kính không đảm bảo", ông nêu. Bên cạnh đó, kỹ thuật lắp đặt của nhà thầu cũng đóng vai trò quan trọng, từ việc treo kính, gắn các chi tiết như silicon đến việc đảm bảo độ an toàn tổng thể. Theo ông Hiệp, bão số 3 chính là phép thử lớn cho chất lượng xây dựng, đồng thời đánh giá được tâm huyết của chủ đầu tư và trách nhiệm của nhà thầu. Lấy ví dụ một trường hợp một người dân ở chung cư không muốn ở căn đầu hồi vì gió, ông Hiệp khẳng định kỹ thuật, chất lượng của nhà thầu làm có đảm bảo không và việc lựa chọn vật tư, vật liệu của chủ đầu tư có nghiêm túc hay không thì cái đó mới là điều quyết định đến việc công trình tồn tại. Chủ tịch GP.Invest cũng cho biết hiện nay, Bộ Xây dựng đã đưa ra bộ Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), trong đó những tiêu chuẩn như chống động đất, gió và bão đều đã rất chặt chẽ. "Nếu như áp dụng đúng những tiêu chuẩn đó thì công trình đảm bảo không có vấn đề gì", ông Hiệp nêu quan điểm. Liên quan đến vấn đề nâng cao tiêu chuẩn xây dựng, ông Hiệp cho rằng không cần thiết trừ khi có một số điểm nhỏ cần xem xét thêm dựa trên thực tế. "TCVN hiện nay đã lường trước được các yếu tố như động đất, gió bão, và các tiêu chuẩn về phòng cháy, chiều cao, ánh sáng... đã đạt đến mức quốc tế. Vấn đề nằm ở việc thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn này", ông Hiệp nói.
6fc309aef8fb0bda60c8d4598ce92108
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
07:00
fd375dee4843d6afdf6aeae485db529d
20240912
https://vietnamfinance.vn/tin-dung-tang-toc-luc-tiet-kiem-tut-dinh-ngan-hang-lo-xoay-von-d115806.html
86a5d04b1ba9af86279c097d79288019
Tín dụng tăng tốc lúc tiết kiệm tụt đỉnh: Ngân hàng lo xoay nguồn vốn
d10926ae66210db705419023cd32c43a
Báo cáo tài chính của các ngân hàng cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng đang nhanh hơn hẳn so với tốc độ tăng trưởng huy động. Điều này buộc các ngân hàng tìm đến kênh trái phiếu doanh nghiệp như một giải pháp để đa dạng hóa nguồn vốn.
be2041587a4fb457e960f6ff587d6734
Tăng trưởng tín dụngtại các ngân hàng hiện đang cao hơn huy động khi kênh gửi tiết kiệm không còn hấp dẫn như trước. Số liệu của NHNN cho thấy, trong nửa đầu năm 2024, huy động vốn của các tổ chức tín dụng ước đạt 13.575 tỷ đồng. Mặc dù tăng 1,5% so với cuối năm 2023 nhưng đây mức tăng tiền gửi thấp nhất trong nhiều năm qua. Theo thống kê của VietnamFinance, tại nhóm Big4, mức tăng trưởng tín dụng tại 4 ngân hàng quốc doanh đang cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng huy động. Cụ thể, tại Vietcombank, trong 6 tháng đầu năm 2024, tín dụng của ngân hàng tăng trưởng 7,8%, lên 1.369,6 tỷ đồng. Trái lại, số tiền huy động lại giảm xuống còn 1.374,6 tỷ đồng, giảm 1,5% so với thời điểm đầu năm. Tại Vietinbank, tốc độ tăng trưởng cho vay và huy động cũng không đồng đều. Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2024, tín dụng tăng 6,6% trong khi huy động vốn tăng thêm 4%. Tương tự, tại Agribank, tín dụng 6 tháng đầu năm của ngân hàng này đạt 1.592,4 tỷ đồng, tăng 2,6% so với đầu năm còn tiền gửi của khách hàng đạt 1.834,1 tỷ đồng, tăng chưa đến 1%. BIDV là ngân hàng duy nhất trong nhóm Big4 có mức tăng trưởng tín dụng và huy động đồng đều. Nửa đầu năm 2024, tín dụng của BIDV tăng thêm 105,2 tỷ đồng, tương đương 6%. Tiền gửi của khách hàng cũng tăng 6%, lên 1.806,9 tỷ đồng. Ở nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần, xu hướng “chậm nhịp” của tăng trưởng huy động được khắc họa rõ nét hơn. Là ngân hàng dẫn đầu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống trong nửa đầu năm 2024, NCB ghi nhận tăng trưởng tín dụng đạt 16% còn tiền gửi khách hàng tăng hơn 11% so với thời điểm đầu năm. Các ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng từ 10% trở lên như Kienlongbank, VietBank, VPBank, Maritime Bank, Nam A Bank, MSB, HDBank, ACB, Techcombank cũng chứng kiến tốc độ tăng trưởng tín dụng vượt xa tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng. Chẳng hạn như tại Techcombank, cho vay khách hàng trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 592 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 14% nhưng tiền gửi của khách hàng chỉ tăng gần 6%. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ACB (12,8%), HDBank (12,5%), Nam Á Bank (10,7%), VPBank (10,2%), Kiên Long Bank (10%) đều ở mức 2 chữ số nhưng lại có tốc độ tăng trưởng huy động chỉ dao động trong khoảng từ 2,6% - 6,5%. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi của nhóm ngân hàng “top dưới” cũng không khá khẩm hơn. Đáng chú ý, Saigonbank và TPBank còn ghi nhận mức tăng trưởng âm trong huy động khi lần lượt giảm 0,16% và 2,5% so với đầu năm 2024. Duy chỉ có LPBank và MSB chứng kiến tăng trưởng huy động vượt xa tăng trưởng tín dụng. Dư nợ tín dụng của LPBank tăng 15,2% nhưng tiền gửi của khách hàng tăng tới 21,3%, đạt 288 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2024. Còn MSB, tăng trưởng tín dụng đạt 11,6% trong khi tăng trưởng huy động lên tới 14,6%. Tăng trưởng huy động ở các ngân hàng ở mức thấp trong bối cảnhlãi suấthuy động đang tiếp tục dò đáy. Mặc dù từ đầu quý II/2024, mặt bằng lãi suất VND bắt đầu tăng, khoảng 0,5% đến 1% cho các kỳ hạn khác nhau nhưng con số này vẫn ở mức thấp. Thậm chí, đến tháng 8/2024, lãi suất huy động vẫn ở mức thấp khi lãi suất huy động cao nhất đối với kỳ hạn 3 tháng là 4,3%/năm, kỳ hạn 6 tháng là 5,4%/năm, kỳ hạn 9 tháng là 5,55%/năm và kỳ hạn 12 tháng là 6%/năm. Trái lại, các kênh đầu tư khác lại bắt đầu khởi sắc trở lại, làm giảm sức hấp dẫn của kênh tiền gửi. Bình quân 6 tháng đầu năm, chỉ số giá vàng tăng 24,02% so với đầu năm, tức tăng gần gấp 3 lần so với lãi suất huy động của các ngân hàng trong cùng thời điểm. Thị trường bất động sản cũng bắt đầu có những tín hiệu “sôi động” trở lại, thúc đẩy người dân rút tiền ra khỏi ngân hàng để mua bất động sản. Theo báo cáo Thị trường Bất động sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 của VARS, thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2024 ghi nhận 22.399 sản phẩm được giao dịch thành công, cao gấp 3 lần cùng kỳ năm 2023. Tỷ trọng giao dịch có xu hướng tăng theo thời gian ở các phân khúc căn hộ bình dân, căn hộ cao cấp, căn hộ hạng sang với mức tăng lần lượt là 2%, 13% và 7%. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi của khách hàng không theo kịp tốc độ tăng trưởng cho vay dẫn đến LDR thuần toàn hệ thống ghi nhận mức gia tăng từ 103,69% trong quý I/2024 lên đến 105,68% trong quý II/2024, theo số liệu của Kirin Capital. Đây là điểm đáng lưu ý đối với ngành ngân hàng do ảnh hưởng trực tiếp đến thanh khoản trên hệ thống cũng như gây cản trở tới đà tăng trưởng tín dụng toàn ngành do thiếu thanh khoản để cho vay. Nhằm đảm bảo cân đối nguồn vốn, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh phát hànhtrái phiếu. Theo VIS Rating, các ngân hàng Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn vốn thị trường để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn cũng như đảm bảo các yêu cầu về an toàn vốn cho tăng trưởng kinh doanh khi tăng trưởng tiền gửi chậm lại. Theo thống kê của Bộ Tài chính, trong 7 tháng đầu năm 2024, thị trường ghi nhận 183 đợt phát hành TPDN riêng lẻ với tổng giá trị huy động 174.000 tỷ đồng, tăng 2,78 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngân hàng là ngành có tỷ trọng phát hành lớn nhất với tổng giá trị 136.500 tỷ đồng, chiếm 68,2% tổng giá trị phát hành toàn thị trường. Lãi suất trái phiếu ngân hàng kỳ hạn 5-10 năm cũng đạt mức 6-7%/năm. Tính từ đầu năm đến nay, các ngân hàng phát hành giá trị phát hành lớn nhất có thể kể đến như ACB với 23.800 tỷ đồng, MB với 23.300 tỷ đồng, Techcombank với 17.000 tỷ đồng. Riêng từ đầu tháng 8 đến nay, thị trường tiếp tục ghi nhận các đợt phát hành đáng chú ý đến từ nhóm ngân hàng như Agribank đã phát hành thành công 10.000 tỷ đồng hay OCB phát hành lô trái phiếu 5.000 tỷ đồng,… Ở chiều ngược lại, ngân hàng cũng là nhóm tích cực mua lại trước hạn các trái phiếu, trong đó phải kể đến Techcombank mua lại hơn 10.900 tỷ đồng trái phiếu, MB mua lại hơn 9.600 tỷ đồng trái phiếu hay OCB mua lại 4.900 tỷ đồng trái phiếu chỉ tính riêng trong quý II/2024.
bf84fb17bf88c415b68ab29bac3898e8
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
14:30
999b1ad8231180184caf38ed6b540ed7
20240916
https://vietnamfinance.vn/di-lam-moi-ngay-130km-chuyen-nhan-nhu-khong-voi-vf-9-d115988.html
d7fce663b90a106af4cb039ad56e91a2
Đi làm mỗi ngày 130km: Chuyện ‘nhàn như không’ với VF 9
a093bcad3c7335287550dd7b49cbadc5
thi-truong
Khơi gợi hứng thú di chuyển, cho cảm giác được “làm ông chủ” nhưng chi phí sử dụng lại tiết kiệm hơn cả một chiếc xe xăng bình dân, anh Phạm Đức Giang (Hưng Yên) rất yêu VF 9 và luôn coi chiếc xe của mình như một người bạn đồng hành đáng tin cậy.
76d27041ffeaddac0127e4923bbeb450
Anh Phạm Đức Giang hiện đang làm công việc văn phòng tại Hà Nội và kinh doanh ở thành phố Hưng Yên. Hàng ngày, anh cùng chiếc VF 9 đi lại tổng cộng khoảng 130 km. Với anh Giang, việc được ngồi trên chiếc VF 9 đi làm và trở về nhà trên quãng đường xa đã trở thành niềm vui. “Tôi hay nói vui với anh em trong hội VF 9, chiếc xe này là lý do khiến tôi ‘bỏ phố, về nhà’. Tôi vẫn sinh sống ở Hưng Yên và đi làm ở Hà Nội vì có VF 9, việc đi lại trở thành chuyện nhỏ”, anh Giang nói. Là một người đang sở hữu tới 4 chiếc xe điện của VinFast: VF 5, VF 8, VF 9 và mới nhất là VF 3, anh Giang là “fan cứng” của xe điện. Hiện anh đang là quản trị viên được nhiều người biết đến của VF 9 Club và là chủ kênh video VF 9 Road Trip chuyên chia sẻ những kiến thức về xe điện. Anh chia sẻ, thời điểm mới mua chiếc xe điện đầu tiên, anh cũng có những lăn tăn nhất định. Thế nhưng càng dùng, anh càng thấy xe điện rất thuận tiện. Anh ghi nhận, quãng đường 60 km đi làm hằng ngày có tới 5 điểm sạc dọc đường đi, mỗi điểm lại có rất nhiều cổng sạc. Riêng ở Hưng Yên cũng có 3 điểm sạc cách nhà không xa, còn lên Hà Nội thì vô số. Lý do tiếp theo để anh Giang chọn VF 9 làm “bạn đồng hành” là chi phí vận hành quá tiết kiệm. Xe được miễn phí sạc pin trong 2 năm nên anh Giang không phải bận tâm về chuyện năng lượng. Ngoài ra, theo anh, chi phí bảo dưỡng của VF 9 cũng rẻ đến bất ngờ. Lần đầu tiên đi bảo dưỡng ở mốc 12.000 km, anh chỉ mất 250.000 đồng tiền công bảo dưỡng và thay lọc gió điều hoà 400.000 đồng. Anh nhận định, đây là mức chi phí bảo dưỡng rất rẻ, thậm chí chỉ ngang với một chiếc xe máy. “Đi xe VF 9 mới thấy cái cảm giác mình được làm ‘ông chủ’. Ông chủ theo 2 nghĩa: ông chủ đích thực của chiếc xe và được nhiều người khác coi mình như ông chủ”, vị khách hàng chia sẻ. Đặc thù công việc và chỗ ở khiến anh Giang thường xuyên di chuyển một mình. Lúc đó, chiếc xe với trợ lý ảo thông minh như một người bạn đường phục vụ mọi nhu cầu của anh như bật điều hoà, hạ cửa kính, thậm chí là yêu cầu mở cốp trước khi xuống xe để dễ dàng lấy đồ. Nhờ vậy, anh có thể tập trung lái xe mà không bị sao nhãng. “Cái hay của ViVi là rất thân thiện và hài hước. Trước kia tôi đi một chiếc xe gầm cao của Ford cũng có thể giao tiếp, nhưng bằng tiếng Anh và nó không biết kể chuyện cười cho mình. Cái này thì chỉ trên xe VinFast mới có được”, anh Giang kể lại. Một điểm thú vị hơn theo anh Giang là VF 9 liên tục được update những tính năng thông minh tiên tiến nhất, khác với các xe của thương hiệu khác. Mỗi lần nâng cấp, anh Giang lại thấy xe được bổ sung hoặc nâng cấp công nghệ mới, chẳng hạn như tính năng hỗ trợ lái an toàn ADAS. Những tính năng này giúp anh luôn đi đúng làn đường, bám theo xe phía trước và lái xe không quá căng thẳng. Trên những chuyến đi xa, ADAS càng phát huy tác dụng và hoạt động trơn tru khi lên đèo, đổ đèo. Bên cạnh ưu điểm của bản thân chiếc xe, anh Giang cũng đặc biệt hài lòng với dịch vụ hậu mãi đi kèm. Xe đến mốc bảo dưỡng lớn, bận không đến được xưởng, anh chỉ cần gọi điện đến tổng đài, sau khoảng 30 phút, VinFast đã sắp xếp cố vấn dịch vụ đến tận nhà đưa xe đến xưởng miễn phí – dịch vụ rất hữu ích cho các chủ xe bận rộn. “Trước kia mình dùng xe xăng của một hãng xe sang, nhưng lúc bảo dưỡng vẫn phải tự mình mang xe tới xưởng, rồi vẫn phải chờ đợi, đi lại nhiều lần rất mất thời gian”, anh nói. 2 năm trải nghiệm thực tế VF 9, anh Giang cho biết bản thân được quá nhiều đặc quyền “ông chủ” và thường xuyên bổ sung như hotline phục vụ riêng, ưu tiên tiếp đón, xử lý tại xưởng dịch vụ, quyền lợi đổi xe và được VinFast cam kết mua lại xe… Gần đây nhất, từ ngày 20/8 đến hết ngày ngày 30/11, VinFast đã triển khai chính sách đặc biệt dành cho các khách hàng mới mua xe VF 9: tặng 50% lệ phí trước bạ, tương đương 6% giá bán xe cùng gói sử dụng sân golf VVIP của Vinpearl trị giá 350 triệu đồng (giới hạn cho 100 khách hàng mua xe đầu tiên). Đặc biệt hơn, toàn bộ quyền lợi chủ xe VF 9 được hưởng có thể được quy đổi sang tiền mặt với tổng giá trị ưu đãi lên đến hơn 582 triệu đồng. “Không chỉ riêng đợt này VinFast mới có những chính sách như thế đâu. Dùng tới 4 chiếc xe điện VinFast, tôi thấy lúc nào VinFast cũng có chính sách tốt”, anh Giang cho biết.
818c7d01781d811c1e607d5b8398c774
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
10:41
e13321bcc9fd21b7696883fa76c08195
20240916
https://vietnamfinance.vn/dieu-kien-de-dn-bi-anh-huong-bao-yagi-duoc-giam-lai-suat-vay-von-d115959.html
6b45cfaeb2ac1a5c9132aae1afe9985b
Điều kiện để DN bị ảnh hưởng bão Yagi được giảm lãi suất vay vốn
0e226d165bcd1f598c9c225ae47d8221
Người dân, doanh nghiệp tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão Yagi (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái...) sẽ được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay và tiếp tục cho vay mới.
e670e79e73eff5f263c04cc78206cb3d
Ngày 10/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão. Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa; bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bí thư cấp ủy, chủ tịch các tỉnh, thành phố trong vùng bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ nêu trên với mục tiêu đảm bảo an toàn, sức khỏe, tính mạng cho nhân dân là trên hết. Tại văn bản này, Thủ tướng chỉ đạo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn, kịp thời áp dụng các chính sách hỗ trợ lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ, tiếp tục cho vay để người dân, doanh nghiệp có điều kiện khôi phục sản xuất kinh doanh. Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách giãn hoãn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí,… đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, mưa lũ theo quy định của pháp luật; yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm khẩn trương thực hiện bồi thường tổn thất cho bên mua bảo hiểm bảo đảm nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời theo đúng thỏa thuận hợp đồng và quy định pháp luật; kịp thời phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất cấp thẩm quyền xuất cấp gạo cho các hộ có nguy cơ thiếu đói theo đúng quy định và thẩm quyền. Trước đó, ngày 9/9, NHNN cũng có công gửi đến các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) và chi nhánh NHNN tại 35 tỉnh, thành phố về việc triển khai các giải pháp để hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. Danh sách các địa phương được nêu trong công văn gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang. NHNN yêu cầu các TCTD chỉ đạo chi nhánh, phòng giao dịch chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn. Những biện pháp này bao gồm: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định hiện hành; thực hiện xử lý nợ đối với khách hàng bị thiệt hại về vốn vay theo quy định của pháp luật. Đồng thời, TCTD cần tổ chức thăm hỏi, động viên đối với các gia đình bị thiệt hại, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số để động viên người dân vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh; thực hiện công tác an sinh xã hội đối với các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản, những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão này. NHNN cũng yêu cầu các chi nhánh NHNN tại 35 địa phương trên đầu mối chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn khẩn trương triển khai hỗ trợ khách hàng để góp phần khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3. Cụ thể, các chi nhánh cần phối hợp với sở, ban, ngành trên địa bàn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố các giải pháp để hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại, các khu vực bị thiệt hại do cơn bão số 3, cũng như báo cáo về NHNN. Chi nhánh NHNN tại các tỉnh trên cần đánh giá thiệt hại vốn vay của khách hàng và kết quả bước đầu triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ của ngành ngân hàng trên địa bàn trước ngày 20/9/2024. Đồng thời, định kỳ trước ngày 10 hàng tháng, báo cáo kết quả triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ của ngành ngân hàng trên địa bàn. Theo số liệu của NHNN, đến 7/9, dư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng 7,75%. Mức này bằng một nửa so với chỉ tiêu đặt ra đầu năm của ngành ngân hàng. Hiện lãi suất vay của những khoản mới trung bình 6,23%, giảm 0,86% so với cuối năm 2023. Ngoài ngành ngân hàng, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cũng đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xác định thiệt hại, tạm ứng bồi thường, bồi thường và trả tiền bảo hiểm cho bên mua, người thụ hưởng bị thiệt hại vì bão Yagi.
567ff00d37f98dea25f927a5986a5ce0
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
11:45
3cf8f84b3a12ab4aaddd26ad05ab9930
20240912
https://vietnamfinance.vn/cong-nhan-nha-may-samsung-an-do-dinh-cong-200-lanh-dao-cap-cao-bi-sa-thai-d115969.html
1a237a6be4788739aebd862855ad906d
Samsung Ấn Độ: Công nhân đình công, 200 lãnh đạo cấp cao sắp bị sa thải
657d7882032095bea2903bdfafb6a2ba
Samsung Electronics chuẩn bị sa thải hơn 200 giám đốc các bộ phận tại Ấn Độ do tăng trưởng kinh doanh chậm lại và nhu cầu tiêu dùng giảm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Sự việc xảy ra vào thời điểm công nhân tại nhà máy Samsung ở miền Nam Ấn Độ tiếp tục cuộc đình công sang ngày thứ ba.
3218d0200118f0c288b5874c73e05e52
Hãng tin Economic Times của Ấn Độ dẫn nguồn từ 4 lãnh đạo cấp cao của Samsung Electronics cho hay “gã khổng lồ” điện tử Hàn Quốc Samsung Electronics sẽ sa thải hơn 200 giám đốc các bộ phận tại doanh nghiệp Ấn Độ. Động thái diễn ra trong bối cảnh công ty đang mất dần thị phần trong mảng kinh doanh điện thoại thông minh vốn là “con bò sữa” doanh thu và đang nỗ lực cắt giảm chi phí để cải thiện lợi nhuận. Việc sa thải sẽ diễn ra trong lĩnh vực điện thoại di động, điện tử tiêu dùng, thiết bị gia dụng và các chức năng hỗ trợ. Con số này sẽ chiếm khoảng 9-10% tổng số lực lượng quản lý gồm 2.000 giám đốc điều hành các bộ phận. Sự việc xảy ra vào thời điểm công nhân tại nhà máy Chennai của công ty đang đình công vô thời hạn trong ngày thứ ba, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tivi, tủ lạnh và máy giặt ngay trước mùa lễ hội quan trọng. Công ty vẫn đang cố gắng vận hành nhà máy với sản lượng khoảng 50-80% công suất. Nhà sản xuất điện tử tiêu dùng và điện thoại di động lớn nhất Ấn Độ tính theo doanh thu này cũng đang cân nhắc khả năng tái cấu trúc hoạt động của mình, có thể bao gồm việc sáp nhập một số bộ phận kinh doanh như tivi và đồ gia dụng, nếu thực hiện, có thể làm tăng số lượng người bị sa thải, các lãnh đạo của Samsung cho biết. Điều này nhằm cắt giảm các tầng quản lý, nhân lực, chi phí chung, giảm tình trạng kém hiệu quả và quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sau lễ Diwali (lễ hội quan trọng nhất trong năm của Ấn Độ). Sản lượng tại nhà máy quan trọng của Samsung Ấn Độ bị ảnh hưởng khi cuộc đình công bước sang ngày thứ ba. Công ty cũng đã đóng băng việc tuyển dụng mới và những vị trí mà giám đốc các bộ phận tự nguyện nghỉ việc sẽ không được tuyển dụng và có thể cũng sẽ giảm số lượng nhân viên nghỉ việc. Những người bị sa thải sẽ được trả ba tháng lương theo hợp đồng lao động và một gói trợ cấp thôi việc là một tháng lương cho mỗi năm làm việc tại công ty. Một lãnh đạo trong ngành, người biết về các kế hoạch này, cho biết mức lương của nhân viên cấp cơ sở và cấp trung tại Samsung Ấn Độ đã tăng vọt trong vài năm qua khi công ty này tăng trưởng với tốc độ hai chữ số. “Mức lương gần gấp đôi mức lương thị trường. Điều này đòi hỏi phải điều chỉnh lộ trình vì hoạt động kinh doanh đã chậm lại đáng kể. Có một động thái rõ ràng từ trụ sở chính tại Seoul nhằm cắt giảm chi phí trong hoạt động tại Ấn Độ. Quá trình sa thải đã bắt đầu và có thể tăng lên sau lễ Diwali nếu kết quả kinh doanh không được cải thiện”, một giám đốc cấp cao trong ngành cho biết. CEO của một công ty thiết bị gia dụng đối thủ cho biết ông đang bị ngập trong "các cuộc gọi điên cuồng" và sơ yếu lý lịch từ các giám đốc bộ phận của Samsung Ấn Độ để xin việc. Ông cho biết: "Một số người đã bị sa thải bao gồm cả các giám đốc cấp cao, những người sẵn sàng gia nhập chúng tôi ngay cả với mức lương thấp hơn đáng kể". Đầu năm nay, Samsung Ấn Độ đã chứng kiến một số giám đốc bộ phận rời khỏi mảng kinh doanh điện thoại di động cũng như điện tử. Trong số này có Mohandeep Singh, một trong hai giám đốc điều hành hàng đầu của Ấn Độ đã lãnh đạo cả mảng kinh doanh điện thoại di động và điện tử của công ty. Ông đã rời đi vào tháng 6 sau 14 năm gắn bó với công ty khi ông là người đứng đầu mảng kinh doanh tivi và sau đó đã gia nhập Jubilant Agri & Consumer Products với tư cách là giám đốc điều hành, theo hồ sơ LinkedIn của ông. Samsung đã từng phải đối mặt với sức nóng trong lĩnh vực kinh doanh điện thoại di động từ đối thủ cạnh tranh Trung Quốc sau một vài năm thống trị. Theo dữ liệu của Counterpoint Research, Samsung đã mất vị trí dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh vào tay Xiaomi về doanh số bán ra trong khi xét về giá trị, Samsung vẫn là công ty lớn nhất. Theo Counterpoint, trong quý II vừa qua, thị phần của Samsung trong lĩnh vực điện thoại thông minh là 18,1%, giảm nhẹ so với 18,4% cùng kỳ năm ngoái khi Samsung cũng là công ty lớn nhất về doanh số. Thị phần của Xiaomi là 18,9%, tiếp theo là Vivo với 18,8% trong quý trước. Theo giá trị, Samsung vượt xa đối thủ cạnh tranh với 24,5% thị phần trong giai đoạn được đánh giá, tiếp theo là Vivo với 16,8% và Apple với 16,3%, nhà nghiên cứu cho biết.
c7c283b43bc52248382fd7fa25f60970
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
15:09
f4478264ac4f7447ba8751585ae79c5d
20240912
https://vietnamfinance.vn/chu-tich-quang-nam-gia-han-tien-do-cho-loat-du-an-cua-bach-dat-an-d115965.html
317d65435ad1d42ea7a6cb05f9c94b01
Chủ tịch Quảng Nam gia hạn tiến độ cho loạt dự án của Bách Đạt An
a87062cc859ada5468375983a9c3ca36
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất điều chỉnh tiến độ thực hiện các dự án Khu đô thị Bách Đạt, Khu đô thị số 7B mở rộng, Khu đô thị Hera Complex Riverside.
94ebad5337c04bb3089cab7982cf9fa8
Đại diện lãnh đạo UBND thị xã Điện Bàn thông tin, UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản điều chỉnh tiến độ thực hiện các dự án Khu đô thị Bách Đạt, Khu đô thị số 7B mở rộng, Khu đô thị Hera Complex Riverside tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn. Đây là các khu đất do Công ty cổ phầnBách Đạt Anlà chủ đầu tư. Theo đó, văn bản được đưa ra sao khi xem xét Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư về chủ trương điều chỉnh và tiến độ thực hiện 3 dự án Khu đô thị Bách Đạt, Khu đô thị số 7B mở rộng, Khu đô thị Hera Complex Riverside tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn. Qua đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất điều chỉnh tiến độ thực hiện các dự án Khu đô thị Bách Đạt, Khu đô thị số 7B mở rộng, Khu đô thị Hera Complex Riverside. Cụ thể, đến hết tháng 06/2025, các dự án kiên quyết thực hiện hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phần diện tích còn lại để tiếp tục triển khai các thủ tục tiếp theo của các dự án. Đến hết tháng 12/2025, các dự án phải triển khai thực hiện hoàn thành các dự án, nghiệm thu bàn giao đưa các dự án vào khai thác sử dụng. Hồi đầu tháng 8/2024, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam (Sở KH&ĐT) đã hủy bỏ một loạt các quyết định như: Quyết định số QDTH/10137790 ngày 11/8/2023 của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Quảng Nam về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Quyết định số QDTH/10151751 ngày 17/5/2024 của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Quảng Nam về việc hủy bỏ Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Quyết định số QDTH/10151755 ngày 17/5/2024 của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Quảng Nam về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Quyết định số 131/QĐ-ĐKKD ngày 30/5/2024 của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Quảng Nam về việc hủy bỏ Quyết định số QDTH/10151751 ngày, 17/5/2024, Quyết định số QDTH/10151755 ngày 17/5/2024 và sửa đổi Quyết định số QDTH/10137790 ngày 11/8/2023 của Trưởng Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam. Đây là các quyết định áp dụng cho Công ty cổ phần Bách Đạt An có địa chỉ trụ sở chính tại Lô A7-21,22, Khu Đô Thị Sentosa Riverside, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
6bbef7c9fd405456eb055d5b3a991981
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
16:00
2af1479cbab2651f55315cdaac6ab738
20240912
https://vietnamfinance.vn/nhin-lai-goi-thau-cua-tap-doan-thuan-an-khien-cuu-bi-thu-ha-giang-bi-de-nghi-ky-luat-d115984.html
3dac20f04839ba5c9fa0230ecce84769
Nhìn lại gói thầu của Tập đoàn Thuận An khiến cựu Bí thư Hà Giang bị đề nghị kỷ luật
77163f6a1b1064611df43fe0cd194bce
Cựu Bí thư Hà Giang Đặng Quốc Khánh được xác định trách nhiệm với vi phạm nghiêm trọng các quy định trong tổ chức thực hiện dự án cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang (gói thầu số 04 do Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An thực hiện).
8364bdb5461545acfbb4d99d21636c97
Như VietnamFinance đã thông tin, tại kỳ họp thứ 47 vừa diễn ra, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Giang. Sau khi xem xét, UBKT Trung ương nhận thấy Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Giang nhiệm kỳ 2020-2025, Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức thực hiệndự án cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang (gói thầu số 04 do Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An thực hiện); một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải thi hành kỷ luật. Trách nhiệm cá nhân đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về nhiều lãnh đạo tỉnh Hà Giang, trong đó cóông Đặng Quốc Khánh, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy. UBKT Trung ương đã đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang nhiệm kỳ 2020-2025 và ông Đặng Quốc Khánh. Ông Đặng Quốc Khánh sinh năm 1976, quê tại Hà Tĩnh. Ông từng là chuyên viên Phòng thẩm định thuộc Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh, sau đó kinh qua nhiều chức vụ ở tỉnh này như Giám đốc Sở Xây dựng, Bí thư huyện Nghi Xuân, Phó chủ tịch tỉnh. Năm 2016, khi nhậm chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ở tuổi 40, ông là chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước. Tháng 7/2019, Bộ Chính trị điều động ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang. Tháng 5/2023, ông được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021-2026. Đầu tháng 8/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Đặng Quốc Khánh thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII. Tại kỳ họp bất thường ngày 26/8, Quốc hội đã phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường với ông Đặng Quốc Khánh. Theo tìm hiểu, gói thầu số 04-XL thi công xây dựng đoạn Km12+500 đến Km19+120 thuộc dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) đoạn qua tỉnh Hà Giang có giá dự toán được phê duyệt là 815 tỷ 111 triệu đồng. Ngày 19/9/2023, ông Lê Tiến Dũng, quyền Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hà Giang đã ký ban hành quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 04-XL. Liên danh trúng thầu gói thầu nêu trên là Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An - TAG và Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng 168 Việt Nam. Giá trúng thầu là 815 tỷ 036 triệu đồng. So với giá dự toán, gói thầu này chỉ giảm giá, tiết kiệm cho Ngân sách khoảng 75 triệu đồng. Đây là gói thầu được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hà Giang tổ chức đấu thầu rộng rãi qua mạng. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một nhà thầu là liên danh nêu trên nộp hồ sơ tham dự và trúng thầu. Theo dữ liệu đấu thầu, liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An - TAG và Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng 168 Việt Nam đạt số điểm kỹ thuật là 89,75 điểm. Do chỉ có một nhà thầu duy nhất nộp hồ sơ và đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được mở hồ sơ đề xuất về tài chính, tổ chuyên gia đấu thầu kiến nghị Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hà Giang mời liên danh này đến đối chiếu tài liệu và thương thảo hợp đồng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định. Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang dài gần 105km, trong đó 77km thuộc Tuyên Quang và 27,5km thuộc Hà Giang. Điểm đầu tại nút giao cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ với quốc lộ 2D, thuộc xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; điểm cuối tại xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.Giai đoạn 1, dự án có tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng, quy mô 2 làn xe, nhưng giải phóng mặt bằng 4 làn, chưa có làn dừng khẩn cấp mà bố trí các điểm dừng khẩn cấp, dự kiến hoàn thành cuối năm 2025. Vốn đầu tư công từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.Tháng 5/2023, tỉnh Hà Giang đã khởi công đoạn cao tốc trên địa bàn tỉnh và đến tháng 10, tỉnh Tuyên Quang khởi công đoạn còn lại. Đến tháng 4/2024, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an tiến hành khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan. Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”. Liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An, đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 8 bị can. Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra làm rõ dấu hiệu sai phạm trong việc đấu thầu, triển khai dự án của Tập đoàn Thuận An. Đồng thời, tập trung lực lượng mở rộng điều tra vụ án, thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước, đề xuất xử lý nghiêm minh các sai phạm của các bị can. Quá trình điều tra, các bị can đã thừa nhận sai phạm, tự nguyện nộp, vận động gia đình khắc phục hậu quả vụ án. Đến nay, đã thu giữ 62 tỷ đồng, 40.000 USD có liên quan sai phạm của các bị can, người liên quan vụ án.
9a4c67a2de75c6f2ceb4eba9529bf4ee
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
18:57
0505733b94eb66d17af8a8521ad73d2b
20240912
https://vietnamfinance.vn/chu-loat-khach-san-tren-dat-vang-tp-hcm-ganh-lo-22-ty-dong-moi-ngay-d115962.html
f0a425caf7f19bc1b8e310908b57fd9f
Chủ loạt khách sạn trên 'đất vàng' TP. HCM gánh lỗ 2,2 tỷ đồng mỗi ngày
8ff1f2c84131ea9bc900814c32159e07
Mặc dù là chủ của loạt khách sạn trên "đất vàng" TP. HCM nhưng Công ty cổ phần Bông Sen vẫn ghi nhận khoản lỗ lên tới 401 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024.
a1a169295fe0be78aaee1fb632a0c95e
Theo công bố thông tin mới đây, trong 6 tháng đầu năm 2024, Công ty cổ phần Bông Sen đã lỗ 401 tỷ đồng, tức trung bình mỗi ngày, công ty lỗ hơn 2,2 tỷ đồng. Mức lỗ bán niên 2024 của Công ty cổ phần Bông Sen gần gấp rưỡi mức lỗ cùng kỳ năm ngoái. Trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, công ty Bông Sen liên tục ghi nhận khoản lỗ lớn. Trong năm 2021 khi công ty bắt đầu công bố thông tin, Bông Sen thua lỗ 186 tỷ đồng. Mức lỗ tăng lên 443 tỷ đồng trong năm 2022 và 479 tỷ đồng trong năm 2023. Với tình hình kinh doanh bết bát, tại thời điểm 30/6/2024, vốn chủ sở hữu của Bông Sen còn 5.264 tỷ đồng, giảm từ 6.973 tỷ đồng trong cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu đạt 1,59, tức tổng nợ phải trả là gần 8.370 tỷ đồng, cao gấp 1,6 lần vốn chủ sở hữu. Trong khoản nợ gần 8.370 tỷ đồng của Bông Sen có khoảng 4.800 tỷ đồng dư nợ trái phiếu. Theo thông tin trên HNX, lô trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, được phát hành từ tháng 10/2021 với lãi suất 10,5%/năm cùng thời hạn trả lãi định kỳ 3 tháng/lần. Theo số liệu cập nhật lần gần nhất (cuối năm 2023), tổng lãi vay và lãi phạt chậm trả của lô trái phiếu này đã lên tới hơn 1.061 tỷ đồng, bằng 22% dư nợ gốc. Trước đó, trong tháng 8/2023, Bông Sen cho biết sẽ xử lý các tài sản để thanh toán khoản nợ trái phiếu trên, bao gồm cổ phần của Công ty Daeha, hồ sơ thế chấp khách sạn Palace Saigon, khách sạn Bông Sen Annex, nhà hàng Vietnam House và hai bất động sản khác tại quận 1 TP.HCM. Tuy nhiên, đến nay, Bông Sen vẫn đang chậm trả nợ gốc trái phiếu. Bông Sen nằm trong danh sách 762 công ty có liên quan đếnVạn Thịnh Phát. Doanh nghiệp này được biết là ông chủ của loạt khách sạn nằm trên “đất vàng” TP. HCM, bao gồm Palace Saigon (đường Nguyễn Huệ), Bông Sen Sài Gòn (đường Đồng Khởi) và Bông Sen Annex (đường Hai Bà Trưng) cũng như chuỗi các nhà hàng Calibre, Bier Garden, Buffet Gánh Bông Sen, Vietnam House, Lemongrass, Brodard. Ngoài ra, Bông Sen cũng nắm cổ phần chi phối tại tổ hợp khách sạn Daewoo tại Hà Nội. Doanh nghiệp này cũng từng thâu tóm Công ty cổ phần Saigon One Tower - chủ đầu tư tòa nhà cùng tên đã "đắp chiếu" suốt nhiều năm, nay đổi tên thành IFC One Saigon. Không riêng Bông Sen, nhiều doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan cũng ghi nhận kết quả kinh doanh bết bát trong nửa đầu năm 2024. Trước đó, Công ty cổ phần Dịch vụ - Thương mại TPHCM (Setra) cũng đã báo lỗ hơn 114,5 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay. Hay như Công ty Quang Thuận, một doanh nghiệp khác thuộc hệ sinh thái trên, cũng đã báo lỗ gần 339 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay. Giống như Bông Sen, chuỗi ngày thua lỗ của cả 2 công ty này đều kéo dài từ năm 2021 đến nay. Với việc phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu và liên tục báo lỗ, số nợ phải trả của Setra lẫn Quang Thuận đều đã gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu. Tại thời điểm 30/6/2024, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của Setra là 11,8 lần còn Quang Thuận ở mức 6,5 lần.
65640e340dd30ddb904905b7bd73fa52
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
14:42
b4886eb9ebe3c58f29faedf4dd4b1d9a
20240916
https://vietnamfinance.vn/thu-truong-bo-nnptnt-khang-dinh-ho-thuy-dien-thac-ba-an-toan-d115968.html
63d52cbe3bc538ba7908ee3c8fecbf78
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định: 'Hồ thủy điện Thác Bà an toàn'
0c486e944f5c772b7dacc18cb0333816
"Còn nhiều việc phải làm nhưng với lưu lượng nước về và lưu lượng xả, chúng tôi khẳng định thủy điện Thác Bà an toàn", Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nói.
8cb5767d80226f564bbaff790bf1fb1e
Ngày 11/9, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã đến thị sát tình hình hồ thủy điện Thác Bà (tỉnh Yên Bái) và kiểm tra công tác vận hành công trình này. Trao đổi với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tỉnh Yên Bái, Giám đốc Thủy điện Thác Bà, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt lưu ý, trong mọi tình huống thì ưu tiên cao nhất luôn là sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Tại cuộc kiểm tra, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, đến thời điểm này, hồ thủy điện Thác Bà bảo đảm an toàn. "Tuy nhiên, còn nhiều việc phải làm nhưng với lưu lượng nước về và lưu lượng xả, chúng tôi khẳng định Thủy điện Thác Bà an toàn", ông Hiệp nói. Sẽ mất khoảng 1-2 ngày nữa thì hồ sẽ về mực nước cho phép và bà con nhân dân trong khu vực vẫn phải ở nơi tránh trú để đề phòng trường hợp bất trắc có thể xảy ra. Ông Hiệp cho rằng với dự báo tình hình thời tiết, vấn đề Thủy điện Thác Bà sẽ được giải quyết tốt, mực nước sẽ xuống dưới ngưỡng cho phép. Dự báo lượng mưa ở khu vực này trong 48 giờ tới khoảng 40-50 mm và trong 24 giờ tới thì lượng mưa khoảng 15-20 mm. Hiện nay, các lực lượng chức năng đã tính toán mọi phương án và chủ động sẵn sàng lực lượng để ứng phó với tinh thần là giảm thiệt hại xuống mức tối thiểu, trong đó, tính mạng của người dân là trên hết. Hôm qua (10/9), trong công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái tìm mọi biện pháp có thể để kiểm soát nước lũ từ thượng lưu chảy về hồ Thác Bà. TP. Hà Nội, các tỉnh: Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, nhất là Yên Bái chuẩn bị phương án xấu nhất có thể xảy ra với hồ Thác Bà. Hồ thủy điện Thác Bà thuộc tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội 180km về phía Tây Bắc. Được xây dựng từ năm 1971, hồ Thác Bà có thể chứa 3,9 tỷ m3. Nguồn nước đổ vào hồ chủ yếu là sông Chảy, và một số sông ngòi nhỏ như ngòi Hanh, ngòi Cát. Sông Chảy nhận nước từ rừng núi phía Tây Bắc tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái. Cùng với các nguồn nước khác, sau khi đổ vào hồ Thác Bà thì theo các tổ máy và cửa xả, nước sông Chảy theo dòng đi tiếp rồi hợp lưu với sông Lô ở địa phận huyện Đoan Hùng, Phú Thọ. Từ đây, sông Lô chảy tiếp rồi cùng sông Đà từ vùng Tây Bắc đổ xuống, hợp lưu vào sông Hồng đoạn gần Việt Trì, rồi xuôi về Hà Nội và các tỉnh hạ lưu.
cb797236fdde579bd1d7acba7dccdb68
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
14:28
e5ce03c67500e6460b8def3f4ffae6da
20240912
https://vietnamfinance.vn/nvl-bi-cat-margin-co-phieu-nam-san-trang-ben-mua-d115961.html
12542788ea0a4a63b6cf193ce748238d
NVL bị cắt margin, cổ phiếu nằm sàn, trắng bên mua
c8aca3fdf1ae69487575474b89e87d43
Trước thông tin bị cắt margin, cổ phiếu NVL trên thị trường ngay lập tức phản ứng một cách mạnh mẽ khi rơi xuống mức giá sàn, giảm kịch biên độ còn 11.850 đồng/cổ phiếu.
3713b695569161446f06294b9ff5c55a
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) mới đây đã bổ sung cổ phiếu NVL của Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL) vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin). Nguyên nhân do Novaland chậm công bố thông tin báo cáo tài chính bán niên năm 2024 đã soát xét quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin. Trước đó, HoSE đã gửi thông báo nhắc nhở Novaland về việc công bố báo cáo tài chính riêng và hợp nhất soát xét bán niên 2024 vào ngày 4/9, tuy nhiên phía Novaland không công bố giải trình hay phản hồi về sự chậm trễ này. Trước thông tin bị cắt margin, cổ phiếu NVL trên thị trường ngay lập tức phản ứng một cách mạnh mẽ khi rơi xuống mức giá sàn, giảm kịch biên độ còn 11.850 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản cũng tăng khá mạnh lên mức hơn 48 triệu đơn vị, gấp 4 lần khối lượng giao dịch trung bình trong 3 tháng gần đây. Hết phiên sáng, NVL dư bán hơn 2,4 triệu cổ phiếu, trong đó hơn 2,1 triệu cổ phiếu nằm sàn. Đáng nói, cổ phiếu này liên tục ở trong trạng thái trắng bên mua trong suốt phiên sáng. Theo quan sát của VietnamFinance, xu hướng giảm của NVL bắt đầu rõ nét từ đầu tháng 4 cho đến nay, sau khi giao dịch ổn định trong vùng giá trên 16.000 – 18.000 đồng/cổ phiếu trong quý I. Từ mức đỉnh 18.300 đồng/cổ phiếu, trong vòng 3 tháng, NVL đã “lao dốc” xuống sát mệnh giá, giảm sâu về mức 11.000 đồng/cổ phiếu vào cuối tháng 7 và duy trì đến giữa tháng 8. Chỉ vừa hồi phục nhẹ trong khoảng 2 tuần, NVL đã rơi vào trạng thái bị bán tháo khi cổ phiếu bị cắt margin như đã nêu trên, khiến cổ phiếu lại rơi về vùng giá dưới 12.000 đồng/cổ phiếu. Tính từ đầu năm đến nay, thị giá của NVL đã giảm khoảng 29%, từ mức giá 16.700 đồng/cổ phiếu ghi nhận trong phiên đầu năm. Giới phân tích cho rằng xu hướng giảm của NVL bắt đầu từ giai đoạn tháng 4 khá trùng khớp với thời điểm doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý I, với khoản lỗ sau thuế hơn 600 tỷ đồng. Dù không phải lần đầu báo lỗ, tuy nhiên đây lại là khoản lỗ lớn nhất (theo quý) trong giai đoạn gần đây của Novaland. Trước đó, doanh nghiệp đã ghi nhận lỗ sau thuế hơn 410 tỷ đồng trong quý I/2023 và hơn 200 tỷ đồng trong quý II/2023. Sang quý II/2024, Novaland đã thay đổi tình hình, báo lãi sau thuế hơn 945 tỷ đồng, dù doanh thu chỉ đạt hơn 1.549 tỷ đồng. Nguyên nhân Novaland lãi lớn trong quý II phần lớn đến từ doanh thu tài chính, đạt 3.951 tỷ đồng, tương đương cao gấp hơn 5 lần cùng kỳ chủ yếu nhờ lãi từ các hợp đồng hợp tác đầu tư (2.885 tỷ đồng). Cũng trong quý II, ban lãnh đạo Novaland đã công bố các tin tức tích cực về việc hoàn thành cơ cấu phần lớn các khoản nợ, cũng như ghi nhận những chuyển biến tốt hơn về tình hình tài chính, pháp lý dự án, tiến độ xây dựng và bàn giao. Dẫu vậy, nhiều nhà đầu tư vẫn khá lo lắng khi nhóm cổ đông liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Novaland đang ngày càng giảm tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp này tới sát mốc 35%. Theo đó, chỉ trong vòng 3-4 tháng trở lại đây, Công ty Cổ phần NovaGroup đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Novaland từ 18,36% xuống 17,79%, tương đương bán hơn 11 triệu cổ phiếu NVL. Mới đây, NovaGroup tiếp tục đăng ký bán 3 triệu cổ phiếu NVL với mục đích cân đối danh mục đầu tư và hỗ trợ cơ cấu nợ. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của NovaGroup tại Novaland sẽ giảm xuống còn 17,63%. Tính đến nay, nhóm cổ đông liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn chỉ nắm giữ tổng cộng chưa tới 39% vốn cổ phần của Novaland, chỉ cách mốc 35% khoảng 4% nữa. Nếu để tỷ lệ sở hữu rơi xuống dưới mốc 35%, nhóm cổ đông này có thể mất quyền phủ quyết các quyết định tại Novaland.
5cdcdc4693bbf09516b12c4bdee3e44e
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
12:45
7869b07bea546aa59a5ee138adbcfd5a
20240912
https://vietnamfinance.vn/nha-lien-ke-tpthu-duc-gia-qua-cao-it-hang-van-kho-ban-d115419.html
65acaed45a75aee8d3173fc332c0e642
Nhà liền kề TP.Thủ Đức: Giá quá cao, ít hàng vẫn khó bán
ab08898cbb4959117506d812732b26f7
du-an
Dù nguồn cung nhà liền kề, nhà phố thương mại của các dự án khu đô thị mới tại Thủ Đức đã được cải thiện, nhưng giá bán quá cao khiến thị trường vẫn chưa hồi phục bền vững.
375355b8161f18bb17e54708e6f337d9
Theo báo cáo của Cushman & Wakefield, đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ về tư vấn bất động sản - quản lý đầu tư, thị trường nhà phố thương mại trong các dự án khu đô thị mới tại TP. HCM chứng kiến những tín hiệu hồi phục. Biểu hiện là nguồn cung mới trong quý II đang dần được cải thiện đạt 282 căn, tăng 403% so với quý trước và tăng 45% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng nguồn cung sơ cấp toàn thị trường từ đầu năm tới nay tập trung chủ yếu ở các giai đoạn mới trong các “siêu” dự án tại TP. Thủ Đức, đạt 839 căn. “Quan sát tạikhu vực TP. Thủ Đứccho thấy các dự án bất động sản trong giai đoạn 2022-2023 hầu như hoạt động cầm chừng; từ tháng 1/2024, có vài dự án khởi sắc trở lại, chủ yếu tung ra thị trường sản phẩm chung cư; từ quý II năm nay nhiều dự án đã hoàn thiện các quy trình pháp lý và xây dựng trở lại. Nguồn cung được cải thiện hơn, nhưng giá tăng cao”, ông Hà Văn Hoàng, Giám đốc sàn giao dịch bất động sản Đại Phát ở trung tâm TP.Thủ Đức, cho biết. Đại diện Cushman & Wakefield cho biết, từ quý II năm nay, giá nhà liền thổ (biệt thự, nhà phố thương mại) tại TP. HCM đã lập đỉnh 10 năm, lên 480 triệu đồng/m2, tăng 41% so với cùng kỳ 2023. Trước đó, DKRA Group cũng cho biết trong 6 tháng đầu năm 2024, nhà liền thổ, nhà phố thương mại của TP. HCM ghi nhận mức giá sơ cấp cao nhất lên đến 750 tỷ đồng/căn, thấp nhất 6,5 tỷ đồng/căn. Trong khi đó, năm 2022, giai đoạn cao điểm về giao dịch nhà liền thổ của thành phố, giá bán cao nhất chỉ 700 tỷ đồng/căn và thấp nhất là 4,9 tỷ đồng/căn. Riêng tại TP. Thủ Đức, giá sơ cấp trung bình đã tăng 12% theo quý và tăng 43% theo năm, đạt 13.546 USD/m2 (314 triệu đồng/m2), nhờ sự mở bán các phân đoạn mới từ các dự án ở khu vực phía Đông thành phố và đây là yếu tố chính gây tăng giá trong quý. Theo quan sát của Cushman & Wakefield, giá sơ cấp trung bình nhà liền thổ tại khu Đông hiện đang cao hơn trung bình toàn TP. HCM 12% và cao hơn trung bình khu vực phía Bắc của TP. HCM 139% (phía Bắc có lượng nguồn cung sơ cấp lớn thứ 2 thị trường TP. HCM, bao gồm quận 12 và quận Tân Phú). Nguyên nhân khiến mức giá trung bình ở phân khúc này cao đột biến được các chuyên gia cho là sự khan hiếm của nguồn cung. Sự thiếu hụt nguồn cung đến từ việc các chủ đầu tư trì hoãn giới thiệu dự án mới giữa lúc thị trường còn nhiều khó khăn. Những chủ đầu tư còn quỹ đất cũng sẽ ưu tiên phát triển dòng sản phẩm hạng sang và siêu sang nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Ngoài ra, theo các công ty nghiên cứu thị trường, một số dự án giai đoạn “rumor” gặp phải sự chậm trễ trong tiến độ xây dựng và chưa thỏa mãn điều kiện ký hợp đồng mua bán. Nguồn cung tương lai được dự đoán sẽ có thêm khoảng 9.000 căn từ năm 2024 trở đi và TP.Thủ Đức tiếp tục được kỳ vọng sẽ dẫn đầu do quỹ đất sẵn có, nhu cầu đô thị hóa cao. Giá bán cao khiến giao dịch và nhu cầu mua trên hai thị trường sơ cấp và thứ cấp ở thị phần nhà phố thương mại, nhà liền thổ ở TP. Thủ Đức đều đang ở mức thấp. Cushman & Wakefield cho biết quý II, tính chung cả TP. HCM có 337 căn nhà liền thổ mở bán mới chủ yếu ở khu vực Thủ Đức, lượng hấp thụ ở cả hai quý đầu năm gộp lại chỉ được 173 căn, giảm 59% so với năm ngoái. Bà Vũ Giáng My, chuyên viên tư vấn đầu tư của một quỹ đầu tư địa ốc tại TP. HCM, nhận định việc thanh khoản nhà liền thổ, nhà phố trong dự án mới của TP. HCM giảm là do hàng sơ cấp đang có giá bán quá cao, lại chịu sự cạnh tranh từ thị trường thứ cấp và các sản phẩm giá cả phải chăng ở các tỉnh lân cận. Người mua vẫn giữ tâm lý thận trọng với những loại sản phẩm có giá trị lớn. Họ chọn quan sát xu hướng thị trường và chưa thực sự hào hứng mua lúc này. Bà My chia sẻ thêm những sản phẩm nhà phố thương mại ở TP. HCM nói chung có giá bán trên 20 tỷ đồng đang chật vật giao dịch. Tại TP. Thủ Đức, giao dịch còn khó hơn do giá nhà liền kề, nhà phố khá đắt đỏ, hầu hết tại các dự án giá có mức 30 tỷ đồng/căn - 90 tỷ đồng/căn tùy diện tích. "Giá bán tăng đã đẩy những người có nhu cầu mua nhà liền kề, nhà phố thương mại dự án với mục đích ở thực phải dịch chuyển sang các vùng lân cận Thủ Đức như tỉnh Đồng Nai để tìm kiếm lựa chọn phù hợp tài chính hơn. Đây cũng là yếu tố khiến thanh khoản nhà liền kề kém", bà My cho biết thêm. Từ nay đến cuối năm, giới đầu tư bất động sản dự báo TP. HCM sẽ chỉ có khoảng 900 căn nhà liền kề mới, riêng Thủ Đức sẽ chiếm số lượng 600 căn. Phân khúc này dù đã có dấu hiệu tăng nguồn cung so với hai năm trước nhưng vẫn được xem là khan hiếm nguồn cung, cung chưa đáp ứng đủ cầu và hầu hết dự án sắp triển khai sẽ phải dịch chuyển cách trung tâm TP. Thủ Đức từ 10km đến 25 km. Lý giải xu hướng này, ông Mạnh Hùng, Giám đốc một công ty đầu tư bất động sản, chia sẻ quỹ đất tại TP. Thủ Đức đang ngày càng khan hiếm, chi phí sử dụng đất tăng cao, các chủ đầu tư có quỹ đất gần trung tâm vẫn sẽ ưu tiên phát triển nhà cao tầng hơn là những dự án thấp tầng. Để phát triển nhà liền kề, quỹ đất phải đủ lớn. Với cùng một quỹ đất, nếu chủ đầu tư xây nhà cao tầng sẽ tối ưu hóa được tỷ suất sinh lời, thanh khoản cũng khả quan hơn so với triển khai nhà liền thổ. Vì vậy, muốn phát triển nhà phân khúc này, các chủ đầu tư sẽ phải tìm kiếm quỹ đất ở các khu vực ít dân cư hơn như các huyện kế bên của tỉnh Đồng Nai hay Bình Dương, nơi có giá đất cạnh tranh hơn trong thời gian tới. Mặt khác, theo ông Hùng, hiện vẫn còn nhiều dự án bị trì hoãn quy trình phê duyệt pháp lý, dù đã có những tín hiệu tốt về tháo gỡ pháp lý của cơ quan có thẩm quyền. Khi quá trình xem xét pháp lý được hoàn thành, kỳ vọng tăng trưởng nguồn cung có thể đáp ứng nhu cầu, thị trường sẽ minh bạch và giá sẽ mềm hơn, người mua dễ lựa chọn hơn. Đại diện Cushman & Wakefield cho biết, từ quý II năm nay, giá nhà liền thổ (biệt thự, nhà phố thương mại) tại TP. HCM đã lập đỉnh 10 năm, lên 480 triệu đồng/m2, tăng 41% so với cùng kỳ 2023.
8601f6d0c9ddcdf208a57e3e257ecce7
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
08:30
c8d4a2c6dfa45c75bee65a8fab367f9a
20240912
https://vietnamfinance.vn/sau-han-quoc-samsung-lai-bi-gian-doan-san-luong-do-dinh-cong-tai-an-do-d115973.html
fc92d6386bf56ca91d7d183525f15775
Sau Hàn Quốc, Samsung lại bị gián đoạn sản lượng do đình công tại Ấn Độ
cc76e65a3858eda72cf24935bc658141
Hàng trăm công nhân tại Samsung Electronics thuộc nhà máy ở miền Nam Ấn Độ đã đình công sang ngày làm việc thứ ba để yêu cầu tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc, làm gián đoạn sản lượng tại một cơ sở sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng quan trọng của gã khổng lồ công nghệ toàn cầu.
ae61f075af89d9561720f553341fbd39
Cuộc đình công tại nhà máy ở Sriperumbudur, gần thành phố Chennai, là một trong những cuộc đình công lớn nhất trong những năm gần đây ở Ấn Độ. Nhà máy Samsung nằm cạnh các đơn vị của những gã khổng lồ toàn cầu khác như Foxconn và Dell ở một khu vực nổi tiếng về sản xuất ô tô và đồ điện tử. Những người lao động tham gia đình công muốn Samsung công nhận công đoàn của họ, cũng như tăng lương và cải thiện giờ làm việc. Tổng giám đốc điều hành Samsung Tây Nam Á, JB Park và các giám đốc điều hành cấp cao khác đã đến nhà máy để cố gắng giải quyết các cuộc biểu tình. "Họ (Samsung) sẽ sớm phải nói chuyện với chúng tôi, giống như cách họ đã làm với liên đoàn lao động Hàn Quốc tại đó", lãnh đạo liên đoàn E. Muthukumar nói với Reuters. Trước đó vào tháng 7 và tháng 8, công đoàn lớn nhất của Samsung Electronics tại Hàn Quốc, bao gồm hơn 35.000 thành viên, đã kêu gọi nhân viên đình công tại các nhà máy sản xuất chip nhớ AI tiên tiến cùng với các nhà máy khác xung quanh Seoul. Samsung có trụ sở tại Hàn Quốc, là công ty điện tử tiêu dùng lớn nhất Ấn Độ, đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters. Một phát ngôn viên của Samsung Ấn Độ cho biết đầu tuần qua rằng công ty đã tích cực hợp tác với người lao động "để giải quyết mọi khiếu nại mà họ có thể có và tuân thủ mọi luật lệ và quy định". Ở Ấn Độ, cuộc đình công diễn ra trước mùa lễ hội quan trọng khi người tiêu dùng tăng cường mua sắm và các công ty đưa ra các đợt giảm giá. Theo các nhân viên Samsung bên ngoài nhà máy, cho đến nay công ty vẫn chưa đồng ý công nhận liên đoàn lao động do Trung tâm Công đoàn Ấn Độ hậu thuẫn. "Chúng ta sẽ đoàn kết và giành chiến thắng", các nhân viên cùng hô vang bên ngoài nhà máy ở Sriperumbudur. Cho đến nay, vẫn chưa có bất ổn lao động nào xảy ra tại các nhà máy khác của Samsung ở Ấn Độ tại tiểu bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ, nơi sản xuất điện thoại thông minh. Samsung vào Ấn Độ năm 1995 và hiện có hơn 200.000 cửa hàng bán lẻ. Lợi nhuận ròng mới nhất của công ty tại Ấn Độ được báo cáo là 410 triệu USD, trên doanh thu hàng năm gần 12 tỷ USD. Điện thoại thông minh là nguồn doanh thu lớn nhất của Samsung tại Ấn Độ, nơi hãng chiếm hơn 1/4 thị trường thiết bị này tính theo giá trị, theo ước tính của Counterpoint Research. Một trong hai nhà máy của Samsung nằm gần thành phố công nghiệp phía nam Chennai và nhà máy còn lại, được Samsung gọi là "nhà máy di động lớn nhất thế giới" vào năm 2018, nằm ở bang Uttar Pradesh phía bắc. Tại Ấn Độ, Samsung được lãnh đạo bởi CEO JB Park. Công ty cũng sản xuất nhiều sản phẩm điện tử tiêu dùng và cạnh tranh với LG Electronics và các đối thủ trong nước. Công ty cũng điều hành ba cơ sở Nghiên cứu và Phát triển (R&D), trong đó hai cơ sở ở Noida và một ở trung tâm công nghệ Bengaluru. Nhà máy ở Sriperumbudur gần Chennai, thủ phủ của bang Tamil Nadu, đi vào hoạt động năm 2007. Nhà máy này sản xuất tủ lạnh, tivi, máy giặt và nhiều thiết bị gia dụng khác. Nhà máy này chiếm 20% đến 30% doanh thu hàng năm của Samsung tại Ấn Độ và sử dụng khoảng 1.800 nhân viên. Năm 2022, công ty cho biết sẽ đầu tư 15,88 tỷ rupee Ấn Độ (189,15 triệu đô la) vào tiểu bang này để xây dựng một nhà máy máy nén cho tủ lạnh. Samsung là công ty dẫn đầu thị trường tivi thông minh tại Ấn Độ trong quý đầu tiên năm 2024, chiếm 16% tổng số lô hàng.
62e79abbf3a1d49f741babe51ec192bb
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
16:45
0ff0b17f4926a192aecb096c42c7ff86
20240912
https://vietnamfinance.vn/cuoc-khung-hoang-cua-volkswagen-va-loi-canh-tinh-cuoi-cung-cho-nuoc-duc-d115958.html
596ed0aadaf49ff468d37f8f6d6b0a3c
Cuộc khủng hoảng của Volkswagen và 'lời cảnh tỉnh cuối cùng' cho nước Đức
44fd2969ef962e2549d5cfc5e6ce4541
Việc cắt giảm việc làm và khả năng đóng cửa nhà máy của hãng sản xuất ô tô lớn nhất nước Đức Volkswagen là triệu chứng của sự bất ổn rộng lớn hơn trong nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
3af3eb56684c00a97027e92874ddb543
Tuần trước, cảnh báo của Volkswagen về việc cắt giảm việc làm và khả năng đóng cửa dây chuyền sản xuất tại thị trường trong nước lần đầu tiên trong lịch sử 87 năm đã gây chấn động khắp nước Đức. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những "đám mây đen" bao phủ nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước Đức đã hình thành trong nhiều năm do chi phí sản xuất tăng cao, nền kinh tế trong nước suy yếu hậu Covid-19 và sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc. Chiến lược xe điện (EV) yếu kém của VW cũng đang làm trầm trọng thêm tình hình khó khăn về doanh thu của công ty. Nhà sản xuất ô tô này phải tiết kiệm chi phí khoảng 10 tỷ euro (11,1 tỷ USD) trong 3 năm tới, điều này có thể đồng nghĩa với việc mất hàng nghìn việc làm và có khả năng phải đóng cửa một số trong 10 dây chuyền lắp ráp tại Đức. Những cải cách đau đớn của VW có thể được coi là một phần trong những thách thức lớn hơn mà nền kinh tế trị giá 4,2 nghìn tỷ euro của Đức đang phải đối mặt, trong đó sự gián đoạn chuỗi cung ứng, khủng hoảng năng lượng, đặc biệt là do nguồn cung cấp khí đốt từ Nga giảm, và mất đi lợi thế cạnh tranh đã gây tổn hại đến tăng trưởng. "Volkswagen đại diện cho sự thành công của ngành công nghiệp Đức trong 9 thập kỷ qua. Nhưng câu chuyện này cho chúng ta biết bốn năm trì trệ kinh tế và 10 năm sức cạnh tranh quốc tế suy giảm có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào. Chúng khiến các khoản đầu tư kém hấp dẫn hơn", ông Carsten Brzeski, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng ING tại Đức, nói với DW. Nền kinh tế Đức đã suy giảm 0,3% vào năm ngoái, theo cơ quan thống kê quốc gia Destatis. Ba viện kinh tế hàng đầu đã dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ tăng 0% vào năm 2024. Điều này trái ngược với 10 năm tăng trưởng liên tiếp mà Đức đã ghi nhận trước đại dịch Covid-19, giai đoạn tăng trưởng dài nhất kể từ khi thống nhất vào năm 1990. Tin tức chấn động về VW, cùng với những tin tức tiêu cực về các gã khổng lồ công nghiệp khác của Đức, bao gồm BASF, Siemens và ThyssenKrupp, đã góp phần khiến nhiều chuyên gia dự đoán rằng những ngày tháng tươi đẹp nhất của nước Đức có thể đã qua và sự suy thoái kinh tế là điều không thể tránh khỏi. Ông Franziska Palmas, chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Âu tại Capital Economics có trụ sở tại London, nói với DW rằng: "Thông báo của VW chắc chắn là triệu chứng của tình trạng bất ổn chung trong toàn ngành công nghiệp Đức, chứ không phải là một trường hợp cá biệt". Ông đồng thời lưu ý rằng sản lượng công nghiệp trong tháng 7 đã giảm gần 10% so với mức đầu năm 2023 và sản lượng công nghiệp đã có xu hướng giảm trong 6 năm. Bên cạnh các vấn đề ảnh hưởng đến ngành ô tô của Đức, ông Palmas đã nói về "mất vĩnh viễn năng lực sản xuất trong ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng" kể từ cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2022, do ảnh hưởng bới chiến sự Ukraine. Capital Economics dự kiến ​​tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP của Đức sẽ "tiếp tục giảm trong thập kỷ tới". Những cơn gió ngược kinh tế từ các đối thủ cạnh tranh có chi phí thấp hơn tiếp tục làm giảm thị phần của Đức trong chiếc bánh kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, các vấn đề địa chính trị ngày càng tồi tệ hơn, đặc biệt là giữa phương Tây, Nga và Trung Quốc, đe dọa sẽ tiếp tục đẩy lùi toàn cầu hóa, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Đức. Khủng hoảng của VW là 'lời cảnh tỉnh cuối cùng' "Thế giới đang thay đổi và nguồn tăng trưởng kinh tế của chúng ta cũng đang thay đổi. Những vấn đề của VW nên là lời cảnh tỉnh cuối cùng để các nhà hoạch định chính sách Đức bắt đầu đầu tư và cải cách để đất nước có thể trở nên hấp dẫn hơn", nhà kinh tế trưởng của ngân hàng ING tại Đức nhận định. Tốc độ diễn ra của những cải cách này vẫn chưa chắc chắn, vì cái gọi là "phanh nợ" của Đức (hạn chế thâm hụt ngân sách cơ cấu hàng năm ở mức 0,35% GDP) và sự bất đồng giữa các đối tác liên minh của Thủ tướng Olaf Scholz về ngân sách liên bang năm 2025, có nghĩa là sẽ không còn nhiều dư địa cho các biện pháp kích thích tài khóa nữa. Dù vậy, bất chấp những luồng tin tức tiêu cực, Đức vẫn là địa điểm quan trọng cho các khoản đầu tư quốc tế. Trong 18 tháng qua, những công ty như Google, Microsoft, Eli Lily, Amazon và nhà sản xuất ô tô Trung Quốc BYD đã công bố các kế hoạch chi tiêu lớn. Berlin đã dành ra khoản trợ cấp khoảng 20 tỷ euro để thúc đẩy ngành bán dẫn trong nước, đặc biệt là ở miền Đông nước Đức, hỗ trợ các khoản đầu tư của nhà sản xuất chip Đài Loan TSMC và Intel. Bà Sudha David-Wilp, giám đốc văn phòng Berlin của tổ chức nghiên cứu German Marshall Fund, cho hay công nghệ sinh học, công nghệ xanh, trí tuệ nhân tạo (AI) và quốc phòng là những lĩnh vực đang phát triển khác của nền kinh tế Đức, và chính phủ có thể hỗ trợ thêm trong khi xây dựng chiến lược công nghiệp mới. "Không phải tất cả đều là sự u ám và bi quan. Vẫn còn những con đường phía trước để phát triển. Mọi thứ cần phải trở nên tồi tệ trước khi trở nên tốt hơn, và sự thôi thúc đổi mới cần được khơi dậy lại", bà Sudha nhấn mạnh thêm. Những diễn biến gần đây gợi nhớ đến tình trạng kinh tế khó khăn của Đức vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng 1, Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner (FDP) cho hay Đức hiện đang là một "người mệt mỏi" cần "một tách cà phê ngon" từ các cải cách cơ cấu.
c1976e11b98b466520d79b912706ff1d
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
14:26
f5a024cf52dcb9d73518408a4b0cca24
20240912
https://vietnamfinance.vn/lien-danh-thien-thai-dong-duong-duoc-chon-lam-khu-do-thi-4100-ty-dong-o-hue-d115901.html
4146a6b656bc3d70716b396564c5c538
Liên danh Thiên Thai – Đông Dương được chọn làm khu đô thị 4.100 tỷ đồng ở Huế
14bbeb1e9c22795071bbefd6e0975cb4
Liên danh Công ty cổ phần Khách sạn và Du lịch Thiên Thai - Công ty cổ phần Kiến trúc Tư vấn quản lý Đông Dương được UBND tỉnh Thừa Huế lựa chọn làm chủ đầu tư dự án Khu đô thị phía Nam sông Như Ý, Khu E - Đô thị mới An Vân Dương , TP. Huế, với tổng mức đầu tư 4.104 tỷ đồng.
29c57028debc5ef23a7829a7f2dcaacb
Theo đó, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất tại Khu đô thị phía Nam sông Như Ý, thuộc Khu E - Đô thị mới An Vân Dương , TP. Huế, với tổng mức đầu tư 4.104 tỷ đồng. Dự án Khu đô thị phía Nam sông Như Ý có quy mô sử dụng đất gần 51,67ha. Trong đó, diện tích dự kiến giao nhà đầu tư thực hiện dự án khoảng 48,82ha (không bao gồm khu vực chỉnh trang). Dự án này yêu cầu nhà đầu tư phải dành quỹ đất 3,92ha trong đồ án quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để xây dựng nhà ở xã hội và thực hiện đầu tư các công trình trên đất bao gồm: Toàn bộ công trình nhà ở thấp tầng theo quy hoạch và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Toàn bộ công trình nhà ở xã hội thuộc phạm vi dự án. Các công trình thương mại dịch vụ thuộc phạm vi dự án. Trường Mầm non, công trình thể dục thể thao phục vụ nhu cầu cho người dân tại dự án và lân cận. Nhà đầu tư thực hiện bàn giao cho Nhà nước quỹ đất công trình công cộng, quỹ đất phục vụ nhu cầu tái định cư tại chỗ cho các hộ dân bị di dời bởi dự án (dự kiến bao gồm lô OTT24 và OTT25, với tổng diện tích 2,37ha) và công trình hạ tầng của toàn bộ dự án sau khi đã đầu tư hoàn thành. Dự án sau khi hình thành sẽ tạo ra khu đô thị mới có đầy đủ các thiết chế hạ tầng xã hội; đảm bảo tính chất một khu đô thị xanh, đô thị carbon thấp, đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân và nhu cầu mua sắm, lưu trú cho khách du lịch khi đến Huế. Đồng thời, dự án còn tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và góp phần thúc đẩy tỉnh Thừa Thiên - Huế sớm đạt trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Quá trình lựa chọn nhà đầu tư, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xác định, liên danh Công ty cổ phần Khách sạn và Du lịch Thiên Thai - Công ty cổ phần Kiến trúc Tư vấn quản lý Đông Dương là nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về năng lực và được lựa chọn làm nhà đầu tư thực hiện dự án. Về liên danh nhà đầu tư này được biết, Công ty cổ phần Khách sạn và Du lịch Thiên Thai (Công ty Thiên Thai) có trụ sở tại 107 Võ Nguyên Giáp, Phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng, hiện đang do ông Nguyễn Cảnh Sơn làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật. Công ty Thiên Thai được thành lập vào năm 2008, hoạt động chính trong lĩnh vực Xây dựng nhà các loại.
3f832906b3ca0d5529c19b33567d5547
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
08:45
f87383ea6c1a2857f131118b13dad405
20240912
https://vietnamfinance.vn/loat-lanh-dao-quang-ngai-vi-pham-lien-quan-tap-doan-phuc-son-d115981.html
2a4b5115c079ebfacf5ccffe4b2934c0
Loạt lãnh đạo Quảng Ngãi vi phạm liên quan Tập đoàn Phúc Sơn
c996b3ad86e8bb62603bf05a3c3c89f8
UBKT Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020.
ea8599e1d3907e32717bc0813e773301
Tạikỳ họp thứ 47, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi xem xét, UBKT Trung ương nhận thấy Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020, Ban cán sự đảng UBND tỉnh các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức thực hiệnmột số dự án, gói thầu do Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện; nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải thi hành kỷ luật. Trách nhiệm cá nhânđối với các vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về các ông: Lê Viết Chữ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Đặng Văn Minh và Cao Khoa, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh (đã Khai trừ ra khỏi Đảng); Trần Ngọc Căng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi. Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáoBan cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016; Đảng ủy Sở Giao thông vận tải, Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2010-2015 và ông Trần Ngọc Căng. UBKT Trung ương khiển trách Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021; Đảng ủy Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu Công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2015-2020. UBKT Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020. UBKT Trung ương cũng yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ngãi lãnh đạo, chỉ đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật các tổ chức đảng, đảng viên theo kết luận của UBKT Trung ương; khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm được chỉ ra. UBKT Trung ương sẽ tiếp tục kiểm tra, xem xét, xử lý các tổ chức đảng và cá nhân có liên quan. Cũng tại kỳ họp, xem xét kết quả giám sát Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cá nhân là Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre, UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre và các đảng viên được giám sát tiếp tục phát huy ưu điểm; kiểm điểm nghiêm túc, khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; công tác cán bộ; trong quản lý, sử dụng đất đối với các dự án đầu tư ngoài ngân sách nhà nước và kê khai tài sản, thu nhập. Yêu cầu UBKT Tỉnh ủy Bến Tre kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường về trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tham mưu công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.
2098af11bfb9c8552e454633f5d775bc
11/09/2024
cd27498fb84e0f3a64d3906345f11520
17:41
967ed443a746a5dc7805ab9a385dbe55
20240912
https://vietnamfinance.vn/sau-bao-den-lu-sac-do-lan-tran-rieng-co-phieu-thuc-pham-tang-manh-d115918.html
562f061698fb8d0f63a020d5de43c0bb
Sau bão đến lũ: Sắc đỏ lan tràn, riêng cổ phiếu thực phẩm tăng mạnh
2eafbe8f6bccf943ff2ad43052779eab
(VNF) – Trong bối cảnh tình hình lũ lụt tại miền Bắc leo thang, tâm lý nhà đầu tư trở nên tiêu cực đã khiến sắc đỏ lan tràn trên sàn chứng khoán. Riêng cổ phiếu thực phẩm tăng mạnh.
3552eaf372fe4e5019589f446d20d372
Tình hình bão lũ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên 10/9. Mở đầu phiên, tâm lý nhà đầu tư có phần hứng khởi khi thị trường chứng khoán Mỹ diễn biến khả quan. Tuy nhiên, lo ngại liên quan đến tình hình lũ lụt tại miền Bắc lan dần khiến tâm lý nhà đầu tư ngày càng “đuối”, VN-Index đổ dốc trong phiền chiều và kết phiên giảm 12,5 điểm, tương đương 0,99%, xuống 1.255,23 điểm. Sắc đỏ lan tràn khắp sàn chứng khoán. Ở nhóm ngân hàng, SSB bất ngờ giảm tới 6,08%, trong khi đó, các cổ phiếu vốn hoá lớn như VCB, BID, CTG, TCB, VPB, STB đều giảm trên 1%; duy chỉ có LPB và TPB ghi nhận sắc xanh trên sàn HoSE. Cả 3 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index đều thuộc ngành ngân hàng, đó là VCB, BID và SSB. Cổ phiếu chứng khoán cũng diễn biến tiêu cực khi SSI giảm 1,52%, VND giảm 1,36%, HCM giảm 1,03%, VCI giảm 1,45%, FTS giảm 2,77%, BSI giảm 2,62%, DSE giảm 3,74%, VIX giảm 2,58%, CTS giảm 2,19%. Cổ phiếu bất động sản còn bi đát hơn khi nhiều mã giảm mạnh, như VRE giảm 4,48%, NVL giảm 3,79%, KBC giảm 2,09%, PDR giảm 3,69%, DXG giảm 4,21%, DXS giảm 2,04%, ITA giảm 2,57%... Thế nhưng tệ nhất vẫn là nhóm bảo hiểm. Sau khi giảm khá mạnh ở phiên trước, sang tới phiên 10/9, cổ phiếu bảo hiểm tiếp tục lao dốc khi BIC giảm 4,55%, MIG giảm 3,44%, PGI giảm 3,14%, PVI giảm 2,38%, PRE giảm 1,61%, BVH giảm 1,59%. Đây là điều dễ hiểu bởi các công ty bảo hiểm đang phải chi ra số tiền rất lớn để bồi thường theo quyền lợi bảo hiểm trong bối cảnh thiên tai hoành hành. Ngược lại, cổ phiếu thực phẩm lại tăng mạnh, như trường hợp của DBC tăng 2,25%, bên cạnh đó là HAG tăng 2,4%, PAN tăng 2,67%, BAF tăng 4,67%, NAF tăng 5,16%. “Anh cả” VNM cũng tăng nhẹ 0,13%. Điều này một phần là do giới đầu tư kỳ vọng sản lượng và giá thực phẩm sẽ tăng sau bão lũ. NhưVietnamFinance đã thông tin, với diễn biến tiêu cực của thị trường chứng khoán trong đợt bão lũ đang diễn ra tại miền Bắc, việc đưa tỷ trọng cổ phiếu – tiền mặt về mức an toàn hơn là điều mà các nhà đầu tư ngắn hạn nên cân nhắc, bởi áp lực có thể tiếp tục xuất hiện trong các phiên tới. Đánh giá sơ bộ, có thể thấy thiệt hại mà bão lũ gây ra tại miền Bắc là rất lớn, ảnh hưởng nhiều mặt tới doanh nghiệp và người dân. Một mặt, doanh nghiệp phải khắc phục hậu quả, gián đoạn kinh doanh nhưng mặt khác, thiệt hại từ bão khiến người dân có xu hướng “thắt chặt chi tiêu” sau bão lũ. Điều này có thể ảnh hưởng đến đà phục hồi của kinh tế miền Bắc nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung, trong khi đây là động lực chính đẩy thị trường chứng khoán đi lên trong thời gian qua.
71467bd43cf44a136f36f74abee8e2c0
10/09/2024
31d4005b26c11ac58ba8366077373ff3
15:29
ab9f1c0ef6ebd035356c2ea0ec8a3150
20240911
https://vietnamfinance.vn/dt-va-tm-ngoc-viet-nha-thau-lon-o-phu-tho-tung-sua-chua-cau-phong-chau-d115885.html
718df8c71ca28d048a7297b400b3423f
ĐT và TM Ngọc Việt: Nhà thầu lớn ở Phú Thọ, từng sửa chữa cầu Phong Châu
67facf7842b06cb7ded9a4cfe67bbf85
Không chỉ thực hiện việc sửa chữa cầu Phong Châu vào tháng 3/2023, Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại (ĐT và TM) Ngọc Việt còn tham gia sửa chữa nhiều cây cầu khác tại Phú Thọ. Đáng chú ý, doanh nghiệp này cũng là đối tác quen thuộc của tại Sở GTVT Phú Thọ.
138644e26187a3011f670f3cebf0b046
Cầu Phong Châuvượt sông Hồng, nằm ở lý trình Km18+300, quốc lộ 32C, kết nối xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao với xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông của tỉnh Phú Thọ. Cầu được thi công bằng thép và bê tông cốt thép dự ứng lực với quy mô vĩnh cửu. Cầu có chiều dài 375,36m, với tổng cộng 8 nhịp gồm các nhịp dầm bê tông cốt thép và các nhịp dàn thép. Tổng bề rộng mặt cầu là 9,5m, trong đó phần đường xe chạy là 7m, lề cho người đi bộ mỗi bên rộng 1m. Cầu Phong Châu được đưa vào khai thác năm 1995. Thời gian gần đây nhất cầu được duy tu, sửa chữa là vào các năm 2013, 2019 và 2023. Sự cố sập cầu sáng 9/9 đã kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu (nhịp 6 và nhịp 7). Tại thời điểm năm 2013, cầu Phong Châu đã được tiến hành một đợt sửa chữa lớn. Nhà thầu thi công là Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Quang Trung. Trong lần sửa chữa này, công ty đã thay thế toàn bộ nhịp cầu 21m bằng hệ dầm mới làm từ bê tông cốt thép dự ứng lực. Ngoài ra, lớp mặt cầu và lề bộ hành cũng được làm mới đồng bộ với kết cấu dầm mới. Tổng chi phí cho đợt sửa chữa này lên đến 15,89 tỷ đồng, được trích từ quỹ bảo trì đường bộ và chủ đầu tư là Sở GTVT Phú Thọ. Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Quang Trung được thành lập vào tháng 11/2009, có trụ sở tại quận Long Biên, Hà Nội. Người đại diện pháp luật là ông Vũ Ngọc Tú, giám đốc công ty. Doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng công trình đường bộ. Thời điểm thành lập, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Quang Trung có vốn điều lệ 8 tỷ đồng. Trong đó, ông Phạm Trọng Hùng góp 2,04 tỷ đồng (tương đương 25,5%), ông Vũ Ngọc Tú góp 1,2 tỷ đồng (tương đương 15%) và ông Vũ Duy Tiến góp 4,76 tỷ đồng (tương đương 59,5%). Năm 2023, cầu Phong Châu tiếp tục được sửa chữa nhỏ gồm: tẩy gỉ, thay khe co giãn, sơn lại lan can và kiểm định cầu. Theo đó, vào tháng 3/2023, Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Ngọc Việt (Công ty Thương mại Ngọc Việt) có trụ sở tại huyện Kim Bảng, Hà Nam đã trúng Gói thầu Thi công xây dựng công trình Sửa chữa cầu Phong Châu, Km18+200, QL.32C, tỉnh Phú Thọ. Nhà thầu trúng thầu sát giá hơn 4,4 tỷ đồng. Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Ngọc Việt được thành lập tháng 4/2005, có trụ sở ban đầu tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội do ông Lê Anh Tuấn ở huyện Tam Nông, Phú Thọ làm giám đốc kiêm Người đại diện pháp luật. Ngành nghề chính là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. Doanh nghiệp có vốn điều lệ 9 tỷ đồng, do 3 cá nhân góp vốn, bao gồm: ông Lê Anh Tuấn góp 900 triệu đồng (tương đương 10%), bà Nguyễn Thị Hồng Thủy góp 7,65 tỷ đồng (tương đương 85%) và bà Nguyễn Thị Thuần góp 450 triệu đồng (tương đương 5%). Tháng 4/2018, hai nữ cổ đông thoái vốn còn ông Tuấn tăng tỷ trọng góp vốn lên 85%. Bên cạnh đó, cổ đông có sự xuất hiện của ông Nguyễn Bá Trung góp 1,35 tỷ đồng (tương đương 15%). Đến tháng 11/2018, ông Nguyễn Bá Trung thoái vốn, thay vào đó cổ đông lớn góp 15% vốn điều lệ đổi sang ông Nguyễn Quốc Chí. Theo dữ liệu của VietnamFinance, Công ty Thương mại Ngọc Việt từng tham gia đấu và trúng tới 82 gói thầu, với tổng giá trị trúng thầu lên tới hơn 929,59 tỷ đồng. Không chỉ thực hiện việc sửa chữa cầu Phong Châu vào tháng 3/2023, Công ty Ngọc Việt còn tham gia sửa chữa nhiều cây cầu khác tại Phú Thọ. Đơn cử, vào tháng 5/2024, Liên danh Công ty Thương mại Ngọc Việt - CTCP Cầu đường 10 trúng Gói thầu Xây lắp công trình sửa chữa cầu Trung Hà Km64+639 Quốc lộ 32, tỉnh Phú Thọ do Sở GTVT tỉnh Phú Thọ làm chủ đầu tư, với giá trúng thầu hơn 22,60 tỷ đồng, giá gói thầu hơn 22,71 tỷ đồng. Tiếp đó, vào tháng 3/2024, trong vai trò độc lập, Công ty Thương mại Ngọc Việt cũng được Sở GTVT tỉnh Phú Thọ lựa chọn là nhà thầu thực hiện Gói thầu Xây lắp công trình:Sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng, khe co giãn cầu Hạ Hòa (Km21+023), QL.70B và bổ sung điện chiếu sáng nhánh nối xuống QL.2D với giá trúng thầu hơn 1,582 tỷ đồng, giá dự toán gói thầu hơn 1,584 tỷ đồng. Trước đó không lâu, Gói thầu Xây lắp sửa chữa hư hỏng cầu Mỹ Thuận 2 (Km111+921,2); cầu Mịn (Km114+161), QL.32 do Sở GTVT tỉnh Phú Thọ làm chủ đầu tư cũng rơi vào tay Công ty Thương mại Ngọc Việt. Nhà thầu này trúng thầu với vai trò độc lập, giá trúng thầu hơn 1,012 tỷ đồng, giá dự toán gói thầu hơn 1,014 tỷ đồng. Công ty Thương mại Ngọc Việt được xem là “khách quen” của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ khi từng trúng nhiều gói thầu khác do đơn vị này làm chủ đầu tư. Đơn cử, tháng 9/2023, Liên danh Công ty Thương mại Ngọc Việt – Công ty TNHH Nguyên Bình trúng thầu Gói thầu Xây lắp công trình sửa chữa hư hỏng nền, mặt đường và công trình đoạn Km8+00 - km11+900 QL.2D, tỉnh Phú Thọ, với giá trúng thầu hơn 12,36 tỷ đồng, giá gói thầu hơn 12,37 tỷ đồng. Trong vai trò độc lập, Công ty Thương mại Ngọc Việt cũng từng trúng Gói thầu số 01 Thi công xây dựng công trình: Sửa chữa đột xuất hư hỏng khe co giãn cầu Đồng Quang và một số cầu trên các tuyến đường tỉnh 313, 314B, 314C, 323E, 323H do Sở GTVT tỉnh Phú Thọ làm chủ đầu tư. Giá trúng thầu hơn 2,91 tỷ đồng, giá dự toán gói thầu hơn 2,92 tỷ đồng.
7e10c3d7da8fb52ed403cbd7fc9e7456
10/09/2024
31d4005b26c11ac58ba8366077373ff3
14:00
13a07b3afcced5092a06fc3c60ef534b
20240911
https://vietnamfinance.vn/vib-uu-dai-khong-gioi-han-tri-an-khach-hang-mung-28-nam-thanh-lap-d115882.html
cdb558ed275f242b6d3fe8105ea671eb
VIB ưu đãi không giới hạn tri ân khách hàng mừng 28 năm thành lập
ecd4a71b54e3fe7d11e83ca27598a2ca
ngan-hang
Nhân kỷ niệm 28 năm thành lập (18/09/1996 – 18/09/2024), Ngân hàng Quốc Tế (VIB) triển khai chương trình “Vui sinh nhật, quà bất tận” tri ân khách hàng với ưu đãi: tặng iPhone 15 Pro Max và vé GA xem Anh Trai “Say Hi” Concert 2024 cho người dùng MyVIB; hoàn 2,8 triệu đồng cho chủ thẻ tín dụng mới; tặng lãi suất 0,28%/năm khi khách hàng gửi tiết kiệm.
6afc4382da27f80eef1f1c9aea85ccdf
Trong thời gian từ nay đến hết ngày 9/10, tất cả giao dịch hợp lệ trên ứng dụng Ngân hàng số MyVIB đều được tích điểm để đổi các quà tặng hấp dẫn. 10 khách hàng có điểm tích lũy cao nhất sẽ được tặng 2 iPhone 15 Pro Max và 8 tai nghe Apple AirPods Pro. Đặc biệt, 40 cặp vé GA xem Anh Trai “Say Hi” Concert 2024, 8 áo khoác và 280 nón độc quyền Anh Trai “Say Hi” sẽ được tặng cho 328 khách hàng có điểm tích lũy cao nhất mỗi tuần trong 2 tuần từ nay đến ngày 16/9. Đây là cách riêng VIB dành tặng cho người dùng MyVIB để có vé miễn phí tham gia sự kiện Anh Trai “Say Hi” Concert 2024 đang được mong chờ nhất hiện nay. Bên cạnh đó, 2.800 khách hàng đạt mốc 28 điểm sớm nhất mỗi tuần sẽ nhận e-voucher giảm giá PNJ, Canifa và Hoayeuthuong. Từ nay đến ngày 9/10/2024, 2.000 khách hàng đầu tiên đăng ký mở thẻ tín dụng và có chi tiêu tối thiểu từ 600.000 đồng sẽ nhận hoàn tiền 280.000 đồng. Đặc biệt, 200 khách hàng đăng ký mở thẻ trong ngày 18/09 và có chi tiêu từ 6 triệu đồng sẽ nhận hoàn tiền 2,8 triệu đồng. Bên cạnh đó, với các khách hàng mới có thẻ tín dụng chính phát hành trong thời gian diễn ra chương trình “Vui sinh nhật, quà bất tận”, VIB ưu đãi lãi suất thẻ chỉ 9,9%/năm trong 90 ngày đầu tiên kể từ ngày phát hành thẻ. Các ưu đãi này được áp dụng đồng thời với ưu đãi hoàn phí thường niên năm đầu và thỏa điều kiện chi tiêu đang được VIB áp dụng cho các khách hàng mới có thẻ phát hành từ nay đến ngày 9/10/2024. Khách hàng gửi tiền VNĐ có kỳ hạn từ 1 - 36 tháng tại quầy giao dịch hoặc qua các kênh trực tuyến của VIB từ nay đến ngày 9/10/2024 sẽ được cộng 0,28%/năm lãi suất tiết kiệm. Ưu đãi này áp dụng đồng thời với chính sách cộng thêm lãi suất cho khách hàng mới trong tháng, khách hàng sử dụng gói tài khoản Diamond/ Sapphire/ iBusiness/ Reserved /sBusiness tại VIB, và tổng lãi suất không vượt quá lãi suất tiết kiệm trần do Ngân hàng Nhà nước quy định. Thành lập ngày 18/9/1996, VIB hiện có gần 12.000 cán bộ nhân viên, phục vụ hơn 5,5 triệu khách hàng tại 189 chi nhánh, phòng giao dịch và trung tâm kinh doanh ở 29 tỉnh/thành trọng điểm trên cả nước. Sau 28 năm hình thành và phát triển, VIB cho biết đã đạt được những bước phát triển vượt bậc và hiện là ngân hàng bán lẻ có tốc độ tăng trưởng thuộc top đầu của ngành ngân hàng. Các sản phẩm chủ lực của VIB là cho vay mua nhà phố, căn hộ chung cư, cho vay mua ô tô, thẻ tín dụng, tài khoản thanh toán và ứng dụng ngân hàng số MyVIB luôn có tốc độ tăng trưởng hàng đầu. Để đón đầu làn sóng chuyển đổi số, VIB cho hay luôn có sự đầu tư nghiêm túc, bài bản. Trong đó, MyVIB là một điển hình về việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào ngân hàng số tại Việt Nam, với nhiều công nghệ nổi bậtnhư Cloud-native, thực tế tăng cường (AR), độ an toàn bảo mật cao. Giải thưởng ứng dụng ngân hàng di động thân thiện nhất Việt Nam 2024 là minh chứng rõ nét cho sự đổi mới và cam kết của VIB trong việc mang đến một ứng dụng ngân hàng di động tối ưu và thân thiện với người dùng. Với tầm nhìn “Trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam”, VIB đã xây dựng và phát triển MyVIB không chỉ là công cụ quản lý tài chính mà còn là sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và trải nghiệm người dùng, giúp người dùng dễ dàng và bảo mật trong mọi giao dịch tài chính của mình. Đồng thời, với những đóng góp tích cực vào sự phát triển của công nghệ thanh toán không tiền mặt, đặc biệt là thẻ tín dụng, VIB liên tục chinh phục các giải thưởng quốc tế, mới nhất là giải “Ngân hàng đầu tiên ứng dụng công nghệ Tương tác thực tế ảo (AR) vào thẻ tín dụng tại Việt Nam” từ Visa và giải thưởng “Đột phá về số hóa thẻ tín dụng” từ Mastercard. Năm 2023, VIB là ngân hàng "Dẫn đầu về tổng chi tiêu qua Thẻ ghi nợ", "Dẫn đầu về tổng chi tiêu qua Thẻ tín dụng" và "Dẫn đầu về chi tiêu qua thẻ tại nước ngoài" theo ghi nhận của Mastercard. Chương trìnhdiễn ra từ nay đến hết ngày 9/10/2024.Bạn đọc xem điều kiện chương trình “Vui sinh nhật, quà bất tận” tạihttps://www.vib.com.vn/
628e70bda74a96f1911e3125d2223401
10/09/2024
31d4005b26c11ac58ba8366077373ff3
08:33
2ea9731ddc47d901d7299560960fee74
20240911
https://vietnamfinance.vn/diem-danh-3-ty-phu-vua-bi-bat-khoi-cau-lac-bo-100-ty-usd-d115897.html
c95ad67fd90fe9bfc5aab0549e944573
Điểm danh 3 tỷ phú vừa bị bật khỏi ‘câu lạc bộ’ 100 tỷ USD
a01ed2aaeb1c3fad19860728f867e504
“Câu lạc bộ” những tỷ phú sở hữu giá trị tài sản trên 100 tỷ USD vừa mất đi 3 thành viên, trong đó có CEO nhà Nvidia – Jensen Huang, do sự sụt giảm đột ngột của thị trường chứng khoán.
cd89c7106a981b87afb83c7c6392289a
Tuy vẫn là một trong những người giàu nhất thế giới, song nhà sáng lập Dell – tỷ phú Michael Dell, người giàu thứ 2 Ấn Độ Gautam Adani và“ông trùm” công nghệ Jensen Huangđã chứng khiến tài sản ròng tụt xuống dưới mốc 100 tỷ USD. Theo Bloomberg Billionaires Index, sau khi 3 thành viên rời khỏi nhóm sở hữu khối tài sản 12 chữ số, danh sách này đã thu hẹp lại chỉ còn 12 người. Sự thay đổi trong nhóm siêu giàu bắt đầu diễn ra vào tháng 9. Tuần trước, S&P 500 ghi nhận giảm 4,2% trong tuần. Nguyên do được đánh giá là đến từ các yếu tố chính trị, đặc biệt là sự không chắc chắn về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới đang đe dọa đẩy cổ phiếu xuống mức thấp hơn nữa trong thời gian tới đây. Trong bối cảnh ngành công nghệ có dấu hiệu suy yếu, giá trị tài sản ròng của tỷ phú Dell đã giảm khoảng 10 tỷ USD xuống còn 96,3 tỷ USD vào cuối tuần trước. Vào ngày 9/9, cổ phiếu của Dell có dấu hiệu tích cực hơn khi tăng khoảng 3% sau thông tin rằng công ty này sẽ gia nhập S&P 500. Tỷ phú Adani cũng liên tục "chấp chới bên bờ vực" của câu lạc bộ 100 tỷ USD khi giá trị tài sản bấp bênh không ổn định. Sau khi chỉ số Nifty 50 của Ấn Độ ghi nhận giảm liên tục trong 3 ngày, ông Adani đã chính thức rời danh sách khi tài sản chỉ còn 99,6 tỷ USD vào ngày 8/9 vừa qua. Trong nhóm 3, CEO Nvidia có lẽ là người bị tác động mạnh mẽ nhất. Cổ phiếu Tập đoàn Nvidia chứng khiến mức giảm 14% vào tuần trước, mức giảm trong một ngày lớn nhất lịch sử đối với một công ty Mỹ. Với 3,5% quyền sở hữu công ty, giá trị tài sản ròng củatỷ phú Huangcũng giảm mạnh từ 105 tỷ USD xuống còn 90,5 tỷ USD. Đến ngày 10/9, khối tài sản của CEO Nvidia ghi nhận tăng khoảng 3 tỷ USD lên 93,6 tỷ USD, không đáng kể so với mức giảm trước đó. Tháng 5/2024, “câu lạc bộ” 100 tỷ USD chính thức có 15 thành viên, con số cao nhất trong lịch sử, nhờ vào sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán. Thời điểm bấy giờ, các tỷ phú công nghệ như CEO Tesla Elon Musk, nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos, hay CEO Meta Mark Zuckerberg và CEO Nvidia Jensen Huang… từng là những thành viên nổi trội nhất. Trong đó, giá trị tài sản ròng của tỷ phú 40 tuổi Mark Zuckerberg đã tăng vọt 50 tỷ USD tính đến giữa năm 2024. Tài sản cá nhân củatỷ phú Huangcũng ghi nhận tăng vọt 46 tỷ USD khi cổ phiếu của Nvidia đạt đỉnh nhờ sự bùng nổ của AI. Hiện tại, tổng tài sản của 12 thành viên thuộc “câu lạc bộ” 100 tỷ USD đạt 1.900 tỷ USD, cao hơn một chút so với vốn hóa thị trường của Google.
d83ce4885e9ad9ffa2e0846d1439f28d
10/09/2024
31d4005b26c11ac58ba8366077373ff3
13:51
9fc224e8eb14fa1f9eb057d7b15e671b
20240911
https://vietnamfinance.vn/ocb-trien-khai-goi-vay-uu-dai-lai-suat-chi-tu-52-nam-d115868.html
bb0ef35b16a1f18d5bfc0d8a8a91e0ca
OCB triển khai gói vay ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,2%/năm
f6332260c7d6bc9f55b23d8bce55452e
ngan-hang
Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn vốn với lãi suất chỉ từ 5,2%/năm cùng nhiều ưu đãi khác, từ đó mở rộng quy mô hoạt động, tăng tốc phát triển phục vụ nhu cầu tiêu dùng giai đoạn những tháng cuối năm.
2611971244f0763d8443ea40f5e9261a
Với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đồng thời hỗ trợ khách hàng phát triển, kinh doanh, chuẩn bị giai đoạn cuối năm 2024. Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã triển khaigói vay với ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,2%/năm, thời gian vay 24 tháng, hạn mức vay lên đến 10 tỷ đồng. Đây là cơ hội giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh giảm bớt gánh nặng lãi suất và tận dụng nguồn vốn hiệu quả cho các dự án đầu tư, mở rộng sản xuất hoặc cải tiến công nghệ. Đặc biệt, quy trình vay vốn tại OCB cam kết nhanh gọn, thủ tục đơn giản và đội ngũ nhân viên sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn giải pháp phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp. Bên cạnh gói ưu đãi sản xuất kinh doanh, OCB cho biết còn đồng hành với khách hàng qua nhiều gói vay ưu đãi khác như: vay mua nhà an cư, ngôi nhà mơ ước - dream home hiện thực hóa giấc mơ, căn hộ xanh mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho cuộc sống xanh; vay mua ô tô giúp khách hàng sở hữu chiếc xe tiện nghi; vay tiêu dùng hỗ trợ chi tiêu trong cuộc sống… Theo nhận định của các chuyên gia, bức tranh kinh tế nửa cuối năm 2024 có nhiều điểm sáng tích cực, sôi động hơn. Các chỉ số kinh tế như tăng trưởng GDP, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư công đều có xu hướng phục hồi mạnh mẽ. Với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về nguồn vốn và hạ tầng, việc đầu tư vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường trong thời điểm này có thể mang lại lợi nhuận đáng kể, xây dựng nền tảng vững chắc cho năm tới.
3b297cd4bdad8bd841e77f01311999c6
10/09/2024
31d4005b26c11ac58ba8366077373ff3
08:30
c8d4a2c6dfa45c75bee65a8fab367f9a
20240911
https://vietnamfinance.vn/gia-usd-trong-nuoc-dao-chieu-tang-nhanh-d115898.html
2b5564530403ab2d4eb62028a39d2c17
Giá USD trong nước đảo chiều tăng nhanh
7869f9fd90af93d4b04ca63608fc7673
Giá USD trong nước tăng mạnh trở lại sau nhiều ngày giảm sâu. Giá USD tại kênh ngân hàng tăng nhanh. Giá USD tự do cũng tăng tới 110 đồng.
6a2f4ba366ff4d368b861e1d3063d8b8
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hôm nay ở mức 24.194 đồng một USD, tăng 17 đồng so với phiên trước. Hôm qua, tỷ giá trung tâm giảm 25 đồng. Áp dụng biên độ 5%, các ngân hàng thương mại hôm nay được phép giao dịch với tỷ giá sàn là 22.984 đồng/USD, còn tỷ giá trần là 25.404 đồng/USD. Tỷ giá mua - bán USD tham khảo được Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.400-25.353 đồng/USD (tỷ giá bán USD giảm 9 đồng so với hôm qua). Tại các ngân hàng thương mại, giá USD tăng nhanh, có ngân hàng đắt thêm 120 đồng ở chiều bán. Sáng nay, Vietcombank niêm yết giá USD ở mức 24.480-24.850 đồng/USD (mua - bán), tăng 70 đồng so với sáng qua. Tương tự, giá USD tại các ngân hàng khác cũng tăng mạnh. Sacombank nâng giá USD lên mức 24.510-24.900 đồng/USD (mua - bán), tăng 70 đồng ở chiều mua và 120 đồng ở chiều bán. Techcombank cũng giá mua vào USD lên mức 24.478 đồng/USD, bán ra ở mức 24.871 đồng/USD, tăng 42 đồng chiều mua và tăng 37 đồng ở chiều bán. Trong khi đó, BIDV tăng giá USD thêm 80 đồng, niêm yết ở mức giá 24.510-24.850 đồng/USD (mua - bán). Còn VietinBank nâng giá mua - bán USD lên mức 24.502-24.842 đồng/USD, tăng 37 đồng. Cùng xu hướng, giá USD trên thị trường tự do cũng quay đầu tăng mạnh sau khi giảm sâu vào phiên trước đó. Hôm nay, đồng USD được các điểm thu đổi ngoại tệ giao dịch ở vùng giá 25.170-25.270 đồng/USD (mua - bán), tăng 90 đồng ở chiều mua vào và 110 đồng ở chiều bán ra. Phiên trước đó, giá USD trên thị trường "chợ đen" giảm tới 135 đồng. Giá USD trong nước tăng nhanh theo chiều hướng của giá USD thế giới. Chỉ số US Dollar Index (thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác) đã tăng lên mức 101 điểm. Chỉ số bạc xanh tăng nhẹ sau khi đã giảm 0,5% vào tuần trước do kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất thay đổi. Đồng USD phục hồi sau một tháng khó khăn. Vào tháng 9, đồng đô la Mỹ đã mất 2,1%. Thị trường đang tập trung vào báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 của Mỹ sẽ được công bố vào ngày 11/9. CPI tháng 8 dự kiến ​​sẽ tăng 0,2%, không thay đổi so với tháng trước đó.
3669652e6d5fd35eff5235997171b91f
10/09/2024
31d4005b26c11ac58ba8366077373ff3
13:13
7ea3685eb847288e21291b4e3db6aef0
20240911